Nếu phẫu thuật cắt mí khó 1 thì phẫu thuật sửa mí hỏng lại khó 10. Tại sao lại vậy? Trong bài viết này, TARA Beauty Clinic sẽ đề cập tổng quan về vấn đề sửa mí hỏng, đồng thời cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn trong việc tìm kiếm một địa chỉ thẩm mỹ sửa mí tốt nhất. Cùng tìm hiểu nhé.
- Xem thêm: Các biến chứng thường gặp sau khi cắt mí mắt
- Xem thêm: Cảnh báo hiểm họa từ việc tùy tiện cắt mí
Rất nhiều trường hợp khách hàng phải mang lấy biến chứng do tùy tiện cắt mí tại các cơ sở thẩm mỹ chui, cuối cùng mí mắt bị trợn, mắt xếch, mắt bị lệch hoặc sụp mí… Nếu không được chỉnh sửa đúng cách, những biến chứng này sẽ mang theo cả đời và thậm chí còn gây ảnh hưởng tới thị lực.
Vậy làm sao để lấy lại hình dạng mí mắt như ban đầu? Khi chọn phẫu thuật sửa mí hỏng, cần lưu ý gì để đạt được kết quả như ý? Cùng theo dõi nhé.
Nội Dung Bài Viết
Nguyên nhân khiến mí bị hỏng
Không ai mong muốn bản thân phải mang lấy biến chứng thẩm mỹ, nhưng điều này hoàn toàn có thể xảy đến với bất kỳ ai nếu bạn có cái nhìn chủ quan về phương pháp làm đẹp này.
Cắt mí bị hỏng là kết quả không mong muốn có thể xảy ra do nhiều lý do khác nhau. Một số nguyên nhân thường gặp phải kể đến như:
- Tay nghề người thực hiện: Việc thực hiện cắt mí yêu cầu phải là bác sĩ thẩm mỹ được cấp phép hành nghề. Nhưng nhiều người chủ quan mà cho rằng ai cũng có thể thực hiện được, nên tự trao “nhan sắc” của mình cho những người tự xưng là chuyên gia tại nhà, để rồi phải chịu cảnh “tiền mất, tật mang”. Bởi cơ mi là một bộ phận rất dễ bị tổn thương. Nếu bác sĩ không thực hiện đúng kỹ thuật trong quá trình xử lý, có thể làm tổn thương mí mắt từ nhẹ cho đến nghiêm trọng.
- Cơ sở thẩm mỹ “chui”: Quy trình thẩm mỹ đòi hỏi tính ưu tiên về điều kiện vô trùng trong phẫu thuật. Nhưng nhiều cơ sở spa xuất hiện, thậm chí là thực hiện tại nhà, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng trong quá trình phẫu thuật, gây mưng mủ và để lại sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt.
- Chăm sóc sau phẫu thuật không đúng cách: Việc không vệ sinh sạch sẽ vùng mí mắt sau phẫu thuật có thể gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ.
Mí mắt bị biến chứng do phẫu thuật sai cách.
Sửa mí hỏng được thực hiện như thế nào?
- Mắt bị trợn: Bác sĩ có thể áp dụng kỹ thuật phổ biến là ghép da và cấy mỡ để giúp điều chỉnh vùng da mí bị cắt quá mức, làm mắt trở nên cân đối hơn và khôi phục chức năng của cơ nâng mi, giảm tình trạng co kéo của cơ mí mắt.
- Mắt bị sưng đỏ: Để khắc phục tình trạng mắt bị sưng đỏ, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp điều trị nhằm giảm viêm nhiễm. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tiến hành rửa vết thương, loại bỏ mủ và các chất cặn bẩn nếu cần thiết.
- Đường mí không rõ nét: Đối với trường hợp nếp mí hai bên không rõ nét, bác sĩ sẽ thực hiện khâu lại nếp mí cũ hoặc tạo ra nếp mí mới cho cả hai bên mắt, nhằm tạo ra đường nếp mí rõ ràng và đẹp mắt.
- Hai mí mắt không đều, đa nếp mí: Bác sĩ gỡ bỏ nếp mí cũ rồi đo vẽ lại mí mắt hai bên. Tiến hành căn chỉnh, loại bỏ da thừa (nếu có) để tạo ra đôi mắt 2 mí rõ ràng và tự nhiên.
- Lật bờ mi dưới: Sửa mí bị lật bờ mí dưới được coi là một ca phẫu thuật phức tạp. Bác sĩ phải bù đắp phần khuyết thiếu mí dưới, nâng cơ mi dưới, cố định lại nếp mí. Đôi mắt sẽ giải quyết được các vấn đề bệnh lý trước tiên và tiếp đó hồi sinh phần mi dưới gọn gàng, thẩm mỹ.
Nhưng nhìn chung, việc phẫu thuật sửa mí hỏng sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với cắt mí; đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn giỏi và nhiều kinh nghiệm chỉnh sửa mí mắt bị biến chứng. Do vậy, khi bạn gặp phải vấn đề về mí mắt bị hỏng, bạn tuyệt đối không được chủ quan mà hãy tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín, tìm gặp bác sĩ giỏi để được giúp đỡ chỉnh sửa đúng cách.
Thời điểm nào nên thực hiện phẫu thuật sửa mí hỏng?
Chia sẻ về điều này, bác sĩ Trang – giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic cho biết: Khi mí mắt bị hỏng, sẽ không thể tiến hành chỉnh sửa ngay mà cần có thời gian để nếp mí khô và ổn định trước. Như vậy, thời gian tốt nhất để khắc phục mí mắt hỏng là khoảng 3 – 6 tháng sau khi thực hiện.
Đừng quá nôn nóng để chỉnh sửa, cơ mí mắt rất yếu, dễ gây tổn thương thị lực. Bạn chỉ nên thực hiện khi sự đồng ý của bác sĩ có chuyên môn tại những cơ sở thẩm mỹ uy tín.

Phẫu thuật sửa mí hỏng sẽ phức tạp và khó khăn hơn so với cắt mí.
Cần chú ý gì khi phẫu thuật sửa mí hỏng
Cơ sở thẩm mỹ sửa mí hỏng
Vẫn biết tâm lý của khách hàng vẫn muốn mau chóng khắc phục tình trạng mí mắt bị hỏng càng sớm càng tốt, về tùy tiện tìm đến các cơ sở thẩm mỹ hứa hẹn hồi phục mí mắt về trạng thái ban đầu. Nhưng bạn cần “tỉnh táo” trước điều này.
Một cơ sở thẩm mỹ uy tín sẽ phải đáp ứng điều kiện cần về giấy phép hoạt động theo quy định của Bộ Y Tế, bên cạnh đó là những trang thiết bị, phòng ốc cùng đội ngũ bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Bạn hãy tìm hiểu kỹ những yếu tố này để có thể yên tâm trao gửi khi cần khắc phục tình trạng mí mắt bị hỏng.
Bác sĩ sửa mí hỏng
Việc tái phẫu thuật chỉnh sửa mí mắt lỗi hỏng đúng cách, bác sĩ phải thực hiện cả hai công đoạn: vừa giải quyết nguyên nhân làm hỏng mí mắt vừa phải tiến hành phẫu thuật để đảm bảo tính thẩm mỹ cho đôi mắt. Chính vì vậy, quá trình này sẽ đòi hỏi nhiều ở tính chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Bạn có thể kiểm tra thông tin về giấy phép hành nghề của bác sĩ sẽ thực hiện sửa mí hỏng cho bạn tại Cổng tra cứu thông tin của Sở Y tế nhé.
Không được chủ quan
Như đã đề cập, việc phẫu thuật sửa mí hỏng cần có thời gian để có thể khắc phục tình trạng biến chứng do phẫu thuật sai cách gây ra. Bạn hãy trao đổi kỹ lưỡng những vấn đề bạn gặp phải, kỳ vọng của bản thân để có thể đạt được hiệu quả chỉnh sửa mí mắt như ý.
Trên đây là những giải đáp về phẫu thuật sửa mí hỏng, giúp bạn hình dung rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách để khắc phục theo đúng quy chuẩn Y khoa. Hy vọng bài viết đã giúp ích đến bạn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ giải đáp, hoặc cần đặt lịch tư vấn với bác sĩ nâng mũi. Bạn vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo thông tin dưới đây:
TARA Beauty Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM