Chắc hẳn bạn đã đều nghe về hai kỹ thuật nâng mũi được đề cập trong bài, vậy nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn thì tốt hơn? Trong bài viết này, TARA Beauty Clinic sẽ giúp bạn tìm được lựa chọn cho bản thân mình. Cùng tìm hiểu nhé.
- Xem thêm: 7 lưu ý quan trọng trước khi nâng mũi
- Xem thêm: Đâu là phương pháp nâng mũi an toàn nhất hiện nay?
Nâng mũi là một dạng tiểu phẫu trong thẩm mỹ. Tùy thuộc vào khuyết điểm hiện có của dáng mũi mà bác sĩ sẽ sử dụng sụn để làm chất liệu độn, nhằm thay đổi hình dáng, kích thước của chiếc mũi, giúp cải thiện những khuyết điểm về mũi, mang lại chiếc mũi hài hoà, tỷ lệ hơn so với cấu trúc gương mặt.
Hiện nay, có 3 kỹ thuật chính được sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi, đó là: nâng mũi cấu trúc, nâng mũi bọc sụn và nâng mũi đặt sống. Trong bài viết này, TARA Beauty Clinic sẽ giải đáp đến bạn câu hỏi được nhiều bạn quan tâm, khi không biết nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn thì tốt hơn?
Nếu bạn đang có cùng thắc mắc, vậy hãy theo dõi nội dung được giải đáp chi tiết dưới đây nhé.
Nội Dung Bài Viết
So sánh nâng mũi cấu trúc và nâng mũi bọc sụn
Nâng mũi cấu trúc là gì?
Hiểu một cách đơn giản, nâng mũi cấu trúc là phương pháp can thiệp trực tiếp đến cấu trúc xương và sụn của mũi. Liệu pháp thẩm mỹ này sẽ giúp làm mới lại toàn bộ dáng mũi, từ phần sống mũi, đầu mũi cho đến trụ mũi. Đây cũng là phương pháp khắc phục hoàn toàn các nhược điểm của dáng mũi mà những phương pháp khác như: căng chỉ, tiêm filler, nâng mũi bọc sụn, nâng mũi đặt sống… không mang lại được hiệu quả như ý muốn.
Phương pháp nâng mũi cấu trúc phù hợp với các trường hợp:
- Mũi thấp, ngắn, hếch.
- Bị tai nạn hoặc chấn thương ở phần mũi.
- Từng nâng mũi nhưng không như ý hoặc bị biến chứng của lần phẫu thuật trước.
- Mũi thấp tẹt, lệch vẹo, mũi chấn thương do tai nạn, đầu mũi to như quả cà chua, mũi hỏng do sửa đi sửa lại nhiều lần.
Dáng mũi của khách hàng sau khi thực hiện nâng mũi cấu trúc.
Nâng mũi bọc sụn là gì?
Nâng mũi bọc sụn (hay còn gọi là phương pháp nâng mũi bán cấu trúc) là kỹ thuật giúp nâng cao phần sống mũi, giúp sóng mũi cao hơn, thon hơn nhờ chất liệu độn. Thêm vào đó phần đầu mũi sẽ được bảo vệ thêm bởi một lớp sụn tai. Khi sóng mũi sẽ được đẩy lên cao, đầu mũi và cánh mũi cũng sẽ được kéo lên cao hơn.
Phẫu thuật nâng mũi cấu trúc như thế nào?
Phương pháp này được thực hiện bằng cách chỉnh toàn diện dáng mũi từ: sống mũi, dựng trụ mũi, làm thon gọn cánh mũi, kéo dài và tạo hình đầu mũi, tạo dáng mũi hình S-line/ L-Line, tùy chỉnh độ cong của dáng mũi từ điểm chân mày, điểm góc mũi và đầu mũi…
Tùy vào loại sụn sử dụng (sụn nhân tạo kết hợp với sụn tự thân, hay sử dụng sụn tự thân hoàn toàn) mà bác sĩ sẽ tiến hành tạo hình mũi.
- Phần đầu mũi: Sử dụng sụn tự thân (sụn vành tai, sụn sườn, sụn vách ngăn) để cho đầu mũi có dáng mềm mại, đồng thời tránh được các biến chứng như thủng da, lòi sụn hay gặp phải khi dùng sụn nhân tạo.
- Tạo hình sống mũi (sóng mũi): Bác sĩ sẽ sử dụng sụn nhân tạo hoặc sụn tự thân để tạo hình. Loại sụn này sẽ được gọt đẽo phù hợp với cấu trúc mũi của mỗi người để đạt tỉ lệ hài hòa nhất trên gương mặt. Phần sống mũi mới sẽ được cố định vào cấu trúc sụn bên dưới, đảm bảo không bị lệch vẹo sau khi phẫu thuật.
Bác sĩ Trang – giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic trực tiếp phẫu thuật nâng mũi cho khách hàng.
Phẫu thuật nâng mũi bọc sụn được thực hiện như thế nào?
Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng sụn nhân tạo để tạo hình phần sóng mũi, còn phần đầu mũi sẽ được bọc bằng sụn tự thân hoặc sụn sinh học Phần sóng mũi sẽ được tạo hình bằng các sụn nhân tạo; phần đầu mũi sẽ được bọc thêm bằng sụn tự thân (một số trường hợp sử dụng sụn sinh học) có độ tương thích cao với cơ thể giúp hạn chế được hiện tượng đào thải vật liệu sau nâng. Cụ thể:
- Sụn nhân tạo: Được sử dụng tạo hình sóng mũi như Silicon, Surgiform, Bistool, Softxil,…
- Sụn tự thân: Sụn được lấy từ chính cơ thể người như sụn tai, sụn vách ngăn hoặc sụn sườn. Tuy nhiên loại sụn được sử dụng trong nâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi thường là sụn tai.
- Sụn sinh học tương hợp: Loại sụn sinh học thường dùng để bọc đầu mũi là Megaderm.
Nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn thì tốt hơn?
Ai nên nâng mũi cấu trúc?
Người có dáng mũi nhiều khuyết điểm
Để chỉnh sửa những dáng mũi khó như: mũi quá thấp, đầu mũi ngắn, mũi hếch, cánh mũi to bè, mũi bị chấn thương do tai nạn… Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ phải can thiệp vào toàn bộ cấu trúc của mũi; sau đó dựng lại dáng mũi mới được cao, thon gọn và sống mũi cong mềm mại giúp cho gương mặt được hài hòa hơn. Lúc này, nâng mũi cấu trúc sẽ là phương pháp phù hợp nhất để bạn có được dáng mũi như ý, cũng như duy trì hiệu quả thẩm mỹ lâu dài hơn hẳn so với việc nâng mũi khác.
Dáng mũi Trước – Sau của khách hàng sau khi phẫu thuật nâng mũi cấu trúc.
Người thực hiện nâng mũi lần sau
Với những trường hợp mũi đã chỉnh sửa trước đó nhưng không ưng ý, bác sĩ sẽ tiến hành tháo sụn và phác thảo lại dáng mũi mới cho phù hợp. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp vào cấu trúc của mũi để tiền hành tạo hình lại dáng mũi, cũng như khắc phục những điểm của dáng mũi cũ không ưng ý.
Người bị biến chứng do phẫu thuật nâng mũi trước đó
Với trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành tách bỏ chất liệu độn trước đó, cũng như tiến hành làm sạch khoang mũi để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng. Sau khoảng 6-12 tháng khi vùng mũi đã đi vào ổn định, bác sĩ sẽ tiến hành đặt lại sụn mới để nâng cao dáng mũi.
Tuy nhiên, việc tháo sụn sẽ khiến dáng mũi bị thấp đi, da mũi chùng xuống và mũi có xu hướng bị co rút. Và để không làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ trên gương mặt sau khi tháo sụn mũi. Bác sĩ sẽ đặt trung bì mỡ làm chất liệu độn, giúp định dáng mũi trong thời gian chờ đợi làm lại cấu trúc mũi mới.
Ai nên nâng mũi bọc sụn?
So với kỹ thuật nâng mũi cấu trúc, phương pháp này thực hiện đơn giản hơn khi không cần phải can thiệp nhiều vào cấu trúc của dáng mũi. Điều này cũng đồng nghĩa việc phẫu thuật nâng mũi bọc sụn sẽ đặc biệt phù hợp với những bạn sở hữu dáng mũi ít khuyết điểm, chỉ thiếu độ cao của sóng mũi và phần đầu mũi không bị quá to, ngắn hay mũi hếch.
Như vậy, phương pháp này phù hợp với những khách hàng có khuyết điểm về dáng mũi như:
- Người có dáng mũi thấp, ngắn nhưng có độ dài, dáng mũi tương đối đẹp.
- Người không muốn can thiệp vào cấu trúc mũi
- Người có đặc điểm da đầu mũi mỏng
- Người đã từng nâng sống mũi bị tụt sống, đỏ đầu mũi
Bên cạnh đó, khi chia sẻ về vấn đề ‘Nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn thì tốt hơn”, bác sĩ Trang – giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic cho biết: Trên thực tế, phương pháp nâng mũi cấu trúc này phù hợp với tất cả mọi dáng mũi. Tuy nhiên, đối với những dáng mũi có ít khuyết điểm và không cần phải can thiệp vào cấu trúc xương mũi, bác sĩ sẽ gợi ý lựa chọn nâng mũi bọc sụn … mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ của dáng mũi. Điều này sẽ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc nâng mũi cấu trúc.
Như vậy, để hiểu rõ vấn đề nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn thì tốt hơn, sẽ phụ thuộc nhiều vào khuyết điểm hiện có trên dáng mũi của bạn. Một bác sĩ có tâm, có tầm trong nghề sẽ giúp bạn tư vấn rõ nhất, để đảm bảo bạn sẽ có dáng mũi đẹp như ý trong ngân sách vừa đủ.
Trên đây là so sánh chi tiết về hai phương pháp nâng mũi đang được thực hành phẫu thuật hiện nay. Hy vọng rằng với những cung cấp được gửi đến, bạn cũng tìm ra được câu trả lời cho chính vấn đề: nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn thì tốt hơn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp, hoặc cần tới sự tư vấn từ bác sĩ. Bạn vui lòng liên hệ đến TARA Beauty Clinic theo thông tin dưới đây:
TARA Beauty Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM

Tiến sĩ Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang
Chứng chỉ hành nghề Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ số 0011441/BYTCCHN –
Do Bộ Y Tế cấp ngày 16/12/2013
Hơn 19 năm kinh nghiệm Y khoa, hơn 19 năm kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ và là giảng viên Bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ, Đại học Y dược TP.HCM
Kinh nghiệm hơn 15.000 ca phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt: thẩm mỹ mũi, cắt mắt, độn cằm và phẫu thuật trẻ hoá như căng da, cắt da thừa, tiêm trẻ hoá.
Từng tham gia công tác tại khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ BV Đại học Y Dược TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Hàm mặt BV Răng hàm mặt TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ BV Chợ Rẫy.
Giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic – PK Thẩm mỹ đạt Top 3 Kiểm định chất lượng Sở Y Tế TPHCM 2023