Nhiều khách hàng phân vân trong việc sống mũi thấp nên nâng mũi bằng sụn sườn hay sụn nhân tạo, là khi cả hai chất liệu này đều góp phần làm cao sống mũi. Trong bài viết này, TARA Clinic sẽ giải thích chi tiết đến bạn. Cùng xem nhé.
Nhiều khách hàng gửi câu hỏi về TARA Clinic để tư vấn trong trường hợp chỉnh sửa sống mũi thấp, để có được dáng mũi cao, thon gọn cho gương mặt được thanh thoát và xinh đẹp hơn. Tuy nhiên, điều các chị em phân vân chính là việc lựa chọn sụn để nâng mũi. Có ý kiến cho rằng, với sống mũi thấp, nên dùng sụn sườn tự thân để nâng mũi vì có độ tương thích cao với cơ thể. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, việc chỉnh sửa sống mũi thấp nên kết hợp sụn nhân tạo và sụn tai để có thể kéo dài và nâng cao sống mũi, cũng như tăng độ nhô cho phần đầu mũi. Vậy đâu là lựa chọn tối ưu? Và sống mũi thấp nên nâng mũi bằng sụn sườn hay sụn nhân tạo?
Trong bài viết này, TARA Clinic sẽ giải đáp chi tiết đến bạn ưu điểm của hai chất liệu sụn này, cũng như phương pháp nâng mũi phù hợp đối với tình trạng sống mũi thấp. Bạn theo dõi nhé.
Nội Dung Bài Viết
Ưu điểm của sụn sườn để nâng cao sống mũi
Một trong những điểm nổi trội của sụn sườn để sử dụng trong thẩm mỹ mũi, đó chính là đặc tính mềm với độ cong tự nhiên nên dễ dàng chỉnh hình toàn bộ cấu trúc mũi: sống mũi, đầu mũi, trụ mũi cho kết quả dáng mũi đẹp tự nhiên. Do vậy, đối với trường hợp sống mũi bị thấp, sụn sườn trở thành chất liệu tự thân lý tưởng để bác sĩ sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi.
Nhưng cần lưu ý rằng, quá trình phẫu thuật nâng mũi sụn sườn phức tạp hơn rất nhiều so với việc sử dụng nhân tạo. Ngoài ra, việc phẫu thuật sẽ sử dụng biện pháp gây mê và được tiến hành tại bệnh viện được Bộ Y Tế cấp phép, cũng như bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm trong phẫu thuật nâng mũi sụn sườn.
Ưu điểm của sụn nhân tạo để nâng cao sống mũi
Đây là loại sụn được đúc 3D và có khả năng tương thích cao với cơ thể con người. Sụn nhân tạo có 2 dạng chính gồm sụn silicon và sụn sinh học. Chúng tương đối mềm dẻo và có đàn hồi tốt, tuy nhiên độ tương thích thấp hơn so với sụn tự thân. Cụ thể: Silicon, Goretex, Surgiform, Pureform, Megaderm sử dụng để nâng cao sống mũi.
Tuy nhiên, tùy vào khuyết điểm của dáng mũi và cơ địa của khách hàng mà bác sĩ sẽ sử dụng thêm sụn tự thân để chỉnh sửa lại phần chóp mũi, trụ mũi. Việc lựa chọn sụn sẽ được bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ tư vấn kỹ càng về tính ưu điểm của từng chất liệu sụn, phương pháp nâng mũi dựa trên mong muốn của khách hàng.
Dáng mũi thấp của khách hàng được biến hóa khi nâng mũi tại TARA Clinic.
Vậy sống mũi thấp nên nâng mũi bằng sụn sườn hay sụn nhân tạo? Điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khuyết điểm của dáng mũi, cơ địa của khách hàng cũng như ngân sách để làm đẹp, bởi cả hai loại chất liệu sụn này đều góp phần cải thiện tình trạng sống mũi thấp. Tuy nhiên, kết quả mang lại còn đến từ phương pháp phẫu thuật cũng như tay nghề của bác sĩ thực hiện.
Phương pháp nâng cao sống mũi bền, đẹp và an toàn
Đối với khuyết điểm sống mũi thấp, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có thể lựa chọn kỹ thuật nâng mũi cấu trúc hoặc nâng mũi bọc sụn để nâng cao dáng mũi của khách hàng. Cụ thể:
Nâng mũi cấu trúc
Hiểu một cách đơn giản, nâng mũi cấu trúc là phương pháp can thiệp trực tiếp đến cấu trúc xương và sụn của mũi. Liệu pháp thẩm mĩ này sẽ giúp làm mới lại toàn bộ dáng mũi, từ phần sống mũi, đầu mũi cho đến trụ mũi. Chính vì vậy, nâng mũi cấu trúc sẽ giúp mang đến dáng mũi chuẩn tỉ lệ vàng, cao thanh thoát nhưng vẫn tự nhiên như thật.
Như đã phân tích, nâng mũi cấu trúc là phương pháp đặc biệt tái cấu trúc lại toàn bộ dáng mũi. Nếu chỉ sử dụng 100% sụn nhân tạo hoặc 100% sụn tự thân thì không thể thực hiện tái cấu trúc, vì mỗi vị trí đều có những đặc thù riêng và cần loại sụn thích hợp.
Tùy vào loại sụn sử dụng (sụn nhân tạo kết hợp với sụn tự thân, hay sử dụng sụn tự thân hoàn toàn) mà bác sĩ sẽ tiến hành tạo hình mũi.
- Phần đầu mũi: Sử dụng sụn tự thân (sụn vành tai, sụn sườn, sụn vách ngăn) để cho đầu mũi có dáng mềm mại, đồng thời tránh được các biến chứng như thủng da, lòi sụn hay gặp phải khi dùng sụn nhân tạo.
- Tạo hình sống mũi (sóng mũi): Bác sĩ sẽ sử dụng sụn nhân tạo hoặc sụn tự thân để tạo hình. Loại sụn này sẽ được gọt đẽo phù hợp với cấu trúc mũi của mỗi người để đạt tỉ lệ hài hòa trên gương mặt. Phần sống mũi mới sẽ được cố định vào cấu trúc sụn bên dưới, đảm bảo không bị lệch vẹo sau khi phẫu thuật.
Dáng mũi Trước – Sau của khách hàng khi phẫu thuật nâng mũi cấu trúc.
Nâng mũi đặt sống
Nâng mũi đặt sống là phương pháp/ kỹ thuật sử dụng vật liệu cấy ghép đặt lên phần sống mũi, để tạo hình thay đổi độ cao và độ thẳng của sống mũi mà không làm biến dạng các cấu trúc giải phẫu của mũi.
Cụ thể: phần đầu mũi, trụ mũi sẽ không có gì thay đổi. Bác sĩ chỉ tiến hành mổ một đường nhỏ, bóc tách tạo khoang để đặt vật liệu nâng cao sống mũi. Vậy nên, phương pháp này đặc biệt phù hợp đối với những bạn sở hữu chiếc mũi không có quá nhiều khuyết điểm, chỉ thiếu độ cao vùng sống mũi và đầu mũi tương đối đẹp không to, không ngắn, không hếch.
Dáng mũi Trước – Sau của khách hàng khi phẫu thuật nâng mũi đặt sống.
Quy trình sửa sống mũi thấp tại TARA Clinic
Dù là chọn nâng mũi bằng sụn sườn hay sụn nhân tạo thì trước khi quyết định nâng mũi bạn cần lưu ý 3 yếu tố sau:
- Cơ sở thẩm mỹ phải đáp ứng mọi quy trình nâng mũi đạt chuẩn khi thực hiện nâng mũi.
- Được phẫu thuật bởi bác sĩ thẩm mỹ nâng mũi có chuyên môn giỏi với nhiều năm kinh nghiệm
- Chất liệu sử dụng trong nâng mũi phải được công nhận về tính an toàn khi đưa vào cơ thể.
Và TARA Clinic là cơ sở thẩm mỹ đạt chuẩn được Sở Y Tế cấp giấy phép hoạt động theo số hiệu 06820/HCM-GPHĐ, nằm trong Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023).
Đặc biệt, bác sĩ Thảo Trang với hơn 19 năm kinh nghiệm Y khoa, hơn 19 năm kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ, giảng viên bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ tại Đại học Y dược TP.HCM, đồng thời là giám đốc chuyên môn của TARA Clinic sẽ trực tiếp tư vấn, thực hiện phẫu thuật nâng mũi cho khách hàng với 6 bước đạt chuẩn y khoa như sau:
- Bước 1: Tư vấn với Bác sĩ phẫu thuật lựa chọn vật liệu và dáng mũi phù hợp.
- Bước 2: Xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ tổng quát trước khi nâng mũi do quá trình thực hiện sẽ sử dụng các liệu pháp gây mê/gây tê.
- Bước 3: Tẩy trang, cắt lông mũi, sát khuẩn vùng mũi.
- Bước 4: Tiến hành phẫu thuật.
- Bước 5: Xem dáng mũi ngay sau phẫu thuật.
- Bước 6: Chăm sóc hậu phẫu.
Trên đây là những giải đáp tổng quan cho câu hỏi: Sống mũi thấp nên nâng mũi bằng sụn sườn hay sụn nhân tạo? Hy vọn qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về hai loại chất liệu sụn này cũng như chọn được phương pháp nâng mũi phù hợp.
Nếu bạn có vấn đề gì cần hỗ trợ và giải đáp, hãy liên hệ đến TARA Clinic theo thông tin dưới đây:
TARA Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM