TaraClinic

Hướng dẫn vệ sinh mũi sau khi tháo rút sụn

Trong bài viết này, TARA Clinic sẽ hướng dẫn chi tiết đến bạn cách vệ sinh mũi sau khi tháo rút sụn để vết thương nhanh lành. Cùng với đó là những lưu ý trong ăn uống để không gây ra tình trạng thâm hoặc sẹo xấu nơi mũi. Bạn xem nhé.

Trong phẫu thuật thẩm mỹ, để nâng cao sống mũi, bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách cấu trúc xương, đồng thời đưa chất liệu sụn vào bên trong để định hình dáng mũi mới chuẩn theo tỉ lệ vàng của gương mặt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do chủ quan cũng như khách quan, buộc bác sĩ phải can thiệp và tiến hành tháo sụn mũi đã nâng để loại bỏ chất liệu độn đã đưa vào trước đó. 

Để tháo rút sụn, bác sĩ cũng tiến hành gây tê cục bộ để bóc tách da, loại bỏ các biểu mô đã gắn chặt vào sụn và dùng kẹp gắp sụn ra ngoài. Sau cùng, bác sĩ sẽ cố định lại cơ và vùng da, đồng thời dùng chỉ thẩm mỹ để khâu lại là hoàn tất. Do có tác động xâm lấn như vậy nên nhiều khách hàng băn khoăn về cách vệ sinh mũi sau khi tháo rút sụn tại nhà. Nội dung dưới đây, TARA Clinic sẽ hướng dẫn chi tiết đến bạn, 

Tháo sụn mũi bao lâu thì lành?

Thông thường, thời gian lành thương sau khi tháo rút sụn sẽ đi theo trình tự sau:

  • Sau 1-3 ngày: Thời gian này vừa tháo sụn nâng mũi nên bạn vẫn có cảm giác đau, sưng nề do vùng mũi đang chịu tổn thương mô.
  • Sau 5-7 ngày: Đây là thời điểm mũi dần lành thương, sưng nề giảm hẳn.
  • Sau 7-10 ngày: Tiến hành cắt chỉ là hoàn tất.

Hướng dẫn vệ sinh mũi sau khi tháo rút sụn

Tháo rút sụn mũi đã nâng.

Hướng dẫn vệ sinh mũi sau khi tháo rút sụn

Cũng giống như nâng mũi, việc vệ sinh mũi tại nhà sau khi tháo rút sụn trong thời gian chưa cắt chỉ cũng được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa tay sạch.
  • Bước 2: Dùng tăm bông đã thấm ướt bằng nước muối sinh lý để lau nhiều lần cho đến khi sạch dịch, mài đen và những vết máu đọng trên mép vết thương.
  • Bước 3: Dùng tăm bông thấm ướt dung dịch sát trùng lau vết thương và vùng xung quanh gần mép vết thương để diệt vi khuẩn.
  • Bước 4: Dùng tăm bông đã thấm ướt bằng nước muối sinh lý để lau lại vết thương cho đến khi không còn màu vàng của thuốc sát trùng. Việc lau không sạch màu vàng của thuốc sát trùng sẽ tạo ra phản ứng như khi xăm chân mày, sẽ làm xấu vết thương.

Sau thời gian 7-10 ngày, bác sĩ sẽ tiến hành cắt chỉ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên duy trì cách dùng nước muối sinh lý 1 ngày/lần để làm sạch những bụi bẩn bám vào. Trong thời gian này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống sẹo theo chỉ định của bác sĩ.   

Những lưu ý khi ăn uống sau khi tháo rút sụn 

  • Không ăn các thức ăn dễ gây dị ứng như thịt gà, hải sản…  
  • Không ăn các thực phẩm giàu chất sắt như rau muống, thịt bò… là những loại thực phẩm dễ gây ra tình trạng sẹo đen xấu.
  • Không ăn các thực phẩm có lượng đường cao như đồ nếp, chè…Bởi gạo nếp có tính nóng sẽ làm vết thương bị sưng, đọng mủ.
  • Ngưng các thực phẩm chức năng bổ sung collagen trong 2-4 tuần, tránh trường hợp bị sẹo lồi, sẹo phì đại.

Trên đây là những hướng dẫn vệ sinh  mũi khi tháo rút sụn, đi cùng đó là các lưu ý, kiêng khem trong việc ăn uống nhằm tránh để lại sẹo xấu, vết thâm nơi mũi. Hy vọng những thông tin trong bài đã giúp ích đến bạn trong quá trình vệ sinh mũi tại nhà. 

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ đến TARA Clinic theo thông tin dưới đây:

TARA Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)

  • Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam
  • Số điện thoại: +84.768.632.632 
  • Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
  • Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM

 

Bài viết liên quan
Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *