TaraClinic

8 trường hợp không nên nâng mũi bạn cần phải biết

Nâng mũi đã trở thành phương pháp được nhiều khách hàng lựa chọn vì mang đến hiệu quả thẩm mỹ nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp để nâng mũi. Dưới đây là 8 trường hợp không nên nâng mũi bạn cần phải biết để tránh những sự cố không may có thể xảy đến. Bạn xem nhé.

Phẫu thuật thẩm mỹ là phương pháp có sử dụng biện pháp gây mê, gây tê. Do vậy, đối với khách hàng chọn nâng mũi cần đáp ứng các điều kiện về phẫu thuật: yếu tố sức khỏe, độ tuổi, bệnh nền, thói quen sinh hoạt… 

Trong bài viết này, TARA Clinic sẽ tổng hợp đến bạn 8 trường hợp không nên nâng mũi để bạn thuận tiện theo dõi. Từ đó, bạn cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch nhằm đáp ứng đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật. Cùng xem nhé.

8 trường hợp không nên nâng mũi

Người chưa đủ 18 tuổi

Ở độ tuổi duới 18, cơ thể vẫn đang trong quá trình phát triển. Những yếu tố như xương mũi, sụn mũi đều chưa được hoàn thiện đầy đủ. Vì vậy, nếu bạn nâng mũi quá sớm có thể làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ khi xương sụn vẫn tiếp tục phát triển. Do vậy, bác sĩ sẽ từ chối phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi đối với người chưa đủ 18 tuổi. Vì vậy, tốt bạn nên đợi đến tuổi trưởng thành hãy thực hiện phẫu thuật nhé.

Người bệnh tiểu đường 

Do phẫu thuật nâng mũi có can thiệp dao kéo, gây ra tình trạng chảy máu và tổn thương mô. Còn đối với trường hợp khách hàng mắc bệnh tiểu đường sẽ dễ xảy ra tình trạng khiến máu khó đông, vết thương lâu lành và dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng sau nâng mũi. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của chính mình, bạn nên điều trị bệnh tiểu đường trước để kiểm soát đường huyết từ 90-130 mg/dl ở thời điểm trước khi ăn, đồng thời hãy nghe tham vấn của bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ chuyên khoa đang điều trị tiểu đường, để đảm bảo sẽ không gặp phải bất kỳ tình trạng nguy hiểm nào có thể xảy đến trong suốt quá trình phẫu thuật. 

Người mắc bệnh huyết áp

Đối với khách hàng bị huyết áp, việc phẫu thuật sẽ có rủi ro cao gấp nhiều lần so với người bình thường. Một số vấn đề có thể kể đến như: Rối loạn nhịp tim, dễ chảy máu trong mổ, biến chứng về tim mạch… và nguy hiểm là đột quỵ. 

Chia sẻ về điều này, bác sĩ Thảo Trang – giám đốc chuyên môn TARA Clinic cho biết: Nếu người bị huyết áp cao có mức chẩn đoán tâm thu cao hơn 140 mmHg thì không nên nâng mũi. Bởi với trường hợp này, khách hàng sẽ rơi vào cảm giác lo âu, hồi hộp và khiến nhịp tim đập nhanh hơn, huyết áp sẽ tăng đột ngột nên dễ gây ra tình trạng đột quỵ. Bên cạnh đó, nếu khách hàng có huyết áp thấp bẩm sinh với chỉ số tâm thu dưới 90 mmHg cũng không nên nâng mũi vì dễ gây ra tình trạng tai biến, xuất huyết não và thậm chí là đột quỵ. 

8 trường hợp không nên nâng mũi

Nếu bạn đang có vấn đề về huyết áp, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ phẫu thuật nâng mũi để được tư vấn cụ thể nhé.

Người mắc bệnh máu khó đông

Phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi có sự can thiệp của dao kéo, gây ra tình trạng mất máu trong quá trình thực hiện. Vì vậy, người mắc bệnh máu khó đông sẽ không thể cầm máu khi có vết thương hở và dễ bị mất máu nhiều hơn so với khách hàng thông thường. Do vậy, với tình trạng bệnh này, bác sĩ sẽ khuyến khích khách hàng không nên thực hiện nâng mũi. 

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

Trong quá trình nâng mũi, khách hàng sẽ được sử dụng thuốc giảm đau, thuốc gây tê, thuốc kháng viêm, kháng sinh… Các loại thuốc này ảnh hưởng không tốt đến cơ thể mẹ bầu cũng như thai nhi trong bụng. Bên cạnh đó, nếu bạn đang cho con bú mà dùng các loại thuốc sau phẫu thuật thẩm mỹ thì thuốc sẽ có nguy cơ vào sữa gây ảnh hưởng không tốt đến em bé. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, bạn chỉ nên nâng mũi khi đã sinh và cai sữa hoàn toàn.

Ngườ bị viêm họng cấp 

Đối với những khách hàng đang bị viêm họng đi kèm các triệu chứng như sốt, đau rát cổ, có đờm vàng xanh thì không nên tiến hành nâng mũi. Vì lúc này, vùng hầu họng tập trung nhiều vi khuẩn, dễ lây lan qua vùng mũi gây viêm, nhiễm trùng và khó khăn trong quá trình chăm sóc hậu phẫu. 

Hãy đợi cho sức khỏe hoàn toàn ổn định để đảm bảo rằng cơ thể của bạn sẽ đáp ứng được yêu cầu về phẫu thuật nâng mũi, cũng như đẩy nhanh được quá trình hồi phục sau phẫu thuật nhé.

8 trường hợp không nên nâng mũi

Bệnh viêm họng cấp được khuyến cáo là không thực hiện nâng mũi khi bệnh đang hành đau sốt, có đờm.

Người mắc bệnh tuyến giáp (bướu cổ)

Trước và sau nâng mũi, khách hàng sẽ cần sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau. Một số thuốc sẽ không phù hợp với những ai có tiền sử về tuyến giáp hoặc bướu cổ, có khả năng cao gây bộc phát và tăng khả năng bệnh trở nặng. Bạn nên điều trị để các chỉ số về lại mức an toàn thì mới tiến hành nâng mũi, đồng thời tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị cùng bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, để đảm bảo việc nâng mũi sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nhé. 

Người bị mụn bọc, mụn viêm vùng mũi

Việc xuất hiện các loại mụn viêm, mụn mũ vùng mũi sẽ dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng cho vết thương phẫu thuật, bởi chân mụn  sẽ rất dễ vỡ khi có tác động dao kéo, khiến dịch chảy vào vết thương hở. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát triển mạnh mẽ và làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng mũi. 

Vì vậy, nếu bạn đang trong tình trạng có mụn bọc, sưng viêm thì không nên phẫu thuật nâng mũi ngay lập tức. Thay vào đó, hãy chữa trị và kiểm soát tình trạng mụn của mình trước để đảm bảo an toàn nhé. 

Quy trình phẫu thuật nâng mũi tại TARA Clinic

TARA Clinic là cơ sở thẩm mĩ đạt chuẩn được Sở Y Tế cấp giấy phép hoạt động theo số hiệu 06820/HCM-GPHĐ, nằm trong Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023).

Đặc biệt, bác sĩ Thảo Trang với hơn 19 năm kinh nghiệm Y khoa, hơn 19 năm kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mĩ, giảng viên bộ môn Tạo hình Thẩm mĩ tại Đại học Y dược TP.HCM, đồng thời là giám đốc chuyên môn của TARA Clinic sẽ trực tiếp tư vấn, thực hiện phẫu thuật nâng mũi cấu trúc cho khách hàng với 6 bước đạt chuẩn y khoa như sau:

  • Bước 1: Tư vấn với bác sĩ phẫu thuật lựa chọn vật liệu và dáng mũi phù hợp.
  • Bước 2: Xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ tổng quát trước khi nâng mũi do đây là phương pháp có sử dụng gây mê, gây tê.
  • Bước 3: Tẩy trang, cắt lông mũi, sát khuẩn vùng mũi.
  • Bước 4: Tiến hành phẫu thuật.
  • Bước 5: Xem dáng mũi ngay sau phẫu thuật.
  • Bước 6: Chăm sóc hậu phẫu.

8 trường hợp không nên nâng mũi

Hình ảnh dáng mũi Trước – Sau khi thực hiện nâng mũi được thực hiện tại TARA Clinic.

Hy vọng rằng nội dung tổng hợp 8 trường hợp không nên nâng mũi được liệt kê trong bài viết đã giúp ích đến bạn trước khi tiến hành nâng mũi. Nếu bạn có vấn đề gì cần hỗ trợ và giải đáp, hoặc đặt lịch tư vấn cùng bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, bạn hãy liên hệ đến TARA Clinic theo thông tin dưới đây: 

TARA Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)

  • Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
  • Số điện thoại: +84.768.632.632 
  • Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
  • Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM
  • Fanpage: https://www.facebook.com/TaraBeautyClinic632SuVanHanh/
Bài viết liên quan
Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *