Được sử dụng như là một lớp đệm giúp mũi tránh được tình trạng bóng đỏ. Vậy mỡ trung bì là gì, tại sao lại dùng để nâng mũi? Nội dung trong bài, TARA sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết về loại vật liệu tự thân này. Cùng tìm hiểu nhé.
- Xem thêm: Review nâng mũi trung bì mỡ cho mũi bị nhiễm trùng
- Xem thêm: Ưu và nhược điểm của nâng mũi trung bì mỡ
Ngày nay, trong phẫu thuật nâng mũi, việc sử dụng mô tự thân như trung bì mỡ để làm vật liệu cấy ghép thay thế ngày càng được chú ý nhờ các ưu điểm giảm biến chứng như nhiễm trùng, biến dạng, di lệch… khi đặt sụn. Vậy phần mỡ trung bì là gì, có điểm khác biệt nào so với các phần mỡ khác, từ đó giúp bạn lý giải nguyên lý ứng dụng trung bì mỡ trong nâng mũi hiện nay. Cùng tìm hiểu nhé.
Nội Dung Bài Viết
Mỡ trung bì là gì?
Da cấu tạo gồm 3 thành phần:
- Thượng bì (biểu bì): có cấu trúc tế bào không mạch máu, gồm 5 lớp: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp sáng, lớp sừng.
- Trung bì: nằm giữa thượng bì và mô mỡ dưới da, chứa collagen, elastin, mạch máu, thần kinh, nang lông, tuyến bã…
- Hạ bì: là mô mỡ dưới da.
Mỡ trung bì (Dermal Fat Graft) chính là phần trung bì và lớp mỡ dưới da còn lại sau khi đã loại bỏ đi lớp biểu bì, được sử dụng như một mảnh ghép trong phẫu thuật tạo hình.
Mỡ trung bì thường được lấy ở những vị trí có mô mỡ dưới da dầy như: mông, bẹn, bụng dưới. Sau khi xác định vị trí, bác sĩ sẽ tiến hành tách và loại bỏ hoàn toàn lớp biểu bì bên trên ra khỏi lớp trung bì, sau đó đi sâu xuống lớp mỡ, thu hoạch mỡ trung bì. Lớp biểu bì lấy đi càng mỏng, lớp trung bì thu được càng dày. Lưu ý không để sót phần biểu bì vì có thể gây hình thành nang biểu mô, do đó phải thực hiện tỉ mỉ.
Tại sao lại dùng mỡ trung bì để nâng mũi?
Trong tạo hình thẩm mỹ cho mũi, nếu chỉ sử dụng đơn thuần mỡ tự thân thì sẽ rất kém ổn định vì mỡ tự thân luôn có nguy cơ bị cơ thể hấp thu và làm mất đi dáng mũi ban đầu. Còn khi chỉ sử dụng lớp trung bì với độ ổn định tốt hơn thì lại thiếu thể tích để tạo hình mũi đúng tỷ lệ. Hệ mao mạch có ở lớp trung bì sẽ đóng vai trò nuôi dưỡng tế bào mỡ dưới da ở lớp hạ bì, từ đó việc nâng mũi bằng trung bì mỡ sẽ đem đến hiệu quả nâng mũi chuẩn tỷ lệ một cách ổn định và dài lâu – bác sĩ Trang, giám đốc chuyên môn TARA cho biết.
Mỡ trung bì được cố định và đặt trên vật liệu độn để ngăn tình trạng mũi bóng đỏ, lộ sóng do da mũi mỏng.
Ai nên dùng mỡ trung bì để nâng mũi?
Nếu bạn có các khuyết điểm về mũi như mũi thấp, ngắn,… mong muốn thực hiện phẫu thuật nâng mũi để mũi trở nên cao thanh tú hơn, tổng thể khuôn mặt trở nên hài hòa hơn thì đều phù hợp với phương pháp nâng mũi này.
Bên cạnh đó, nâng mũi bằng trung bì mỡ sẽ được khuyến khích sử dụng ở những người có da sống mũi quá mỏng, không thích hợp để đặt sụn nhân tạo. Khách hàng có cơ địa quá nhạy cảm với vật liệu nhân tạo thì việc dùng mỡ trung bì sẽ là giải pháp tối ưu hơn.
Đặc biệt hơn, nhờ vào đặc tính an toàn cao của mình và có khả năng tạo hình tốt cho cả sống mũi, đầu mũi mà mỡ trung bì còn được áp dụng sử dụng cho các trường hợp gặp biến chứng sau nâng mũi. Cụ thể: bác sĩ sẽ xử lý các biến chứng như nhiễm trùng, lộ sống,… bằng cách tháo sụn cũ và cấy mỡ trung bì vào khoang mũi để tạo lớp mô đệm tạm thời trong khoảng 3 – 6 tháng. Sau khoảng thời gian này, cơ thể đã phục hồi ổn định, Quý khách có thể tái nâng mũi và đặt sụn mới nếu có nhu cầu.
Bác sĩ Trang dùng mỡ trung bì để tạo hình sóng mũi mới tạm thời cho một khách hàng bị nhiễm trùng sau nâng mũi.
Quy trình lấy mỡ trung bì để nâng mũi đúng cách
Lớp trung bì mỡ thông thường sẽ được lấy từ những vị trí có mô mỡ dưới da dày, điển hình là mông, bụng dưới,… Vì mỡ trung bì có khả năng giảm thể tích một phần sau khi lấy nên bác sĩ sẽ cần lấy nhiều hơn mức cần thiết, trung bình có độ dày là 6 – 10mm.
Vị trí lấy mỡ trung bì sẽ nằm gần các nếp gấp tự nhiên trên cơ thể nên sẽ không để lộ sẹo xấu, sẹo chân rết. Bên cạnh đó, sau khi được lấy ra thì lớp biểu bì sẽ được loại bỏ hoàn toàn để tránh sự hình thành của nang biểu mô gây mất thẩm mỹ.
Sau khi đã thu được mỡ trung bì đạt tiêu chuẩn về chất lượng cũng như kiểu dáng, bác sĩ sẽ đặt mỡ vào trong khoang mũi bằng cách treo đầu trên bằng chỉ thẩm mỹ và cố định đầu dưới vào sụn cánh mũi hoặc sụn vách ngăn là hoàn tất.
Trên đây là những giải đáp của TARA về mỡ trung bì cũng như guyên lý áp dụng vật liệu tự thân này được sử dụng trong nâng mũi, chỉnh sửa mũi hỏng. Hy vọng bài viết đã giúp ích đến bạn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hoặc cần gặp bác sĩ nâng mũi, bạn vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo thông tin dưới đây.
TARA Beauty Clinic – Chuyên sâu NÂNG MŨI & TẠO HÌNH KHUÔN MẶT
Phòng khám Chuyên khoa Thẩm mỹ Chất lượng cao do Sở Y Tế TP Hồ Chí Minh Thẩm định: Top 5 Năm 2018 & Top 3 Năm 2023
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM

Tiến sĩ Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang
Chứng chỉ hành nghề Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ số 0011441/BYTCCHN –
Do Bộ Y Tế cấp ngày 16/12/2013
Hơn 19 năm kinh nghiệm Y khoa, hơn 19 năm kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ và là giảng viên Bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ, Đại học Y dược TP.HCM
Kinh nghiệm hơn 15.000 ca phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt: thẩm mỹ mũi, cắt mắt, độn cằm và phẫu thuật trẻ hoá như căng da, cắt da thừa, tiêm trẻ hoá.
Từng tham gia công tác tại khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ BV Đại học Y Dược TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Hàm mặt BV Răng hàm mặt TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ BV Chợ Rẫy.
Giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic – PK Thẩm mỹ đạt Top 3 Kiểm định chất lượng Sở Y Tế TPHCM 2023