TaraClinic

Giải đáp toàn bộ về nâng mũi sụn nhân tạo hiện nay

Nếu bạn đang có ý định sử dụng phương pháp nâng mũi sụn nhân tạo nhưng vẫn còn nhiều lo lắng về chất liệu sụn này. Vậy đừng bỏ qua bài viết giải đáp từ A-Z về vấn đề mà bạn đang thắc mắc, sẽ được đề cập chi tiết trong bài viết này nhé.

Sụn nhân tạo được sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi là loại sụn silicon hoặc các loại sụn sinh học được sản xuất theo chính hình dáng mũi của khách hàng, đem lại tính mềm dẻo và độ tương thích cao. Các chất liệu này đều có đặc tính dẻo, dễ tạo hình và được kiểm chứng an toàn với cơ thể người để giảm thiểu tình trạng bị kích ứng hay đào thải sụn. Vậy nâng mũi sụn nhân tạo có tốt không? Và đâu là những điều cần lưu ý khi chọn sụn nhân tạo để nâng mũi? Hãy cùng TARA Beauty Clinic tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

Nâng mũi sụn nhân tạo là gì?

Đây là phương pháp cải thiện hình dạng của dáng mũi, giúp sóng mũi cao hơn bằng chất liệu sụn nhân tạo. Bằng việc nâng mũi sụn nhân tạo, sẽ khắc phục những e ngại về việc cảm giác sợ đau mà nhiều khách hàng gặp phải khi sử dụng sụn tự thân để nâng mũi.

Khi được phẫu thuật đúng quy trình, và được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn, bạn sẽ có được dáng mũi bền đẹp như ý, không để lộ dấu hiệu thẩm mỹ. 

Phân loại sụn nhân tạo dùng để nâng mũi hiện nay

Như đã đề cập ở trên, thị trường sụn nhân tạo được sử dụng trong thẩm mỹ mũi tương đối đa dạng. Mỗi loại sụn lại có ưu điểm và mặt hạn chế riêng. Tùy vào khuyết điểm của dáng mũi cũng như ngân  sách của khách hàng mà bác sĩ sẽ tư vấn chất liệu sụn phù hợp. 

  • Sụn nâng mũi silicon: Có thể tồn tại trong cơ thể từ 3-5 năm, giá thành rẻ. 
  • Sụn nâng mũi Hàn Quốc Softxil Bistool: có độ bám dính hoàn hảo và lên phom chuẩn xác, khả năng tương thích với cơ thể tương đối cao, lên tới 80%, độ bên cao, có thể tồn tại trong cơ thể từ 10-15 năm.
  • Sụn nâng mũi Nanoform của Mỹ: Đây là chất liệu sụn cao cấp được ứng dụng công nghệ độc quyền từ Mỹ, cho độ an toàn và tính thẩm mỹ cao. Có độ tương thích với cơ thể người lên đến 90%, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng, kể cả những người có cơ địa nhạy cảm. Đồng thời, chất liệu này có độ bám dính tốt, khả năng định hình cao, không bị xô lệch và có khả năng cản lực, chống va đập mạnh giữ cho dáng mũi luôn ổn định trong thời gian dài.
  • Sụn mũi Surgiform: Surgiform có nguồn gốc từ xứ sở kim chi – Hàn Quốc. Loại sụn này có đặc điểm tương tự với sụn Nanoform, chỉ  khác biệt về độ dày và thiết kế của nó.
  • Sụn mũi Megaderm: Nếu muốn sử dụng sụn nhân tạo có đặc tính khá giống với sụn tự thân thì bạn hãy chọn sụn mũi Megaderm. Loại sụn này có nguồn gốc chiết xuất từ lớp biểu bì trên cơ thể người nên độ tương thích rất cao.
  • Sụn mũi Gore Tex: Sụn này được sử dụng phổ biến tại các nước khu vực Tây Âu. Điểm nổi bật của sụn Gore Tex là khả năng tương thích với cơ thể cao, tích hợp tốt với các mô mềm xung quanh và duy trì kết quả dài lâu. Cùng với đó, loại sụn này còn chịu đựng được nhiệt độ khắc nghiệt hơn so với sụn silicon.

Sụn nhân tạo để nâng mũi

Sụn nhân tạo để nâng mũi

Ưu điểm khi phẫu thuật nâng mũi sụn nhân tạo

  • Có tình mềm dẻ, có thể tương thích với cơ thể của nhiều người. 
  • Sản phẩm có độ bền cao.
  • Chi phí đa dạng, tiết kiệm so với sụn tự thân.
  • Không gây xâm lấn nhiều so với nâng mũi sụn tự thân.
  • Mang đến một dáng mũi cao, thẳng, đầu mũi tròn đẹp như ý muốn.

Một số sai lầm thường mắc phải khi nâng mũi sụn nhân tạo

Không phải ai cũng phù hợp sử dụng sụn nhân tạo

Bản  chất của nâng mũi bằng sụn nhân tạo là làm cao sóng mũi. Do vậy, việc sử dụng sụn nhân tạo chỉ phù hợp với những khách hàng có sóng mũi thấp nhưng đã có sẵn độ dài. Trong trường hợp dáng mũi có nhiều khuyết điểm, cần phải can thiệp vào cấu trúc mũi, bác sĩ có thể lựa chọn kết hợp sụn nhân tạo và sụn tự thân hoặc sụn sinh học để tạo hình đầu mũi, trụ mũi, sóng mũi.

Tuy nhiên để đạt kết quả như mong muốn khách hàng nên tư vấn rõ với bác sĩ mức độ cải thiện khi nâng nhẹ sóng. Vì đối với từng dáng mũi cụ thể thì hiệu quả sẽ khác nhau.

Có nguy cơ gây ra tình trạng bóng đỏ, lộ sóng

Sụn nhân tạo có tính chất bào mòn da khi đặt sụn nhân tạo vào cả sóng và đầu mũi thì qua thời gian phần sụn sẽ tụt xuống, giá đỡ cho sụn nhân tạo lúc này là lớp da đầu mũi mỏng manh nên sẽ dễ dàng dẫn đến hiện tượng mỏng, lộ sóng, bóng đỏ, thủng da đầu mũi. Trường  hợp này thường gặp phải khi lạm dụng sụn nhân tạo quá mức, hoặc với những khách hàng có da đầu mũi mỏng.

Không được nâng mũi quá cao

Sử dụng sụn nhân tạo để nâng sóng quá cao sẽ khiến gương mặt kém hài hòa tự nhiên. Bên cạnh đó khi đặt sóng quá cao, áp lực gây ra từ sóng mũi khiến trụ mũi không thể cố định vững chắc và lâu dài dẫn đến các trường hợp như lệch sóng, lộ sóng…

Nên lựa chọn loại sụn nhân tạo hay sụn tự thân để nâng mũi?

Ưu điểm sụn nhân tạo

Như đã đề cập phần đầu bài viết, một trong những ưu điểm nổi trội khiến sụn nhân tạo được ưa chuộng sử dụng chính là giảm thiểu khả năng xâm lấn. Ngoài ra, công nghệ thẩm mỹ hiện đại đã phát minh ra các loại sụn nhận tạo mang đến độ tương thích cao như Surgiform, không kém gì so với việc sử dụng tự thân để nâng mũi.  

Sụn nhân tạo để nâng mũi

Nâng mũi sụn nhân tạo Surgiform

Ưu điểm sụn tự thân

Một trong những điểm nổi trội của tự thân, đó chính là sự tương thích tuyệt đối nên không gây ra tình trạng đào thải chất liệu, gây ra tình trạng bóng đỏ, lộ sóng. Bên cạnh đó là đặc tính mềm với độ cong tự nhiên nên dễ dàng chỉnh hình toàn bộ cấu trúc mũi: sống mũi, đầu mũi, trụ mũi cho kết quả dáng mũi đẹp tự nhiên.  

 Vậy lựa chọn loại sụn nào để nâng mũi thì phù hợp nhất? Nếu mũi da mũi bạn mỏng, dễ bị dị ứng với chất liệu ngoại lai thì nâng mũi sụn tự thân sẽ là phương pháp phù hợp nhất. Bên cạnh đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để có thể đạt được hiệu quả thẩm mỹ như ý muốn, cũng như phù hợp với ngân sách nâng mũi mà bạn dự trù nhé.

Nâng mũi sụn nhân tạo giữ được bao lâu?

Có thể thấy, rất nhiều yếu tố từ chủ quan đến khách quan sẽ trực tiếp tác động vào hiệu quả duy trì của dáng mũi sau phẫu thuật. 

Tay nghề của bác sĩ

Yếu tố về “con người” sẽ quyết định rất lớn tới tốc độ lành thương sau nâng mũi, tránh biến chứng nhiễm trùng, co rút hay biến dạng mũi. Bởi không ai trong chúng ta mong muốn gặp phải tình trạng mũi bị biến dạng, sưng tấy, ửng đỏ nơi đầu mũi, dáng mũi không phù hợp với gương mặt… chỉ vì tay nghề của bác sĩ phẫu thuật. 

Chất liệu sụn nâng mũi

Tùy từng loại sụn nhân tạo mà mức độ tương thích với tình trạng của khách hàng cũng khác nhau. Ví dụ: nâng mũi bằng sụn silicon sẽ có kết quả kém hơn so với sụn sinh học Surgiform và ngược lại. Ngoài ra, tất cả các vật liệu nhân tạo cần đảm bảo nguồn gốc xuất xứ cùng chứng nhận an toàn cho cơ thể. Nếu sử dụng sụn nâng mũi kém chất lượng rất dễ dẫn đến tình trạng viêm, nhiễm trùng gây co rút và biến dạng mũi. Khi đó, hiệu quả của dáng mũi gần như là không có và khách hàng phải tốn rất nhiều tài chính cũng như sức khoẻ để có được dáng mũi khác ưng ý.

Môi trường nâng mũi phải đảm bảo vô trùng

 Khi nâng mũi các bạn cần lựa chọn những địa chỉ nâng mũi uy tín đạt chuẩn vô trùng phòng mổ. Không nên nghĩ rằng phẫu thuật nâng mũi là một tiểu phẫu đơn giản mà có thể thực hiện ở giường gội đầu hoặc giường chăm sóc da mặt.

Chăm sóc sau phẫu thuật nâng mũi

 70% thành công của một ca phẫu thuật nâng mũi đến từ bác sĩ và chất liệu sử dụng. 25% sẽ đến từ quá trình chăm sóc hậu phẫu mà chính bạn là người quyết định nó. Vậy nên bạn hãy đảm bảo chế độ ăn uống và thực hiện quy trình chăm sóc tại nhà theo đúng chỉ định của bác sĩ để được hiệu quả nâng mũi lâu dài. 

Cơ địa của mỗi người

Đây chính là 5% khách quan còn lại sẽ tác động đến hiệu quả nâng mũi. Suy cho cùng, không có phương pháp thẩm mỹ y khoa nào là tuyệt đối vì cơ địa của mỗi người là khác nhau. Chính vì vậy, tùy thuộc vào tình trạng cơ địa của mỗi người mà hiệu quả nâng mũi cũng có sự khác biệt.

Khi đáp ứng được các yếu tố trên, độ bền của dáng mũi có thể kéo dài từ 20-30 năm, thậm chí là vĩnh viễn – bác sĩ Trang – giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic cho biết.

Nâng mũi bằng sụn nhân tạo cần lưu ý những gì?

Sóng mũi và đầu mũi bị mỏng da

Mỏng da là loại biến chứng thường gặp khi nâng mũi sụn nhân tạo. Tình trạng này thường xuất hiện sau khi nâng mũi trên một năm. Nguyên nhân mỏng da phần lớn đến từ chính kỹ thuật của người thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ và chất lượng của loại sụn đã chọn. Cụ thể:

  • Để sụn nhân tạo quá dài so với dáng mũi dẫn đến hiện tượng đầu mũi bị kéo căng, bóng đỏ. Theo thời gian, phần sụn nhân tạo sẽ bị tụt xuống phần đầu mũi, khiến cho phần da tại khu vực này bị dãn ra và mỏng dần.
  • Chất liệu sụn quá cứng khiến cho dáng mũi thô, không tự nhiên. Sau một thời gian, sụn sẽ gây bào mòn khiến cho sóng mũi và đầu mũi bị mỏng da.  

4 biến chứng thường gặp khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo

Mũi bị bóng đỏ, mỏng da gây nên tình trạng lộ sóng sau phẫu thuật.

Mũi bị xơ cứng, vôi hóa

Mũi bị vôi hóa hoặc xơ cứng sẽ xuất hiện ra những khối u cứng nơi sóng mũi. Loại biến chứng này thường gặp khi nâng mũi bằng vật liệu silicon nên dễ hình thành bao xơ xung quanh.

Khi gặp phải tình trạng này, khách hàng sẽ cảm thấy ngứa và khó chịu tại vùng da bị vôi hóa. Ngoài ra, phần sóng mũi sẽ bị gồ ghề so với bề mặt da, dáng mũi bị lệch vẹo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ của dáng mũi.

Nguyên nhân gặp phải tình trạng này đến từ chính hạn chế của sụn nhân tạo. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, hiện tượng vôi hóa sẽ tỉ lệ thuận với thời gian vì đặc tính vốn có của silicon. Do đó, nhiều khách hàng tìm đến sụn sinh học hoặc sụn tự thân để tránh gặp phải loại biến chứng này. 

4 biến chứng thường gặp khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo

Mũi bị xơ cứng 

Lệch vách ngăn

Đây là một trong những biến chứng thường gặp khi nâng mũi sụn nhân tạo mà nhiều khách hàng gặp phải. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường đến từ việc nâng sóng mũi quá cao so với sức chịu lực của vách ngăn, hoặc do vách ngăn của khách hàng bị mỏng ngay từ ban đầu. 

Nâng mũi sụn nhân tạo có đau không?

Nâng mũi sụn nhân tạo hoàn toàn không gây ra bất kỳ cảm giác đau hay khó chịu trong suốt quá trình thực hiện. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về điều này khi nâng mũi tại TARA Beauty Clinic. 

Quy trình “Nâng mũi không đau” được bác sĩ chúng tôi thực hiện và phối hợp lồng ghép các phương pháp gây tê để mất cảm giác đau vào tất cả các công đoạn. Đây được gọi là phương pháp là GÂY TÊ ĐA TẦNG hay GÂY TÊ ĐA MÔ THỨC (phối hợp cả gây tê hoá học – thuốc và vật lí – nhiệt độ lạnh). Cụ thể:

  • Gây tê bề mặt: Khách hàng trước khi nâng mũi được ủ tê trước mổ để giảm cảm giác đau đầu tiên khi tiêm thuốc tê. 
  • Gây tê tại chỗ: Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê tại chỗ vào vùng phẫu thuật gây mất cảm giác đau.
  • Gây tê lạnh: Toàn bộ gạc và nước rửa trong suốt quá trình nâng mũi được đảm bảo đủ lạnh để tạo cảm giác tê như chúng ta áp đá vào da, hoặc khi ở trong môi trường lạnh có tuyết gây mất cảm giác toàn bộ vùng da tiếp xúc
  • Gây tê vùng: Bác sĩ sẽ bổ sung thêm thuốc tê tại các vị trí các nhánh thần kinh chi phối cảm giác cho vùng mũi để chúng ta không còn cảm giác đau khi nâng mũi.

Nâng mũi sụn nhân tạo có đẹp không?

Cần khẳng định rằng tính thẩm mỹ của dáng mũi sau nâng phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề và con mắt thẩm mỹ của bác sĩ. Phụ thuộc vào những khuyết điểm ban đầu của dáng mũi, bác sĩ sẽ tiến hành phác thảo dáng mũi mới, gọt chất liệu sụn để phù hợp, đảm bảo sóng mũi có đường cong tự nhiên, “đẹp mà không giả”. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng nâng mũi nhân tạo mang đến dáng mũi đẹp như ý muốn, chỉ khi bạn được phẫu thuật bởi bác sĩ giỏi, có tâm và có tầm trong lĩnh vực thẩm này.

Sụn nhân tạo để nâng mũi

Khách hàng sau khi được nâng mũi bằng sụn nhân tạo

Nâng mũi sụn nhân tạo bao lâu thì lành?

Đối với phương pháp xâm lấn như phẫu thuật nâng mũi, thời gian để lành vết thương sẽ phụ thuộc nhiều vào tay nghề bác sĩ thực hiện cũng như quá trình chăm sóc vệ sinh dáng mũi tại nhà trong thời gian hậu phẫu. Khi được thực hiện đúng cách, quá trình lành thương sẽ diễn ra theo thứ tự sau:  

  • Ngày 1 – 2: Vết thương do phẫu thuật vẫn sưng bầm, có thể chảy dịch mũi và cảm giác nhức trong mũi.
  • Ngày 3 – 5: Vết thương sẽ giảm sưng, giảm bầm, giảm đau nhức.
  • Ngày 7: Tháo nẹp. Định hình đạt 80 – 90% dáng mũi.
  • Ngày 10 – 14: Cắt chỉ. Đạt 75 – 80% dáng mũi.
  • Sau 3 – 6 tháng: Dáng mũi hoàn thiện ổn định.   

Nâng mũi sụn nhân tạo cần kiêng những gì?

Trong quá trình sinh hoạt tại nhà, dưới đây là những điều bạn cần tránh để dáng mũi được vào form được nhanh hơn.

  • Không ăn các thức ăn dễ gây dị ứng như thịt gà, hải sản…  
  • Không ăn các thực phẩm giàu chất sắt như rau muống, thịt bò… là những loại thực phẩm dễ gây ra tình trạng sẹo đen xấu
  • Không ăn các thực phẩm có lượng đường cao như đồ nếp, chè… bởi gạo nếp có tính nóng sẽ làm vết thương bị sưng, đọng mủ
  • Không sử dụng chất kích thích, thức ăn cay nóng trong 2 tuần đầu tiên kể từ thời điểm phẫu thuật.
  • Ngưng các thực phẩm chức năng bổ sung collagen trong 2 – 4 tuần dễ gây sẹo lồi, sẹo phì đại.
  • Không vận động nặng hoặc hạn chế tối đa việc vận động nặng trong tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật.
  • Không đeo kính mắt nặng nề hoặc khẩu trang có gọng tì đè lên phần sống mũi.
  • Không đụng chạm, sờ nắn mũi, massage mặt trong 2 tuần sau mổ.
  • Tránh để nước tiếp xúc với vùng phẫu thuật. Nếu vô tình dính nước phải lau khô ngay.

Tara Beauty Clinic đơn vị nâng mũi sụn nhân tạo uy tín

Dù lựa chọn sụn tự thân hay sụn nhân tạo trong nâng mũi thì cũng không thể thay đổi  được tính chất phẫu thuật nâng mũi là phương pháp đòi hỏi bác sĩ thẩm mỹ có tay nghề giỏi, đồng thời chất liệu sụn nhân tạo được sử dụng cần phải đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và được Bộ Y Tế cấp phép sử dụng. Do vậy, khi xác định thực hiện nâng mũi bạn cần lưu ý 3 yếu tố sau: 

  • Cơ sở thẩm mĩ phải đáp ứng mọi quy trình nâng mũi đạt chuẩn khi thực hiện nâng mũi.
  • Được phẫu thuật bởi bác sĩ thẩm mĩ nâng mũi có chuyên môn giỏi với nhiều năm kinh nghiệm
  • Chất liệu sử dụng trong nâng mũi phải được công nhận về tính an toàn khi đưa vào cơ thể.

Và TARA Beauty Clinic là cơ sở thẩm mĩ đạt chuẩn được Sở Y Tế cấp giấy phép hoạt động theo số hiệu 06820/HCM-GPHĐ, nằm trong Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023).

Đặc biệt, bác sĩ Thảo Trang với hơn 19 năm kinh nghiệm Y khoa, hơn 19 năm kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mĩ, giảng viên bộ môn Tạo hình Thẩm mĩ tại Đại học Y dược TP.HCM, đồng thời là giám đốc chuyên môn của TARA Beauty Clinic sẽ trực tiếp tư vấn, thực hiện phẫu thuật nâng mũi sụn nhân tạo cho khách hàng với 6 bước đạt chuẩn Y khoa như sau:

  • Bước 1: Tư vấn với bác sĩ phẫu thuật lựa chọn vật liệu và dáng mũi phù hợp.
  • Bước 2: Xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ tổng quát trước khi nâng mũi do đây là phương pháp có sử dụng gây mê, gây tê.
  • Bước 3: Tẩy trang, cắt lông mũi, sát khuẩn vùng mũi.
  • Bước 4: Tiến hành phẫu thuật.
  • Bước 5: Xem dáng mũi ngay sau phẫu thuật.
  • Bước 6: Chăm sóc hậu phẫu.

Sụn nhân tạo để nâng mũi

Dáng mũi ngắn của khách hàng được “thiết kế” lại nhờ phương pháp nâng mũi sụn nhân tạo

Trên đây là toàn bộ thông tin về nâng mũi sụn nhân tạo. Hi vọng rằng, qua bài viết này bạn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chất liệu sụn nhân tạo được sử dụng trong nâng mũi để có được dáng mũi mới bền đẹp như ý. 

Nếu bạn có vấn đề gì cần hỗ trợ và giải đáp, hãy liên hệ đến TARA Beauty Clinic theo thông tin dưới đây: 

TARA Beauty Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)

  • Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam
  • Số điện thoại: +84.768.632.632 
  • Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
  • Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM

 

Bài viết liên quan
Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *