Mũi bị nhiễm trùng là biến chứng nguy hiểm của nâng mũi hỏng. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử. Nguy cơ bị nhiễm trùng mũi có thể xảy ra tại bất kì thời điểm nào trong đời thậm chí là 10-20 năm sau khi nâng. Và trong bài viết này, TARA Clinic sẽ gửi đến bạn những dấu hiệu bị nhiễm trùng mũi, nguyên nhân và cách xử lý để bạn tham khảo. Cùng xem nhé.
- Xem thêm: Nâng mũi có thay đổi vận mệnh không?
- Xem thêm: Kinh nghiệm chăm sóc sau nâng mũi
Khi đề cập đến những loại biến chứng nguy hiểm có thể gặp sau khi nâng mũi, đó chính là tình trạng mũi bị nhiễm trùng. Bởi nếu không được phát hiện kịp thời, bác sĩ buộc phải tiến hành tháo bỏ chất liệu và ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của mũi. Bên cạnh đó, chi phí cho việc chỉnh sửa lại dáng mũi bị nhiễm trùng cũng sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và sức khỏe của khách hàng.
Vậy làm sao có thể biết được dấu hiệu bị nhiễm trùng mũi? Nguyên nhân là gì? Cách xử lý ra sao? Trong bài viết này, TARA Clinic sẽ giải đáp chi tiết đến bạn. Cùng xem nhé.
Nội Dung Bài Viết
Dấu hiệu bị nhiễm trùng mũi
Hiện nay có hai loại chất liệu chính được sử dụng để phẫu thuật nâng mũi là sụn nhân tạo và sụn tự thân. Cả hai đều đáp ứng về yêu cầu tương thích với cơ thể. Tuy nhiên, khách hàng vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng và đào thải với chất liệu nâng mũi sau một thời gian sử dụng. Dù tỷ lệ này không cao nhưng nó lại mang đến rất nhiều hệ lụy nguy hiểm cho khách hàng.
Sau đây sẽ là những dấu hiệu bị nhiễm trùng mũi mà bạn có thể kiểm chứng.
Tấy đỏ, sưng bầm
Đây là tình trạng viêm nhiễm nhẹ. Nếu xảy ra ngay sau khi phẫu thuật thì bạn không cần quá lo ngại do mô mũi bị tác động trong quá trình phẫu thuật, gây ra tình trạng sưng viêm. Tình trạng này sẽ hết sau 2-7 ngày.
Nhưng nếu kéo dài quá 10 ngày bạn cần đến gặp bác sĩ đã phẫu thuật để kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh xảy ra tình trạng mũi bị nhiễm trùng nặng.
Chảy dịch mủ
Bạn sẽ thấy vùng mũi có dấu hiệu bị sưng đau, đi kèm là chảy dịch mủ, máu và có mùi hôi. Những cảnh báo này là dấu hiệu bị nhiễm trùng mũi cấp độ nặng. Bạn cần đến gặp bác sĩ đã phẫu thuật để tiến hành xử lý ngay lập tức.
Hình ảnh cho thấy mũi bị nhiễm trùng nặng sau phẫu thuật.
Nguyên nhân bị nhiễm trùng mũi
Thông thường, nguyên nhân khiến mũi bị nhiễm trùng thường tập trung vào một trong những lý do phổ biến sau:
- Sụn nâng mũi kém chất lượng. Tại một số cơ sở thẩm mỹ chui, để tối hóa doanh thu bù trừ cho việc quảng cáo nâng mũi giá rẻ, nhiều chủ cơ sở làm đẹp chọn những loại sụn nâng mũi không rõ nguồn gốc, không đảm bảo về chất lượng. Vậy nên, khi đưa vào cơ thể sẽ bị đào thải hoặc sinh ra các phản ứng bị nhiễm trùng sau nâng.
- Tay nghề của bác sĩ phẫu thuật. Thẩm mỹ nâng mũi đòi hỏi người thực hiện phải là bác sỹ được cấp phép, đảm bảo quy trình an toàn và vô trùng trong suốt quá trình phẫu thuật. Đồng thời quá trình phẫu thuật cần hạn chế việc gây tổn thương mô, chảy máu, tụ máu cũng như bóc tách quá sâu. Nếu không có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập.
- Cơ sở vật chất không đáp ứng về điều kiện phẫu thuật. Toàn bộ khu vực phẫu thuật phải được đảm bảo vô trùng. Bên cạnh đó, bác sĩ cần khử trùng triệt để vùng phẫu thuật để giảm thiểu tối đa tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra. Đó cũng là lý do TARA Clinic luôn khuyến cáo khách hàng cần phải lựa chọn kỹ càng cơ sở thẩm mĩ sẽ thực hiện nâng mũi thay vì tìm đến các địa điểm quảng cáo nâng mũi giá rẻ, không được cấp phép đang tràn làn trên thị trường.
Xem thêm bài viết: Thế nào là quy trình nâng mũi đạt chuẩn?
Đặt trung bì mỡ khi tháo sụn – Phương pháp xử lý bị nhiễm trùng mũi tại TARA Clinic
Khi xuất hiện dấu hiệu bị nhiễm trùng mũi cấp độ nặng như chảy dịch mủ. Bác sĩ sẽ tiến hành tháo sụn và làm sạch khoang mũi để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng. Sau khoảng 6-12 tháng khi vùng mũi đã đi vào ổn định, bác sĩ sẽ tiến hành đặt lại sụn mới để nâng cao dáng mũi. Tuy nhiên, việc tháo sụn sẽ đồng nghĩa khiến dáng mũi bị thấp đi, da mũi chùng xuống và mũi có xu hướng bị co rút.
Do vậy, để hạn chế tình trạng trên, cũng như không làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ trên gương mặt sau khi tháo sụn mũi. Bác sĩ sẽ đặt trung bì mỡ để làm chất liệu độn giúp định dáng mũi trong thời gian chờ đợi làm lại cấu trúc mũi mới.
Khi có dấu hiệu bị nhiễm trùng mũi, điều không mong muốn chính là tiến hành tháo sụn để làm sạch các ổ khuẩn trong khoang mũi.
Và TARA Clinic là cơ sở thẩm mỹ đạt chuẩn y khoa được Sở Y Tế cấp giấy phép hoạt động theo số hiệu 06820/HCM-GPHĐ và nằm trong Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023).
Đặc biệt, bác sĩ Thảo Trang với hơn 19 năm kinh nghiệm Y khoa, hơn 19 năm kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ và là giảng viên bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ tại Đại học Y dược TP.HCM sẽ trực tiếp tư vấn, thực hiện phẫu thuật nâng mũi bằng trung bì mỡ, xử lý tình trạng bị nhiễm trùng mũi cho khách hàng khi tìm đến TARA Clinic làm đẹp.
Sau đây là quy trình đặt trung bì mỡ khi tháo sụn tại TARA Clinic đạt chuẩn y khoa để bạn tham khảo.
Bước 1: Bác sĩ phẫu thuật trực tiếp tư vấn
Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ tình trạng dáng mũi của bạn: viêm nhiễm, bóng đỏ,… dẫn đến việc buộc phải tiến hành tháo sụn. Bên cạnh đó, bác sĩ Thảo Trang cũng tư vấn kỹ càng về việc đặt trung bì mỡ sau khi tháo sụn, hình dạng dáng mũi sẽ trông ra sao và thời gian cần chờ đợi để tiến hành đặt sụn mới.
Bước 2: Kiểm tra sức khỏe tổng quát
Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê để tháo sụn cũng như việc lấy trung bì mỡ. Do vậy, khách hàng cần được kiểm tra sức khỏe toàn diện để xác định điều kiện sức khỏe, thể trạng có phù hợp để tiến hành phẫu thuật hay không. Đây là một trong những điều rất quan trọng để tránh những biến chứng có thể xảy đến trong quá trình phẫu thuật.
Bước 3: Tháo sụn mũi và đặt trung bì mỡ
Để tháo sụn mũi, bác sĩ sẽ thực hiện một tiểu phẫu nhỏ để rút toàn bộ chất liệu sụn cũ ra ngoài thông qua đường khoang mũi.
Bước 4: Ghép trung bì mỡ vào mũi
Đối với việc đặt trung bì mỗ khi tháo sụn, bác sĩ sẽ tiến hành cố định khối trung bì mỡ bằng phương cấy ghép với 1 điểm cố định ngoài da để định hình sống mũi tạm thời. Trung bì mỡ tạo ra độ mềm mại của sống mũi và chờ đến thời điểm phù hợp để đặt sống mũi mới.
Khách hàng được ghép trung bì mỡ khi tháo sụn do bị nhiễm trùng bởi ca phẫu thuật nâng mũi tại cơ sở kém chất lượng.
Bước 5: Chăm sóc hậu phẫu
Sau khi phẫu thuật nâng mũi bằng trung bì mỡ hoàn tất, khách hàng sẽ được đưa vào phòng chăm sóc hậu phẫu và có thể ra về trong ngày. Chuyên viên điều dưỡng sẽ hướng dẫn kỹ càng việc chăm sóc tại nhà, lịch theo dõi và tái khám để đảm bảo việc lành thương được diễn ra nhanh chóng.
Hy vọng rằng với dấu hiệu bị nhiễm trùng mũi được nêu ra đã giúp ích đến bạn trong việc phòng tránh, nhận diện và xử lý một trong những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi nâng mũi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp về việc phẫu thuật nâng mũi, hoặc cần xử lý mũi bị lệch hỏng do phẫu thuật trước đó, hãy liên hệ với TARA Clinic theo thông tin dưới đây:
TARA Clinic
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM