Nội Dung Bài Viết
Tổng quát về nâng mũi, phẫu thuật sửa mũi
Nói đến phẫu thuật mũi hay thẩm mỹ nâng mũi hoặc chỉnh sửa mũi không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết này Tara Beauty chia sẻ tổng quan về phẫu thuật nâng mũi với những phương pháp phù hợp.
Thế nào là chiếc mũi đẹp?
Một chiếc mũi đẹp ngoài yếu tố hài hòa với tổng thể khuôn mặt thì sẽ có cấu trúc như sau:
· Sống mũi cao, không bị gồ, không lệch vẹo
· Đầu mũi tròn đầy, hông bị hếch (không bị hở lỗ mũi)
· Cánh mũi thon gọn, không to bè
– Mũi người Châu Á thường có đặc điểm sống mũi thấp, đầu mũi tẹt hoặc hếch, cánh mũi bè rộng. Chính vì thế thẩm mỹ mũi thông thường sẽ tập trung vào chỉnh sửa 3 bộ phận của mũi bao gồm: sống mũi, trụ mũi và đầu mũi. xem thêm tại
Dịch vụ nâng mũi hay phẫu thuật mũi là gì?
dịch vụ nâng mũi hay phẫu thuật nâng sửa mũi là dịch vụ thẩm mỹ khắc phục tình trạng chưa hoàn thiện của mũi: mũi lệch, mũi gồ, mũi tẹt…. bằng việc can thiệp của y khoa, cũng như đội ngũ bác sĩ thực hiện.
Xem thêm bài viết Được và Mất khi Sửa mũi
Các loại mũi cần phẫu thuật hay chỉnh sửa tạo hình sống mũi
Chỉnh sửa và tạo hình sống mũi : Các vấn đề có thể gặp phải ở sống mũi bao gồm: sống mũi thấp, tẹt, lệch vẹo và bị gồ
chỉnh sửa tạo hình sống mũi thấp, tẹt :
– Với trường hợp sống mũi chỉ bị thấp tẹt đơn thuần, để chỉnh sửa bác sĩ chỉ cần đặt đặt vật liệu nhân tạo (sụn nhân tạo) hoặc vật liệu tự thân (sụn tự thân) vào để nâng cao phần sống mũi. Những vật liệu này sẽ được bác sĩ gọt dũa trong quá trình phẫu thuật để phù hợp với cấu trúc sống mũi và tạo độ cao theo ý muốn.
– Vật liệu nhân tạo được dùng phổ biến là Silicone và Goretex/ Surgiform. Một số trường hợp yêu cầu độ cao thấp có thể sử dụng mô da nhân tạo Megaderm được tạo khối hình dạng sống mũi. Xem thêm bài viết nâng mũi bằng sụn surgiform
– Vật liệu tự thân phù hợp để sử dụng cho phần sống mũi đó là sụn sườn. Sụn sườn lấy ra từ chính cơ thể bệnh nhân qua đường rạch nếp dưới vú nên hoàn toàn giấu được sẹo. Tuy nhiên sụn sườn có đặc tính cong vênh, do đó quy trình nâng sống mũi bằng sụn sườn khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có óc phán đoán cũng như kinh nghiệm chuyên môn sâu. Nâng mũi sụn sườn tự thân thực hiện dưới gây mê toàn thân. Một vật liệu tự thân khác có thể dùng để nâng cao sống mũi đó là trung bì mỡ. Trung bì mỡ có thể lấy ra từ bụng, nếp bẹn hoặc mông. Độ dày trung bì mỡ 2-4mm nên chỉ áp dụng cho những trường hợp cải thiện sống mũi với dộ cao tự nhiên hoặc những trường hợp mũi nhiễm trùng đặt trung bì mỡ dự phòng chống co rút da sống mũi về sau.
Xem thêm bài viết về
Nên nâng mũi bằng sụn tự thân hay sụn nhân tạo?
phẫu thuật chỉnh sửa sống mũi lệch, vẹo :
– Với trường hợp sống mũi bị lệch, vẹo thì ngoài nâng cao sống mũi, bác sĩ còn cần phải thao tác để dựng thẳng lại sống mũi. Sống mũi có thể bị lệch ở tháp xương chính mũi, ở sụn cánh mũi hoặc là ở vách ngăn mũi. Tùy từng tình trạng mà bác sĩ sẽ có các thao tác riêng để dựng thẳng lại các cấu trúc này.
– Sau khi dựng thẳng sống mũi, nếu cần nâng cao, bác sĩ sẽ tiếp tục đặt vật liệu độn để đẩy cao sống mũi.
Khắc phục sống mũi gồ
Sống mũi gồ : Sống mũi có thể bị gồ ở phần xương hoặc sụn cánh mũi. Nguyên nhân chủ yếu là do bẩm sinh, tức là do hình thái xương tạo thành lúc nhỏ hoặc do tai nạn, chấn thương nặng khiến phần tiếp nối của xương chính mũi và sụn mũi trên không ăn khớp liên tục nên tạo ra điểm gồ, cong lượn. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ phải mài hoặc cắt bỏ gồ và chỉnh hình các cấu trúc xương và sụn mũi sao cho cân đối hoàn toàn, sau đó nếu cần thì có thể đặt thêm vật liệu độn để nâng cao sống mũi. xem thêm bài viết Khắc Phục Mũi Gồ
Chỉnh sửa và tạo hình đầu mũi, trụ mũi :
– Đầu mũi của bệnh nhân có thể bị thấp, tẹt, ngắn hoặc hếch. Mục tiêu của tạo hình đầu mũi sẽ là kéo dài và nâng cao đầu mũi cho phù hợp với chiều cao sống mũi. Tạo hình trụ mũi giúp kéo dài và bật cao đầu mũi một cách sinh lí và an toàn bền vững về lâu về dài.
– Để kéo dài đầu mũi bác sĩ sẽ dùng các miếng ghép từ sụn sườn hoặc sụn vách ngăn để đặt vào đuôi vách ngăn, giúp kéo dài vách ngăn, sau đó dịch chuyển sụn cánh mũi dưới về phía trước để cố định vào vị trí đuôi vách ngăn mới nhằm kéo dài đầu mũi. Nếu muốn bật cao đầu mũi hơn nữa, bác sĩ sẽ lấy sụn vách ngăn hoặc sụn sườn dựng trụ mũi. Phẫu thuật lấy sụn sườn cần gây mê và làm kéo dài thời gian cuộc mổ. Tuy nhiên, sụn tự thân là vật liệu tốt và an toàn để tạo hình đầu mũi.
– Các vật liệu nhân tạo như supor, medpor, TNR mesh, PDS sheet…. hay còn gọi là vách ngăn nhân tạo cũng có thể được sử dụng để kéo dài và nâng cao đầu mũi. Vật liệu nhân tạo có nhược điểm là tiềm ẩn nguy cơ dị ứng chất liệu và khi xảy ra thải loại vật liệu sẽ gây biến dạng đầu mũi cao hơn.
– Để hoàn thiện tạo hình đầu mũi, bác sĩ sử dụng sụn tai đặt vào phần chóp mũi. Sụn tai có thể được thay thế bằng trung bì mỡ tự thân hoặc mô da nhân tạo như Alloderm, Megaderm.
Chỉnh sửa và tạo hình cánh mũi :
– Cánh mũi có thể bị sa xệ, to bè không cân đối với tổng thể và khiến cho hai bên lỗ mũi có hình dạng không đẹp. Để tạo ra một chiêc mũi đẹp toàn diện sau khi chỉnh sửa toàn bộ cấu trúc mũi, thông thường các bác sĩ sẽ thực hiện quy trình tạo hình cánh mũi qua đó giúp thay đổi chiều rộng, độ loe và độ sa xệ của cánh mũi cũng như kích cỡ, hình dạng lỗ mũi.
– Phẫu thuật chỉnh chỉnh, thu gọn cánh mũi thực chất là quy trình cắt bỏ mô da ở vùng cánh mũi và sẽ có nhiều kỹ thuật cắt da khác nhau, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật phù hợp. Sau đó khéo léo khâu đóng và giấu kín đường khâu trong rãnh mũi để hạn chế lộ sẹo về sau.
– Các kỹ thuật cắt mô thu gọn cánh mũi : Quy trình này mặc dù hoàn toàn có thể thực hiện một cách riêng biệt, nhưng nếu thế thì sẽ ảnh hưởng đến hình dạng sống mũi và đầu mũi. Thu gọn cánh mũi có thể sẽ khiến sống mũi và đầu mũi trông to hơn. Ngược lại nếu nâng sống mũi và tăng độ nhô đầu mũi thì có thể khiến cánh mũi trông thon gọn hơn. Do đó thường thì bệnh nhân sẽ tạo hình sống mũi và đầu mũi trước rồi mới đánh giá để chỉnh sửa cánh mũi và quy trình này sẽ được thực hiện như một thủ tục cuối cùng trong chuỗi các thủ tục tạo hình mũi.
– Hiện nay có 2 trường phái thẩm mỹ mũi: nâng mũi cao tây L line (nâng rất cao) và nâng mũi tự nhiên S line (độ cao vừa phải, trông tự nhiên). Về mặt kỹ thuật thì không có gì khác nhau, muốn cao tây thì bác sĩ sẽ chọn thanh sụn nhân tạo dày hơn, ngược lại nếu muốn giảm độ cao thì bác sĩ sẽ gọt mỏng vật liệu. Tuy nhiên về lâu dài thì nâng mũi độ cao tự nhiên sẽ an toàn và duy trì được kết quả bền vững hơn. Bởi vì khi nâng mũi quá cao tây thì vùng da mũi phía trên vật liệu sẽ bị kéo căng quá mức, trở nên mỏng dần theo thời gian. Kết quả là đến một lúc nào đó sẽ bị lộ sống hoặc bóng đỏ sống mũi.
Xem thêm nâng mũi S-line Hàn Quốc
các phương pháp nâng mũi phẫu thuật mũi hiện tại:
Nâng mũi đặt sống:
– Phương pháp/kỹ thuật sử dụng vật liệu cấy ghép vào bên trong, đặt lên phần sống mũi để tạo hình thay đổi độ cao & độ thẳng của sống mũi mà không làm biến dạng các cấu trúc giải phẫu của mũi. Cụ thể là phần đầu mũi, trụ mũi sẽ không có gì thay đổi. Bác sĩ chỉ tiến hành mổ một đường nhỏ phía bên trong lỗ mũi, sau đó bóc tách thẳng đến khoang mũi, đặt vật liệu. Xem thêm Nâng Mũi Đặt Sống
– Nâng mũi đặt sống là phương pháp phẫu thuật đơn giản, không can thiệp quá nhiều vào cấu trúc mũi. Vậy nên, nâng mũi đặt sống là phương pháp phù hợp đối với những bạn sở hữu chiếc mũi không có quá nhiều khuyết điểm chỉ thiếu độ cao vùng sống mũi và đầu mũi tương đối đẹp không to, không ngắn, không hếch.
– Các tên gọi khác của nâng mũi đặt sống là nâng mũi Hàn Quốc, nâng mũi thường, nâng mũi cơ bản, nâng sống mũi.
Những ưu điểm của nâng sống mũi:
– Thời gian phẫu thuật nhanh chóng, chỉ mất khoảng 30-45 phút.
– Ít tổn thương do bác sĩ không can thiệp nhiều vào vùng cấu trúc mũi.
– Thời gian phục hồi nhanh 1-2 tuần.
– Chi phí phẫu thuật thấp.
– Độ bền và tính an toàn cao.
– Nâng mũi đặt sống là phương pháp tối ưu về thẩm mỹ và chi phí đối với các bạn đã có đầu mũi đẹp chỉ thấp phần sống mũi.
Những nhược điểm của nâng sống mũi:
– Nâng mũi đặt sống không cải thiện toàn diện các khuyết điểm của mũi
– Chỉ nâng cao phần sống mũi mà không làm thay đổi chi tiết khác của mũi
Các vật liệu để nâng sống mũi hay chỉnh sửa mũi
Các vật liệu nhân tạo thường dùng nâng sống mũi?: Mặc dù sụn tự thân vẫn là vật liệu được ưa chuộng, nhưng khi bệnh nhân không có đủ sụn tự thân nữa, đặc biệt là khi cần thay đổi đáng kể dáng mũi, bác sĩ sẽ sử dụng các loại vật liệu độn tổng hợp như Silicone hoặc Goretex để giúp đạt được kết quả đúng như mong muốn.
Sụn Silicon là gì?
· Silicone hay còn có tên là Bistol, Softxil trong nâng mũi là vật liệu độn tổng hợp đã ra đời và được sử dụng trong nhiều thập niên, đồng thời cũng qua nhiều nghiên cứu và thử nghiệm. Đây là loại vật liệu không có mô hoặc mạch máu mọc xuyên qua nó sau khi đặt vào mũi. Do đặc tính không xốp này nên silicone không bám dính vào mô xung quanh mà sẽ được bọc bởi một bao xơ. Ngoài ra, nó cũng không bị biến dạng, dễ dàng khử trùng và dễ gỡ ra khi cần. Vật liệu này khá rẻ và được cung cấp sẵn với nhiều mức giá khá mềm. Xem thêm sụn Silicon tại
Ưu điểm Sụn Silicon:
Ø Dễ sử dụng, dễ gọt giũa tạo dáng, dễ gỡ bỏ nếu muốn
Ø Giá cả phải chăng
Ø Tỷ lệ biến chứng vẫn ở mức chấp nhận được. Những biến chứng này chủ yếu do sai xót trong kỹ thuật và phán đoán của bác sĩ thực hiện chứ không phải do các đặc tính vốn có của chính vật liệu silicone.
· Nhược điểm Sụn Silicon:
Ø Silicone so với một số vật liệu khác, như goretex, thì có đặc tính cứng hơn, có thể khiến dáng mũi cao nhưng không tự nhiên, theo thời gian sẽ tạo áp lực làm bào mỏng da khiến dễ bị lộ sống.
Ø Nếu gọt giũa không chính xác, silicone có thể bị trồi lên do miếng độn quá to và không vừa với vị trí đặt.
Ø Không thể sử dụng để nâng đầu mũi vì không giống như sống mũi tương đối cố định, đầu mũi thường dịch chuyển nhiều, do đó bắt buộc chỉ được dùng sụn tự thân cho phần đầu mũi
Sụn Goretex là gì?
· Goretex hay còn có tên gọi là surgiform hay pureform trong nâng mũi ra đời muộn hơn, là vật liệu xốp và tương đối mềm hơn so với silicone, cấu thành từ nhựa polytetrafluoroethylene (e-PTFE). Do có độ xốp, nghĩa là có các lỗ nhỏ li ti, nên theo thời gian mô của bệnh nhân có thể tương thích với nó dễ dàng hơn, cho phép sụn cấy ghép kết dính, hòa hợp và trở thành một phần của cấu trúc mũi, giúp giảm khả năng mũi bị lệch hơn so với sụn cấy ghép bằng silicone và cho phép tạo dáng mũi cao tự nhiên hơn. Xem thêm về sụn Goretex tại đây
Ưu điểm Sụn Goretex:
- – Gore-Tex có lợi thế với kết cấu mềm mại, dễ uốn, giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc hoặc bào mòn da trong thời gian dài
- – Có độ bám dính tốt với mô, nên miếng độn khi đặt vào sẽ có độ ổn định tốt, tạo nên một chiếc mũi chắc chắn, không dễ bị lung lay, di lệch khỏi vị trí theo thời gian
- – Nguy cơ lộ sống cũng thấp hơn so với các vật liệu nhân tạo khác vì mạch máu và tổ chức mô có thể bám vào bề mặt. Vì thế, ranh giới giữa chất liệu này với bề mặt mô da mũi rất mờ nên khi sờ vào sẽ không thấy gờ miếng độn
- – Khả năng tương thích cao với cơ thể vì có khả năng phát triển mạnh máu tốt
Nhược điểm Sụn Goretex:
- – Nhược điểm rõ rệt là hơi khó loại bỏ hơn so với các vật liệu nâng mũi khác. Chính khả năng bám dính và sự thống với mô sinh trưởng trong khoang mũi của Goretex gây khó khăn cho quá trình bóc tách, chỉnh sửa lại.
- – Với kết cấu mềm xốp, Goretex không đảm bảo duy trì được kết quả bền vững lâu dài như những chất liệu nâng mũi khác mà sẽ dần thay đổi theo thời gian. Chiều cao sống mũi có thể giảm sau vài năm. Các nghiên cứu cho thấy, đặt miếng độn Goretex có liên quan đến tình trạng giảm 5% chiều cao sống mũi theo thời gian.
- – Khó điêu khắc, gọt giũa
- – Chi phí khá cao, cao hơn so với silicone
Nâng mũi bọc sụn
– Nâng mũi bọc sụn là phương pháp/ kỹ thuật cải tiến và khác phục những khuyết điểm của nâng mũi đặt sống. Để tạo hình dáng mũi, công nghệ này sử dụng sụn nhân tạo nâng cao sống mũi kết hợp với sụn tự thân (như sụn tai) bao bọc phần đầu mũi.
– Nếu như nâng mũi thông thường chỉ giúp bạn cải thiện phần sống mũi thì nâng mũi bọc sụn còn giúp bạn chỉnh hình lại một phần đầu mũi. Chất liệu sụn tai có vai trò hết sức quan trọng, chúng được đặt cố định ở phần đầu mũi có tác dụng bảo vệ, tránh đầu mũi bị căng quá mức, từ đó khắc phục được nhược điểm bóng đỏ, tụt sụn, lộ sống,..
– Ngoài ra, sụn vành tai khá mềm, mỏng và có độ cong phù hợp với vị trí đầu mũi. Chính vì vậy khi sử dụng sụn tai để bọc đầu mũi sẽ tạo dáng mũi tự nhiên, mềm mại, không thô cứng. Trong trường hợp không lấy sụn tai có thể dùng mô da nhân tạo Megaderm, Alloderm. Nâng mũi bọc sụn còn có tên gọi là nâng mũi bán cấu trúc vì chỉnh sửa được sống mũi và một phần đầu mũi.
Xem thêm bài viết:
Ưu điểm của nâng mũi bọc sụn:
– Thời gian phẫu thuật nhanh chóng, chỉ mất khoảng 45-60 phút.
– Không can thiệp nhiều vào vùng cấu trúc mũi.
– Thời gian phục hồi nhanh 2-4 tuần.
– Chi phí phẫu thuật tương đối.
– Độ bền và tính an toàn cao.
– Khác phục được nhược điểm của nâng mũi đặt sống là lộ sống, tụt sống, bóng đỏ đầu mũi.
– Nâng mũi bọc sụn là phương pháp tối ưu về thẩm mỹ và chi phí đối với các bạn đã có đầu mũi đẹp nhưng da đầu mũi mỏng chỉ thấp phần sống mũi.
Nhược điểm của nâng sống mũi
– Nâng mũi bọc sụn không cải thiện toàn diện các khuyết điểm của mũi
– Chỉ nâng cao phần sống mũi và cải thiện một phần nhỏ đầu mũi mà không làm thay đổi chi tiết khác của mũi
– Có thêm vết thương lấy sụn tai
Nâng mũi cấu trúc:
Nâng mũi cấu trúc là phương pháp/ kỹ thuật tái cấu trúc lại toàn bộ mũi, can thiệp phức tạp, bao gồm tạo hình sống mũi, tạo hình đầu mũi, làm nhỏ, nâng cao, kéo dài, chỉnh sửa vẹo vách ngăn và có thể can thiệp đến xương, …tùy theo tình trạng từng chiếc mũi. Khắc phục hoàn toàn các khuyết điểm từ sống mũi, cánh mũi, đầu mũi. Phương pháp này dành cho những trường hợp mũi quá nhiều khuyết điểm hoặc mũi hỏng do phẫu thuật thất bại để tạo ra một chiếc mũi hoàn toàn mới.
Vì sao nâng mũi cấu trúc được ưa chuộng đến vậy?
– Vật liệu sử dụng trong nâng mũi cấu trúc khá phong phú đa dạng. Vật liệu nhân tạo thường dùng bao gồm: Silicon, Goretex/ Surgiform/ Pureform, Megaderm cho sống mũi; Supor, Medpor, TMR mesh, Vách ngăn nhân tạo cho trụ mũi, Megaderm/ Alloderm cho đầu mũi.
– Vật liệu tự thân thường dùng bao gồm: Sụn sườn, trung bì mỡ cho sống mũi; vách ngăn tự thâ, sụn sườn cho trụ mũi; sụn tai cho chóp mũi.
– Nâng mũi cấu trúc sử dụng toàn bộ vật liệu tự thân gồm sụn sườn cho sống mũi và trụ mũi, sụn tai cho chóp mũi, người ta gọi là nâng mũi siêu cấu trúc.
– Việc lựa chọn vật liệu phù hợp cho từng cá nhân sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể và hợp lí.
Ưu điểm:
– Tạo hình dáng mũi hoàn hảo: Phương pháp này sẽ giúp bạn có được một dáng mũi chuẩn theo sở thích, cân đối hài hoà với gương mặt của bản thân.
– Khắc phục được tất cả các nhược điểm của mũi như mũi xấu bẩm sinh: mũi hếch, mũi thấp tẹt, mũi to bè,…. ; mũi gặp các khuyết điểm về xương: mũi gồ, mũi lệch vẹo, mũi quặp,…;mũi đã từng phẫu thuật thẩm mỹ nhưng gặp phải biến chứng, rủi ro và mũi bị chấn thương do tai nạn.
– Tạo hình mũi mới dựa trên sinh lí một chiếc mũi bình thường nên sẽ có độ bền cao hơn, tự nhiên hơn các phương pháp khác.
Nhược điểm:
– Thời gian phục hồi dài 4-12 tuần
– Có nhiều vết thương ngoài vết thương ở mũi như vết thương lấy sụn tai, vết thương lấy sụn sườn, hoặc vết thương lấy trung bì mỡ.
– Kỹ thuật phức tạp can thiệp toàn bộ cấu trúc của mũi nên phương pháp này đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề chuyên môn cao cũng như kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ. Chính vì thế tìm một nơi uy tín, bác sĩ có chất lượng là điều cần quan tâm.
– Nếu nâng mũi cấu trúc sai kĩ thuật thi tỉ lệ biến chứng gây biến dạng mũi cao hơn các phương pháp thông thường là nâng mũi đặt sống và nâng mũi bọc sụn.
Nâng mũi S line – Nâng mũi L line?
– Trước hết, dáng mũi L line hay S line là sự ví von giúp khách hàng làm đẹp hình dung dễ dàng hơn về dáng mũi sau khi nâng. Dáng mũi như thế nào được tính từ đầu mày đến đầu mũi khi nhìn nghiêng. Về bản chất, 2 phương pháp nâng mũi này đều được các bạn trẻ yêu thích và tìm kiếm nhưng người ta vẫn thường nhắc nhiều hơn đến mũi S line là bởi những lý do sau:
Dáng mũi S line:
– Là mũi dáng chữ S mềm mại, tự nhiên theo chuẩn mực của các nước phương Đông, đặc biệt là Hàn Quốc. Phương pháp này được đánh giá bởi các chuyên gia đầu ngành là tối ưu khi có thể điều chỉnh mọi góc độ của dáng mũi để tạo sự mềm mại và tự nhiên. Các nhà nhân tướng học trên thế giới cũng lấy đây là chuẩn mực cho vẻ đẹp của người phụ nữ
– Hiện tại mọi người hay hiểu nhầm nâng mũi S Line là nâng mũi cấu trúc.
Xem thêm bài viết
Nâng mũi L-line hay S-line đẹp?
Nâng mũi S-Line bao lâu thì đẹp
Dáng mũi L line:
– Là dáng mũi thường áp dụng cho nam giới hoặc người phụ nữ có “gương mặt Tây Tây”. Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy, dáng mũi L line là dáng mũi đặc trưng và phổ biến của người phương Tây với đặc điểm khi nhìn nghiêng sẽ tạo nên dáng chữ L thẳng tắp, mạnh mẽ và vô cùng thanh tú. Nhưng nói vậy không có nghĩa là phụ nữ không thể nâng mũi L line. Mỗi gương mặt có một sự khác biệt không giống bất cứ ai.
Chi phí hay giá mũi bao nhiêu tiền?
Để trả lời cho câu hỏi này, bạn có thể tham khảo bài viết về chi phí nâng mũi
Các thắc mắc về phẫu thuật nâng mũi
Nhiều người đang thắc mắc về nâng mũi, sau đây Tara xin tổng hợp các thắc mắc về nâng mũi.
Nâng mũi sau bao lâu thì được trang điểm?
Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ hiện đại đang rất được phái đẹp ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, nhiều chị em có thói quen make-up lại e ngại phải kiêng khem. Vậy nâng mũi sau bao lâu thì được trang điểm?
Hiện tượng sưng nề nhẹ có thể xảy ra sau khi nâng mũi, đây là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, khi mũi chưa hồi phục, bạn không nên trang điểm, để tránh gây ảnh hưởng đến vết thương
Phương pháp nâng mũi bằng công nghệ hiện đại giúp rút ngắn thời gian hồi phục. Thông thường, mũi sẽ sưng nhẹ khoảng 5-7 ngày đầu trước khi cắt chỉ. Sau đó, dáng mũi dần ổn định và đẹp lên khoảng 1 tháng. Bạn cần để đến khi mũi hồi phục mới thự hiện trang điểm để tránh kem hay bụi phấn rơi vào vết thương làm mưng hoặc nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng đến mũi. Hơn nữa, nếu không may bị kích ứng mỹ phẩm trong khoảng thời gian này mũi sẽ lâu hồi phục hơn. Bạn chỉ nên trang điểm khi vết thương đã lành, tốt là để sau 3-4 tuần.
Vì sao phải chườm đá lạnh sau khi nâng mũi?
Hỏi: Xin chào bác sĩ! Em đang có nhu cầu nâng mũi. Theo tìm hiểu sơ qua trên mạng, em được biết chườm đá lạnh là một trong những lời khuyên mà bác sĩ đưa ra sau khi thực hiện dịch vụ này. Em chưa rõ “Vì sao phải chườm đá lạnh sau khi nâng mũi? Và em muốn biết thêm, ngoài chườm lạnh ra, cần lưu ý gì nữa không? Bác sĩ có thể giải thích cho em rõ được không ạ. Em xin cảm ơn!
Sau nâng mũi, tình trạng sưng, bầm, tụ máu là điều bình thường, không đáng lo lắng. Tình trạng này sẽ xuất hiện trong vòng 3-5 ngày, hoặc do cơ địa mỗi người mà bị lâu hơn hay không. Vậy bác sĩ thường khuyên phải chườm đá lạnh sau khi nâng mũi để làm gì và chườm như nào là đúng cách.
Cách trị vết sưng, bầm tím hiệu quả là chườm lạnh. Đây là cách phổ biến và được nhiều người sử dụng không chỉ giảm sưng mà còn giảm đau nhanh chóng. Sau phẫu thuật nâng mũi, nên duy trì chườm lạnh liên tục trong vòng 1 ngày. Điều lưu ý là tránh để nước đá tiếp xúc trực tiếp vào vết thương, để phòng nguy cơ viêm nhiễm có thể xảy ra. Chườm lạnh cũng chỉ nên để 5 phút mỗi lần, không nên để lâu tránh tổn thương da. Lặp lại nhiều lần cách nhau 15 phút để vùng da phẫu thuật dịu đi mới tiếp tục.
Phẫu thuật nâng mũi bao lâu hết sưng
Chào bác sĩ! Chú đang có ý định thực hiện nâng mũi để cải thiện khuyết điểm của mình và hiện đã chuẩn bị xong chi phí phẫu thuật. Tuy nhiên, cháu còn băn khoăn không biết là nâng mũi bao lâu hết sưng bởi nếu mất nhiều thời gian thì sợ sẽ trễ nải công việc, tìm hiểu trên mạng thì có nhiều thông tin quá. Rất mong nhận được tư vấn của bác sĩ về vấn đề này. Cháu xin cảm ơn! (Bạn Minh Hoàng – Bình Tân, TP HCM)
Trả lời:
Chào Minh Hoàng, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn về cho thẩm mỹ viện Hoàng Anh. Với câu hỏi phẫu thuật nâng mũi bao lâu hết sưng của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Nâng mũi là quá trình phẫu thuật mà bác sĩ sẽ thực hiện bên trong mũi, với kỹ thuật khéo léo cùng quy trình hiện đại, khoa học, bác sĩ sẽ bóc tách đặt sụn tạo dáng cũng như chỉnh sửa toàn bộ cấu trúc mũi, mang lại chiếc mũi đẹp toàn diện. Đặc biệt, với các phương pháp nâng mũi tiên tiến hiện nay như nâng mũi bọc cân, nâng mũi S-line,…sẽ mang đến nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp nâng mũi Hàn Quốc trước đó.
Phẫu thuật nâng mũi có bị kéo mắt không?
Nâng mũi là phương pháp làm đẹp “dao kéo” nên thường không tránh khỏi tâm lý lo lắng. Do yếu tố “địa lý” mũi gần mắt đã nảy sinh nghi vấn phẫu thuật nâng mũi có bị kéo mắt không?
Trên thực tế, kỹ thuật nâng mũi và tay nghề bác sĩ nâng mũi quyết định phần lớn đến kết quả nâng mũi. Đã từng có trường hợp nâng mũi quá cao trong khi da mũi mỏng, độ đàn hồi kém, da căng dẫn đến tình trạng mắt bị kéo, dáng mũi sau nâng cứng, đơ và thiếu tự nhiên. Như vậy, thực tế chứng minh rằng phẫu thuật nâng mũi có bị kéo mắt.
Nâng mũi có bị kéo mắt không là vấn đề mà nhiều chị em quan tâm.Nâng mũi có bị kéo mắt không là vấn đề mà nhiều chị em quan tâm.
Theo các chuyên gia thẩm mỹ về mắt, nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắt bị kéo khi nâng mũi thường là do:
– Da vùng mũi quá mỏng.
– Chất liệu sử dụng trong nâng mũi không đảm bảo chất lượng.
– Nâng mũi quá cao so với giới hạn cho phép.
– Trình độ và tay nghề bác sĩ phẫu thuật non kém.
Để phẫu thuật nâng mũi không xảy ra tình trạng mắt bị kéo, cần ghi nhớ:
– Tìm hiểu thật kỹ lưỡng thông tin về địa chỉ nâng mũi. Một địa chỉ nâng mũi đẹp và an toàn sẽ đảm bảo phương pháp nâng mũi, kỹ thuật nâng mũi, tay nghề bác sĩ nâng mũi đạt tiêu chuẩn, không xảy ra sai sót.
Để đảm bảo không xảy ra tình trạng mắt bị kéo, nên chọn lựa địa chỉ thẩm mỹ nâng mũi kỹ lưỡng.Để đảm bảo không xảy ra tình trạng mắt bị kéo, nên chọn lựa địa chỉ thẩm mỹ nâng mũi kỹ lưỡng.
– Lựa chọn phương pháp nâng mũi và chất liệu nâng mũi phù hợp. Cảnh báo: Da quá mỏng mà sử dụng chất liệu nâng mũi cứng chắc chắn sẽ bị kéo mắt, nặng nề hơn là khuôn mặt lệch, biến dạng.
– Không nên ham hố nâng mũi quá cao mà chỉ cần độ cao vừa phải, phù hợp với gương mặt sẽ tạo sự cân đối, hài hòa và cho vẻ đẹp tự nhiên. Nâng mũi quá cao sẽ làm mỏng da, khiến da mất độ đàn hồi, hệ quả mắt bị kéo.
Sau khi nâng mũi xong có phải tái khám định kỳ không?
Sắp tới tôi muốn đi nâng mũi Filler không phẫu thuật nhưng vẫn còn phân vân vài điều nên chưa quyết tâm làm được. Đó là, sau khi nâng mũi xong có phải tái khám định kỳ không và thời gian diễn ra trong bao lâu? Rất mong sớm nhận được thư hồi âm của bác sĩ. Tôi xin cảm ơn. (Bùi Xuân Mai, 28 tuổi, Thái Bình).
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới chuyên mục tư vấn của Tara Beauty Clinic. Với câu hỏi “sau khi nâng mũi xong có phải tái khám định kỳ không?”. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Hiện nay, phương pháp nâng mũi S-Line không phẫu thuật được nhiều người ưa chuộng bởi cả độ an toàn và tính thẩm mỹ cao. Nâng mũi S-line không chỉ giúp chỉnh hình dáng mũi toàn diện mà còn tạo dáng mũi S-line phù hợp, cân đối với từng khuôn mặt. Thời gian thực hiện nhanh chóng, không biến chứng, không để lại sẹo cũng là một trong những ưu điểm nổi trội của phương pháp thẩm mỹ này.
Sau khi nâng mũi S-Line bằng tiêm Filler không phẫu thuật, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc theo chỉ định và được bác sĩ căn dặn tận tình, hướng dẫn bạn chu đáo có thể để bạn yên tâm hơn khi chăm sóc mũi tại nhà. Thông thường sau khi nâng mũi 7 ngày, bạn sẽ được bác sĩ hẹn tái khám. Tiếp đó, nếu chiếc mũi của bạn thanh thoát, đẹp như ý thì bạn hoàn toàn không phải đến để khám lại nữa.
Nâng mũi bao lâu thì được tháo băng và cắt chỉ để được dáng mũi đẹp tự nhiên?
Hỏi: Chào bác sĩ, em là Linh Nhi, 25 tuổi. Em có ý định đi nâng mũi từ lâu vì sống mũi của em khá thấp, nhưng do công việc bận rộn em chưa thu xếp được thời gian. Không biết Nâng mũi bao lâu thì được tháo băng và cắt chỉ để được dáng mũi đẹp tự nhiên? Mong bác sĩ tư vấn sớm giúp để em bố trí lịch xin nghỉ phù hợp với nơi công tác ạ. Em xin cảm ơn!
(Linh Nhi – 25 tuổi – Khánh Hòa)
Đáp: Chào bạn Linh Nhi!
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi Nâng mũi bao lâu thì được tháo băng và cắt chỉ để được dáng mũi đẹp tự nhiên? Bác sĩ Trang sẽ trả lời câu hỏi này của bạn như sau.
Phẫu thuật nâng mũi không còn xa lạ gì với nhiều chị em. Đây là hình thức làm đẹp tuy được coi là tiểu phẫu nhưng vẫn có độ chuyên sâu định. Khi thực hiện, các bác sĩ tạo một đường rạch nhỏ để đưa vật liệu độn vào từ bên trong khoang mũi. Rồi khâu lại bằng chỉ y khoa. Nên sau khi nâng mũi, bác sĩ sẽ dùng băng cố định dáng mũi đồng thời cũng tránh sự cọ xát, va đập hay vi khuẩn từ môi trường tác động vào vùng thương tổn. Nên, nhiều chị em sau khi nâng mũi có chung một câu hỏi như bạn Nâng mũi bao lâu thì được tháo băng và cắt chỉ để được dáng mũi đẹp tự nhiên?
Nâng mũi bao lâu thì được tháo băng?
Nhằm hạn chế tình trạng chảy máu sau khi nâng mũi, chị em sẽ được nhét bông y tế vào hai lỗ mũi. Trong 3 ngày đầu, để đảm bảo phần mũi mới thành một khối kết dính thống thì quá trình băng mũi cố định sóng bằng vật liệu chuyên dùng là rất cần thiết. Một số chị em thắc mắc không biết Nâng mũi bao lâu thì được tháo băng để đỡ mất thẩm mỹ và khó chịu. Theo chuyên gia Dr.Hải Lê, bạn phải đeo băng trong khoảng 5-7 ngày để giảm sưng và định hình vùng mũi. Băng được dùng sau nâng mũi là loại băng keo, được thiết kế chuyên dụng có độ bám dính cao, có tác động chống đỡ, hỗ trợ tạo hình dáng mũi hiệu quả.a
Nâng mũi bao lâu thì được cắt chỉ?
Khi tháo băng thì bạn phải tới địa chỉ nâng mũi uy tín theo lịch hẹn của bác sĩ thực hiện cho bạn, lúc này bác sĩ sẽ kiểm tra độ ổn định của mũi đồng thời cắt chỉ luôn. Bởi vậy, sau khoảng 1 tuần, mũi sẽ vừa được cắt băng và tháo chỉ. Thời gian đầu, mũi có thể chưa vào form hoàn toàn nên nhìn mặt có thể hơi cứng, nhưng sau 1 tháng mũi sẽ đẹp tự nhiên hơn.
Xem thêm
Vacxin Moderna của nước nào? Bao lâu sau tiêm Vacxin được phẫu thuật thẩm mỹ
6 cách chăm sóc mũi sau khi nâng
Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số vấn đề chăm sóc hậu phẫu sau nâng mũi như tránh nước tiếp xúc trực tiếp lên mũi, giữ vết thương luôn khô ráo, tránh va chạm mạnh, kiêng ăn những thực phẩm không được phép (rau muống, gà, bò, hải sản…) để tránh sẹo, cũng không nên sử dụng mỹ phẩm trong thời gian mũi chưa lành hẳn.
Xem thêm bài viết:
Nâng mũi cấu trúc : https://taraclinic.vn/nang-mui-cau-truc/
Nâng mũi sống surgiform : https://taraclinic.vn/nang-mui-song-surgiform/
Nâng mũi sụn tự thân : https://taraclinic.vn/nang-mui-sun-tu-than/
Nâng mũi mau lành : https://taraclinic.vn/nang-mui-mau-lanh-eras-5i/