TaraClinic

Nhận biết tình trạng tụt sụn mũi sau nâng và giải pháp 

Không ai mong muốn nhưng khi đối diện với tình trạng tụt sụn mũi sau nâng, bạn phải can thiệp kịp thời sẽ giảm thiểu những nguy hại đến dáng mũi và sức khoẻ của chính mình.

Tụt sụn là tình trạng sụn nâng mũi không nằm ở đúng vị trí như bác sĩ đã đặt vào khoang mũi mà bị tụt thấp xuống phần đầu mũi. Thông thường, tình trạng tụt sụn mũi sau nâng thường bước vào giai đoạn sau của tình trạng mũi bị bóng đỏ. Nó cũng là tiền đề báo hiệu nguy cơ lòi sụn nâng mũi trong thời gian trở về sau. Nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến việc thủng đầu mũi, gây nguy hiểm cho chính sức khoẻ và ảnh hưởng nặng nền đến tính thẩm mỹ của dáng mũi.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng tụt sụn mũi sau nâng

Dưới đây là một số dấu hiệu bạn có thể quan sát để xem bản thân có bị tụt sụn mũi sau nâng không.

  • Đầu mũi dài và nhọn hơn bình thường sau một thời gian nâng mũi. 
  • Da đầu mũi có hiện tượng căng tức, bóng đỏ và xuất hiện cảm giác cộm khó chịu ở khu vực đầu mũi. 
  • Có thể nhìn thấy miếng sụn màu trắng qua da đầu mũi, cảm nhận bằng tay được sự nhô ra của sụn. 
  • Đầu mũi có thể bị lệch, sóng mũi giảm độ cao so với thời gian nâng mũi ban đầu. 

Nhận biết tình trạng tụt sụn mũi sau nâng và giải pháp 

Mũi bị tụt sụn sau nâng.

Trên thực tế, tình trạng tụt sụn mũi sau nâng là tổ hợp của nhiều yếu tố, bao gồm sự không đồng đều trong quá trình làm đối xứng cho cả hai bên của mũi, việc chọn lựa vật liệu không phù hợp cho phẫu thuật, hoặc kỹ thuật thực hiện không chính xác. Nếu sụn mũi không được đặt đúng và giữ vững ở vị trí sau phẫu thuật, tụt sụn có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của quá trình nâng mũi.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tụt sụn mũi sau nâng

Tuỳ vào phương pháp nâng mũi, bác sĩ sẽ sử dụng sụn nhân tạo, sụn tự thân hay kết hợp đồng thời hai chất liệu này để thiết kế dáng mũi mới cho phù hợp. Quá trình này nếu không được bác sĩ thực hiện cẩn trọng, tính toán về tính thẩm mỹ của dáng mũi bền đẹp, lâu dài sẽ trở thành tác nhân gây ra tình trạng tụt sụn mũi sau nâng. Cụ thể: 

  • Sụn nhân tạo quá cứng: Sụn nhân tạo được sử dụng có thể được thiết kế quá cứng, gây áp lực không cân đối và tạo nên tình trạng tụt sụn mũi. 
  • Đặt sụn quá cao so với da mũi: Khi sụn nhân tạo được đặt quá cao so với da mũi, điều này có thể tạo ra áp lực không đều và gây ra hiện tượng tụt sụn.
  • Da mũi quá mỏng: Nếu da mũi không đủ dày để hỗ trợ sụn nhân tạo, có thể xảy ra tình trạng tụt sụn mũi.
  • Sụn nhân tạo bị bào mòn theo thời gian: Sụn nhân tạo có thể trải qua quá trình bào mòn và giảm chất lượng theo thời gian, dẫn đến tình trạng tụt sụn mũi. Đây là nguyên nhân khách quan mà các khách hàng thường sẽ phải đối mặt sau khi nâng mũi từ 10-20 năm.

Phương pháp khắc phục tình tạng tụt sụn mũi sau nâng

Khi phát hiện những dấu hiệu có nguy cơ dẫn đến hiện tượng tụt sụn mũi sau nâng, bạn nên đến ngay cơ sở y tế thực hiện phẫu thuật nâng mũi để được bác sĩ kiểm tra và khắc phục kịp thời. 

Xử lý biến chứng tụt sụn mũi là một quá trình phức tạp. Khách hàng không chỉ đối mặt với tình trạng này không chỉ gặp phải vấn đề về biến dạng ngoại hình của mũi mà còn phải đối diện với tình trạng viêm nhiễm, bào mỏng, và bóng đỏ của da mũi. 

  • Khắc phục tình trạng viêm nhiễm (nếu có): Bác sĩ phải tham gia vào quá trình điều trị liên đến viêm nhiễm, khôi phục da tổn thương và tái tạo lại hình dạng mũi mới. Việc điều trị sẽ can thiệp bằng kháng sinh để xử lý hoàn toàn tình trạng viêm nhiễm. 
  • Tiến hành tháo sụn cũ: Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang mũi, sau đó loại bỏ sụn cũ, bóc tách toàn bộ mô xơ bao quanh miếng độn và khâu lại vết rạch. Tuỳ vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng trung bì mỡ để làm dày da mũi, định hình sóng mũi cao hơn trong thời gian chờ đặt sụn mới.Quá trình đặt sụn mới chỉ được bắt đầu cho đến khi mô mũi ổn định, thương sẽ mất từ 3-6 tháng.

Nhận biết tình trạng tụt sụn mũi sau nâng và giải pháp 

Trung bì mỡ là chất liệu tự thân thường được sử dụng để định hình sóng mũi trong thời gian tháo sụn cũ.

Trong thời gian này, các buổi tái khám với bác sĩ để kiểm tra tình trạng mũi là cực kỳ quan trọng. Điều này giúp theo dõi có sự co rút mô da hay không, vì sau khi rút sụn mũi mà không nâng mũi lại, da mũi và cơ nông dưới da vùng mũi dễ bị co lại, làm khó khăn cho việc tạo ra một khoang chứa đầy đủ trong quy trình tái tạo mũi – TS.BS Trang, giám đốc chuyên môn TARA cho biết thêm.

Khi mũi đã ổn định hoàn toàn, bác sĩ sẽ tiến hành nâng mũi lại. Trong quy trình này, sụn nhân tạo trước đó sẽ được thay thế bằng sụn tự thân, thường là sụn sườn. Sử dụng sụn tự thân giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình tái tạo mũi.

Trên đây là những giải đáp chung của TARA về tình trạng tụt sụn mũi sau nâng – một trong những biến chứng khá phổ biến mà nhiều khách hàng gặp phải và tìm đến TARA để nhờ can thiệp, khắc phục. 

Hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin có giá trị đến bạn. 

Mọi thắc mắc về phẫu thuật nâng mũi, và cần đặt lịch tư vấn, thăm khám với bác sĩ. Bạn vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo thông tin dưới đây:

TARA Beauty Clinic – Chuyên sâu NÂNG MŨI & TẠO HÌNH KHUÔN MẶT 

Phòng khám Chuyên khoa Thẩm mỹ Chất lượng cao do Sở Y Tế TP Hồ Chí Minh Thẩm định: Top 5 Năm 2018 & Top 3 Năm 2023

  • Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam
  •  Số điện thoại: +84.768.632.632 
  •  Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
  •  Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM

 

Bài viết liên quan
Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *