TaraClinic

Phụ nữ cho con bú có được nâng mũi không?

Bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi liệu phụ nữ cho con bú có được nâng mũi không. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy trình nâng mũi, tác động của việc này đến việc cho con bú, và những lưu ý quan trọng mà phụ nữ cần biết trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật. 

Dù ở giai đoạn nào trong cuộc đời thì nhu cầu để bản thân trở nên xinh đẹp luôn là một trong những điều tất yếu của các chị em phụ nữ. Phẫu thuật nâng mũi tuy chỉ là dạng tiểu phẫu nhưng lại là phương pháp đóng góp rất nhiều trong việc làm mới diện mạo, giúp cho ngũ quan được hài hòa, gương mặt trẻ trung, xinh đẹp hơn nhờ dáng mũi cao thẳng tự nhiên. Tuy vậy, không phải ai cũng thích hợp để nâng mũi vì phương pháp này có can thiệp bằng các biện pháp gây mê, gây tê để khách hàng không cảm thấy đau hay khó chịu trong suốt quá trình phẫu thuật. Vậy, phụ nữ cho con bú có được nâng mũi không? Có ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé khi đang được nuôi bằng sữa mữa không?

Nội dung dưới đây, TARA Clinic sẽ giải đáp chi tiết để bạn được hiểu rõ. Cùng xem nhé.

Phẫu thuật nâng mũi tác động như thế nào đến sức khỏe 

Phẫu thuật nâng mũi  là quá trình thay đổi kích thước, hình dạng và cấu trúc của mũi để mang lại sự cân đối và hài hòa cho khuôn mặt. Quy trình này thường được thực hiện bằng cách điều chỉnh xương và sụn mũi. Tuy nhiên, quy trình phẫu thuật này có thể gây ra sự mất máu và sưng tấy trong thời gian phục hồi. 

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê hoặc gây mê tùy vào kỹ thuật nâng mũi và nhu cầu của khách hàng. Còn trong thời gian hậu phẫu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau để đảm bảo quá trình lành thương được nhanh chóng, ổn định. Đây cũng là lý do nhiều khách hàng cần phải cân nhắc phụ nữ cho con bú có được nâng mũi không, có ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé hay không?

Phụ nữ cho con bú có được nâng mũi không?

Việc cho con bú là một trải nghiệm quan trọng đối với cả mẹ và bé. Như vậy, cần lưu ý rằng, nâng mũi có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định về mặt sức khỏe của người mẹ trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật vì cảm giác đau nhức, sưng tấy vùng mũi. Đồng thời, những loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh được sử dụng trong thời gian hậu phẫu có thể bị bài tiết qua tuyến sữa, làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ trong giai đoạn cho con bú. Chính vì vậy, việc phụ nữ cho con bú có được nâng mũi không là điều khách hàng cần phải cân nhắc.  

Phụ nữ cho con bú có được nâng mũi không?

Việc sử dụng thuốc gây mê, gây tê, các loại kháng sinh, kháng viêm trong nâng mũi đều có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với nguồn sữa mẹ.

Để đảm bảo cho sự phát triển ổn định của em bé trong quá trình được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, trong thời gian cho con bú, bạn không nên nâng mũi. Bạn nên đợi hết giai đoạn em bé bú sữa mẹ để phẫu thuật thay đổi dáng mũi nhé. 

Sau khi sinh bao lâu thì được phẫu thuật nâng mũi?

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP): Khuyến nghị cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó cho trẻ tiếp tục bú mẹ kết hợp cho trẻ ăn dặm trong ít nhất một năm. Khi trẻ trên 1 tuổi có thể tiếp tục cho trẻ bú bao lâu tùy thuộc vào mẹ và nhu cầu của trẻ. 

Như vậy, bạn nên để sau sinh ít nhất  12 tháng rồi hãy thực hiện nâng mũi. Bởi việc nâng mũi không chỉ chú trọng đến sức khỏe của mẹ mà còn phải quan tâm đến sự an toàn của bé về lâu dài. Việc tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ có thể giúp bạn có được dáng mũi cao, đẹp như mong đợi. Trước khi làm đẹp, bạn nên chọn địa chỉ uy tín, áp dụng kỹ thuật hiện đại và phẫu thuật theo đúng quy trình của Bộ Y tế.

Lưu ý: Nếu trường hợp, bé sau 6 tháng tuổi bạn đã hoàn toàn cai sữa cho bé và sử dụng sữa bột thì bạn có thể thực hiện nâng mũi và được kiểm tra tổng quát sức khoẻ trước khi phẫu thuật. Những khuyến cáo rằng, 6 tháng đầu sữa mẹ luôn tốt nhất cho con.

Lưu ý quan trọng khi phẫu thuật nâng mũi sau khi sinh con

Để đảm bảo an toàn cho bạn và con bạn trong quá trình nâng mũi, hãy:

  • Chọn bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm và được chứng nhận hành nghề. Đồng thời, thông báo cho bác sĩ về việc bạn đang cho con bú để bác sĩ có thể đưa ra đánh giá và lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp. 
  • Chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, được cấp phép. Điều này giúp bạn đảm bảo các quy trình phẫu thuật sẽ đạt chuẩn Y khoa về điều kiện vô trùng trong phẫu thuật. Chất liệu độn cần đáp ứng về nguồn gốc xuất xứ.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về chăm sóc và phục hồi sau phẫu thuật để giảm thiểu tác động đến việc cho con bú.

Với những thông tin được cung cấp và giải đáp trong bài, TARA Clinic tin rằng bạn đã có câu trả lời cho vấn đề: Phụ nữ cho con bú có được nâng mũi không? Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ giải đáp, hoặc cần đặt lịch tư vấn với bác sĩ nâng mũi. Bạn vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo thông tin dưới đây: 

TARA Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)

  • Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
  • Số điện thoại: +84.768.632.632 
  • Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
  • Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM
  • Fanpage: https://www.facebook.com/TaraBeautyClinic632SuVanHanh/

 

Bài viết liên quan
Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *