Một trong những vấn đề mà nhiều khách hàng thắc mắc, đó chính là vấn đề mũi bị xơ cứng sau phẫu thuật, cùng với đó là phương cách điều trị. Trong bài viết này, bác sĩ Trang sẽ giải đáp chi tiết đến bạn. Cùng xem nhé.
- Xem thêm: Nâng mũi có thay đổi khuôn mặt không?
- Xem thêm: Có nên nâng mũi Sline Hàn Quốc không?
Nội Dung Bài Viết
Mũi bị xơ cứng là gì? Có nguy hiểm không?
Mũi bị xơ cứng sau nâng hay còn có tên gọi khác là mũi bị bao xơ. Tình trạng này xảy ra do sự hình thành co thắt của bao xơ quanh chất liệu sụn được cấy ghép vào mũi.
Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân bên ngoài. Tuy nhiên, để hiểu rõ về loại phản ứng phụ này, cũng như xác định liệu mũi bị xơ cứng có nguy hiểm không, bạn có thể căn cứ vào các cấp độ sau.
- Cấp độ 1: Nhìn vào hình dạng bên ngoài, bạn thấy dáng mũi hoàn toàn bình thường. Nhưng khi chạm vào, sẽ cảm thấy có độ cứng nhẹ nơi có chất liệu sụn được độn vào thay vì sự mềm mại cần có.
- Cấp độ 2: Mũi bị biến dạng nhẹ, hơi cứng và có cảm giác đau.
- Cấp độ 3: Mũi rất cứng và gây ra các cơn đau nhức. Dáng mũi có thể bị lệch vẹo, biến dạng rõ rệt.
Nguyên nhân khiến mũi bị xơ cứng
Như đã đề cập ở trên, tình trạng mũi bị xơ cứng là phản ứng tự nhiên của cơ thể dựa trên hoạt động hệ miễn dịch của cơ thể khi có các vật thể khác đi vào cơ thể.
Dù kẻ xâm nhập là do chủ quan hay khách quan thì hệ miễn dịch trong cơ thể của chúng ta sẽ sản sinh bạch cầu để tiêu diệt vi khuẩn đó. Nhưng trong trường hợp, bạch cầu không có khả năng tiêu diệt được toàn bộ lượng vi khuẩn thì hệ miễn dịch của chúng ta sẽ tạo ra một lớp bao xơ để bọc chúng lại, nhằm cách ly vi khuẩn với cơ thể.
Do vậy, chất liệu sụn nhân tạo cũng là một trong những yếu tố ngoại lai, nhưng bạn có thể yên tâm rằng các chất liệu độn nhân tạo ngày nay đều được sản xuất mang đến sự tương thích gần như tuyệt đối với cơ thể. Điều này sẽ giảm thiểu tình trạng bao xơ sau phẫu thuật.
Và đối với việc mũi bị xơ cứng sau phẫu thuật, nó có thể đến từ một trong các nguyên nhân sau:
Sụn kém chất lượng
Đối với trường hợp nâng mũi sử dụng sụn nhân tạo, nếu chất liệu sụn không rõ nguồn gốc hay không được bảo quản đúng cách sẽ khiến mũi bị bao xơ quanh chất liệu độn.
Trong một vài trường hợp, cơ thể của khách hàng bị dị ứng chất liệu độn sẽ dẫn đến tình trạng bao xơ co thắt quanh mũi khiến đầu mũi xơ cứng hoặc sưng đỏ.
Hình ảnh mũi bị bao xơ.
Điều kiện phẫu thuật không đạt chuẩn
Một trong những quy định nghiêm ngặt về điều kiện phẫu thuật chính là cần đảm bảo yếu tố vô trùng. Nếu dụng cụ sử dụng không được sát khuẩn, phòng phẫu thuật không vô trùng, vô khuẩn đều là tác nhân khiến vi trùng xâm nhập vào các mô đang bị tổn thương, thậm chí dẫn tới tình trạng sưng đau, mưng mủ và chảy dịch.
Tay nghề của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ
Nếu bác sĩ nâng mũi can thiệp quá sâu vào cấu trúc mũi, các thao tác nâng mũi gây ra nhiều tổn thương mô hơn mức cần thiết cũng sẽ dẫn đến tình trạng bao xơ.
Do chỉnh sửa mũi nhiều lần
Việc can thiệp dao kéo, bóc tách và cắt xẻ mũi nhiều lần sẽ dẫn tới tình trạng các mô mũi bị xô lệch nghiêm trọng và cấu trúc mũi bị xơ cứng. Từ đó các vết thương mới cũng cần thời gian hồi phục lâu hơn, tình trạng chảy máu cũng kéo dài hơn. Khách hàng càng sửa đi sửa lại mũi nhiều lần càng tăng cao nguy cơ biến dạng và xơ cứng mũi.
Vệ sinh mũi sau phẫu thuật không đúng cách
Trong thời gian mũi lành thương, bạn cần phải tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ về việc vệ sinh vết thương tại nhà để tránh tình trạng nhiễm trùng dẫn tới bao xơ.
Mũi bị xơ cứng sau phẫu thuật phải làm gì?
Thông thường, sau 2 tuần đầu tiên, phần sụn nhân tạo đặt vào mũi đã có thể tạo ra những liên kết tạm ổn định với vùng khoang mũi. Nhưng nếu bạn vẫn cảm thấy cứng, sưng đau kéo dài thì đây là dấu hiệu cho biết bạn cần phải đến gặp bác sĩ để xử lý tình trạng bao xơ và khắc phục.
Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành tháo gỡ sụn, loại bỏ bao xơ, dáng mũi sẽ trở lại trạng thái trước khi nâng.
Lời kết
Có thể thấy, nguy cơ dẫn tới tình trạng mũi bị xơ cứng là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Bạn hoàn toàn toàn có thể tránh được tình trạng này bằng việc chọn lựa cơ sở thẩm mỹ uy tín, được cấp phép và bác sĩ phẫu thuật có chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Và đừng chủ quan với bất kỳ dấu hiệu sưng, đau khó chịu xảy đến sau phẫu thuật.
Dáng mũi mới hoàn hảo của khách hàng được phẫu thuật nâng mũi bác sĩ Trang.
Trên đây là những chia sẻ của TARA Clinic và tình trạng mũi bị xơ cứng sau phẫu thuật để bạn tham khảo. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hoặc cần tham khảo về các phương pháp nâng mũi bác sĩ Trang thực hiện, bạn vui lòng liên hệ đến TARA Clinic theo thông tin dưới đây:
TARA Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM

Tiến sĩ Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang
Chứng chỉ hành nghề Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ số 0011441/BYTCCHN –
Do Bộ Y Tế cấp ngày 16/12/2013
Hơn 19 năm kinh nghiệm Y khoa, hơn 19 năm kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ và là giảng viên Bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ, Đại học Y dược TP.HCM
Kinh nghiệm hơn 15.000 ca phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt: thẩm mỹ mũi, cắt mắt, độn cằm và phẫu thuật trẻ hoá như căng da, cắt da thừa, tiêm trẻ hoá.
Từng tham gia công tác tại khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ BV Đại học Y Dược TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Hàm mặt BV Răng hàm mặt TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ BV Chợ Rẫy.
Giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic – PK Thẩm mỹ đạt Top 3 Kiểm định chất lượng Sở Y Tế TPHCM 2023