Nâng mũi sẽ tác động trực tiếp tới sự thay đổi của cấu trúc mũi. Vậy nâng mũi khi về già có sao không? Nhất là khi ở độ tuổi trung niên, các mô đã bắt đầu trở nên lỏng lẻo.
- Xem thêm: Nâng mũi sau một tháng đã đẹp chưa?
- Xem thêm: Phụ nữ cho con bú có được nâng mũi không?
Phẫu thuật nâng mũi dù chỉ can thiệp một phần nhỏ trên gương mặt, và được coi là tiểu phẫu. Tuy vậy, dáng mũi lại nằm ở vị trí trung tâm của gương mặt nên việc thực hiện thẩm mỹ mũi là điều khách hàng cần phải cân nhắc, đảm bảo sẽ dáng mũi có được hài hòa với các đường nét của gương mặt. Và một điều đặc biệt quan trọng mà nhiều chị em quan tâm, đó là nâng mũi khi về già có sao không, vì ở độ tuổi này, collagen và elsatin đã sụt giảm, đồng thời các mô nâng đỡ đã trở nên lỏng lẻo, quá trình phục hồi cũng chậm hơn so với độ tuổi thanh xuân.
Trong bài viết này, TARA Beauty Clinic sẽ giải đáp chi tiết đến bạn những thắc mắc liên quan đến việc chủ đề: Nâng mũi khi về già có sao không? Cùng với đó là những lưu ý trong quá trình thực hiện nâng mũi khi về già, hay độ tuổi lý tưởng nhất để thực hiện nâng mũi để bạn thuận tiện trong việc tổng hợp và nắm bắt thông tin.
Nội Dung Bài Viết
Phẫu thuật nâng mũi tác động như thế nào đến gương mặt?
Để hình dung rõ hơn về việc nâng mũi khi về già có sao không, bạn cần hiểu rõ được những tác động của việc phẫu thuật nâng mũi tới chính cấu trúc của dáng mũi.
Tùy vào khuyết điểm của dáng mũi mà bác sĩ sẽ tiến hành ghép sụn để dựng trụ mũi, tái tạo chóp mũi bằng sụn cánh, sụn vách ngăn hay sụn sườn, sụn tai,… và cần đánh giá sự nuôi dưỡng của các tổ chức mô tại vị trí ghép sụn mà lựa chọn mô ghép phù hợp nhất để có kết quả lâu dài và hạn chế tối đa phát sinh xảy ra trong và sau quá trình phẫu thuật.
Có thể thấy, những yếu tố bên ngoài như bác sĩ nâng mũi, chất liệu sụn được sử dụng, phương pháp thực hiện là những điều bạn hoàn toàn có thể chủ động thì yếu tố bên trong chính là khả năng nuôi dưỡng, tổ chức mô khi ghép sụn mũi lại là điều bạn không thể can thiệp. Nhưng đây lại là mảnh ghép cần phải có để có được dáng mũi đẹp như ý.
Chính yếu tố trên mà nhiều khách hàng lo lắng về việc nâng mũi khi về già có sao không, liệu sụn mũi mới được cấy ghép có được nuôi dưỡng tốt để tạo nên độ bền của dáng mũi?
Nâng mũi khi về già có sao không?
Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Trang – giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic cho biết: Bước vào độ tuổi trung niên, làn da sẽ rơi vào tình trạng lão hóa ngày một nhanh, được biểu hiện thông qua việc sụn và các mô mềm nâng đỡ mũi sẽ yếu đi. Mũi thường sẽ to ra hoặc bắt đầu cụp xuống. Điều này có thể làm cho mũi sau phẫu thuật nâng mũi trở nên không còn giữ được hình dáng ban đầu. Ngoài ra, khi về già, tỷ lệ khuôn mặt cũng có thể thay đổi. Mũi đã được nâng có thể không còn phù hợp với các yếu tố khác trên khuôn mặt, gây ra sự không cân đối hoặc không tự nhiên. Nếu bác sĩ phẫu thuật không thực hiện tốt, đánh giá được tình trạng suy yếu của các mô cơ trên gương mặt, có thể gây tổn hại đến cấu trúc của mũi.
Theo bạn nâng mũi khi về già có sao không?
Như vậy, trước khi quyết định nâng mũi hoặc bất kỳ phẫu thuật thẩm mỹ nào, quan trọng nhất là bạn nên thảo luận với bác sĩ để hiểu rõ tất cả các khía cạnh, từ kết quả dự kiến đến các yếu tố rủi ro và hậu quả trong tương lai.
Độ tuổi nào nên thực hiện nâng mũi thì tốt nhất?
Độ tuổi được khuyến khích nên nâng mũi mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ, cũng như yếu tố sức khỏe ổn định để thực hiện phẫu thuật chính là giai đoạn từ 18-40. Nguyên nhân đến từ các yếu tố sau:
- Trước 18 tuổi, cơ thể đang có sự thay đổi hormone và ngoại hình. Nâng mũi quá sớm sẽ dễ gặp tình trạng thay đổi dáng mũi, thậm chí biến dạng.
- Sau 50 tuổi, sự liên kết giữa các mô, sụn trở nên lỏng lẻo. Việc phẫu thuật mũi trong giai đoạn này sẽ rất khó khăn để đạt được tính thẩm mỹ như ý muốn.
Dáng mũi của khách hàng trung niên khi thực hiện nâng mũi bác sĩ Trang tại TARA Beauty Clinic.
Khi nâng mũi lúc về già cần chú ý những điều gì?
Tìm hiểu về cơ sở thẩm mỹ sẽ thực hiện
Chọn một cơ sở y tế có uy tín và được cấp phép để thực hiện phẫu thuật. Điều này đảm bảo rằng quy trình được thực hiện bởi những người có chuyên môn và môi trường phẫu thuật đảm bảo tính vô trùng theo quy định của Bộ Y Tế.
Tìm hiểu về về phương pháp nâng mũi và bác sĩ thực hiện
Tùy theo khuyết điểm của dáng mũi và nhu cầu của khách hàng mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp: nâng mũi cấu trúc, nâng mũi bọc sụn hay nâng mũi đặt sống.
Ngoài ra, việc tìm hiểu về kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ để đảm bảo rằng bạn chọn một chuyên gia có nền tảng y tế đáng tin cậy và kinh nghiệm trong việc thực hiện phẫu thuật nâng mũi.
Thảo luận với bác sĩ về kết quả mong muốn
Một dáng mũi đẹp là dáng mũi phải tạo nên sự hài hòa, thanh thoát cho khuôn mặt, đồng thời giúp khắc phục các khuyết điểm của tướng mạo.
Trước khi tiến hành phẫu thuật, hãy thảo luận với bác sĩ về kết quả mong muốn của bạn. Cung cấp thông tin chi tiết về hình dáng mũi bạn muốn đạt được và nghe ý kiến của bác sĩ về khả năng thực hiện. Hỏi bác sĩ về tính chất và lợi ích của sụn nhân tạo, cũng như về khả năng tương thích và độ an toàn của nó trong cơ thể.
Tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ của sụn nhân tạo
Sụn nhân tạo được sử dụng để nâng mũi có nhiều loại khác nhau, và đi kèm với đó là chất lượng mang lại cũng có sự khác biệt. Tuy vậy,nhiều cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng lựa chọn các loại sụn không có nguồn gốc để giảm thiểu giá thành nâng mũi nhằm thu hút khách hàng tìm đến. Hãy đảm bảo rằng bạn đã kiểm tra kỹ lưỡng nguồn gốc xuất xứ về chất liệu sụn trước khi được đưa vào nâng mũi.
Thời gian phục hồi
Sẽ mất 7-10 ngày để vết thương phẫu thuật được lành, và mất khoảng 30 ngày để dáng mũi được định hình ổn định nhất. Trong thời gian này, bạn cần thực hiện nghiêm ngặt các chế độ kiêng cữ trong ăn uống và sinh hoạt để không ảnh hưởng tới sự vào form của dáng mũi nhé.
Tuy nhiên, nếu bạn nâng mũi trong độ tuổi trung niên, thời gian phục hồi có thể kéo dài hơn dự kiến. Hãy tham vấn bác sĩ về thời gian này để có được sự chuẩn bị tốt nhất trong thời gian hậu phẫu nhé.
Cân nhắc rủi ro và hậu quả
Như với bất kỳ phẫu thuật thẩm mỹ nào, nâng mũi cũng có một số rủi ro và hậu quả tiềm ẩn. Bạn cần hiểu rõ về các rủi ro phẫu thuật, bao gồm nhiễm trùng, vết sẹo, sưng tấy kéo dài, mất cảm giác, kết quả không như mong đợi và cần chuẩn bị tâm lý để đối mặt với những khía cạnh này.
Trên đây là những giải đáp của TARA Beauty Clinic về việc: Nâng mũi khi về già có sao không? Hy vọng rằng bài viết đã giúp ích đến bạn trong việc tìm hiểu và đưa ra những quyết định thẩm mỹ tốt nhất.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần trợ giúp, bạn vui lòng liên hệ đến TARA Beauty Clinic theo thông tin dưới đây:
TARA Beauty Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM
- Fanpage: https://www.facebook.com/TaraBeautyClinic632SuVanHanh/