Dị ứng sụn là biến chứng nguy hiểm có thể dẫn tới nguy cơ hoại tử mũi. Bài viết này, TARA Clinic sẽ gửi đến bạn dấu hiệu nhận biết dị ứng sụn sau nâng mũi để bạn hiểu rõ cũng như kịp thời chữa trị. Cùng xem nhé.
- Xem thêm: Làm gì khi vết khâu nâng mũi có mủ?
Có nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan dẫn đến tình trạng dị ứng sụn sau nâng mũi. Loại biến chứng này nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến những nguy hoại như nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử vết mổ. Trong bài viết này, TARA Clinic sẽ gửi đến bạn các dấu hiệu nhận biết dị ứng sụn sau nâng mũi, giúp bạn hiểu rõ cũng như kịp thời chữa trị.
Nội Dung Bài Viết
Nguyên nhân dị ứng sụn sau nâng mũi và giải pháp
Trong phẫu thuật nâng mũi, có hai loại sụn chính được bác sĩ sử dụng đó là sụn nhân tạo và sụn tự thân. Tình trạng dị ứng sụn sau nâng mũi thường gặp phải đối với những ca phẫu thuật sụn nhân tạo. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc sụn nhân tạo là tác nhân chính gây ra dị ứng, mà nguyên nhân dẫn tới biến chứng phẫu thuật này đến từ các vấn đề sau:
Sử dụng sụn kém chất lượng
Hiện nay, sụn nhân tạo được sản xuất đều có khả năng tương thích lên đến 99% với cơ thể con người. Sụn nhân tạo có đặc điểm mềm dẻo, tính đàn hồi cao và được chia ra làm hai loại chính là sụn silicon và sụn sinh học.
Trong phẫu thuật thẩm mỹ mũi, những loại sụn nhân tạo cần được cơ quan Y tế có thẩm quyền cấp phép sử dụng, nhằm đảm bảo tính tương thích, an toàn cho sức khỏe khi đưa vào trong cơ thể của khách hàng. Tuy nhiên, tại những cơ sở thẩm mỹ “chui”, hoặc vì tính kinh tế mà sử dụng các loại sụn không rõ nguồn gốc để giảm chi phí giá thành, điều này sẽ gây ra những tổn hại cho sức khỏe khách hàng. Khi đó cơ thể sẽ tự động đào thải thông qua cơ chế “dị ứng” sụn.
Để tránh gặp phải tình trạng này, bạn nên tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín, được Bộ Y Tế cấp phép thực hiện. Đồng thời, hãy yêu cầu kiểm tra thông tin sụn, giấy kiểm định… để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của vật liệu được đưa vào cơ thể.
Chất liệu sụn nhân tạo được sử dụng trong nâng mũi.
Cơ địa của khách hàng
Dị ứng sụn là tình trạng xảy ra hoàn toàn do cơ địa, khi đó cơ thể sẽ đào thải vật liệu được cấy ghép và xảy ra các hiện tượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thời gian xuất hiện tình trạng này ở mỗi người không giống nhau và không thể đoán trước được, nhưng khi gặp phải biến chứng này thì cần lập tức liên hệ bác sĩ để được nhanh chóng can thiệp xử lý, tránh biến chứng nặng thêm. Chia sẻ thêm về điều này, bác sĩ Thảo Trang – giám đốc chuyên môn TARA Clinic cho biết: Luôn có một tỉ lệ nhỏ về trường hợp cơ địa của khách hàng dị ứng với sụn nhân tạo. Tuy nhiên, không có cách nào đoán trước được cho đến khi đặt vào chính cơ thể của khách hàng. Do vậy, điều bạn có thể chuẩn bị là tìm đến cơ sở thẩm mỹ uy tín, được bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thẩm mỹ nâng mũi thực hiện. Như vậy, khi có tình trạng dị ứng sụn vì cơ địa, bác sĩ sẽ dễ dàng đưa ra phương án để xử lý kịp thời, giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như sự an toàn cho sức khỏe của khách hàng.
Với trường hợp dị ứng sụn nhân tạo sau nâng mũi do cơ địa của khách hàng, việc lựa chọn sụn tự thân như sụn vành tai, sụn sườn sẽ là lựa chọn lý tưởng bởi chất liệu này được lấy từ chính cơ thể của khách hàng. Do vậy, gần như sẽ không gặp phải tình trạng đài thải chất liệu khi được sử dụng làm chất liệu để nâng mũi.
4 dấu hiệu dị ứng sụn phổ biến sau nâng mũi
Đau nhức vùng mũi thời gian dài
Khi được phẫu thuật đúng quy trình đạt chuẩn, thời gian lành thương của dáng mũi sẽ theo trình tự như sau:
- Ngày 1 – 2: Thời điểm này chiếc mũi của bạn thường có hiện tượng sưng đỏ nhẹ và hơi nhói. Trong khoảng thời gian này, bạn nên chườm lạnh để giảm đau sưng cũng như dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Ngày 3 – 5: Vết thương sẽ giảm sưng, giảm bầm, giảm đau nhức.
- Ngày 7-10: Lúc này các vết thương phẫu thuật nâng mũi dần hồi phục, đóng vảy và lành lại. Đồng thời, đây cũng là thời điểm bác sĩ sẽ tiến hành cắt chỉ khâu vết thương và tháo nẹp. Thời điểm này, dáng mũi đã vào form được khoảng 80 – 90%.
- Ngày 10 – 14: Định hình được khoảng 90 – 95% dáng mũi. Đây cũng chính là thời điểm quan trọng để dáng mũi lên form đẹp.
- Sau 1 – 3 tháng: Dáng mũi hoàn thiện ổn định.
Dáng mũi khi vừa phẫu thuật xong
Như vậy, nếu việc đau nhức vùng mũi kéo dài quá 10 ngày, đồng thời có dấu hiệu sưng tấy thì rất có thể khách hàng đã gặp phải tình trạng dị ứng sụn sau nâng mũi. Thay vì tự tìm kiếm các phương pháp dân gian để giảm sưng đau, bạn hãy trao đổi với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của mình để được tư vấn và can thiệp kịp thời nếu xảy ra biến chứng không mong muốn.
Mũi sưng tấy, có cảm giác ngứa
Cảm giác ngứa, sưng tấy chính là một trong những dấu hiệu nhận biết dị ứng sau nâng mũi mà bạn nên lưu ý. Trong 5 ngày đầu tiên sau phẫu thuật, tình trạng sưng tấy hay ngứa không đáng lo ngại, nhưng nếu vấn đề này kéo dài mà không có bất kỳ tác động nào từ bên ngoài thì đó là dấu hiệu cho biết cơ thể đang tìm cách đào thải vật liệu cấy ghép.
Đầu mũi bóng đỏ
Bên cạnh nguyên nhân từ việc lựa chọn phương pháp nâng mũi không phù hợp, không sử dụng sụn để bọc bảo về đầu mũi hoặc nâng mũi quá cao thì tình trạng bóng đỏ đầu mũi cũng có thể là do đào thải vật liệu cấy ghép. Phần sụn cấy ghép bị cơ thể đào thải khiến tụt sụn, tác động vào đầu mũi gây nên tình trạng bóng đỏ, nếu để lâu ngày rất có nguy cơ xảy ra tình trạng thủng đầu mũi, viêm, nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Mũi bị chảy dịch
Nhiễm trùng chính là tình trạng nâng mũi bị dị ứng sụn đáng sợ. Biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng là mưng mủ, đau nhức, sốt, bóng đỏ cũng như không thuyên giảm dần sau 10 ngày.
Phải làm gì khi bị dị ứng sụn sau nâng mũi?
Nếu đã theo dõi sau khoảng 10 ngày mà tình trạng sưng, chảy dịch, ngứa,… vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm, bạn cần liên hệ ngay đến bác sĩ hoặc bệnh viện, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ để xử lý các biến chứng một cách an toàn và triệt để.
Thông thường, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng mũi có cần tháo sụn hay không và đưa ra hướng giải quyết tối ưu. Nếu cần phải tháo sụn mũi, bạn sẽ mất từ 3 – 6 tháng, sau khi cơ thể đã hồi phục mới có thể tái nâng mũi. Khi nâng mũi lại lần 2, bác sĩ sẽ khuyến khích sử dụng sụn tự thân như sụn sườn, sụn vành tai,… để phòng tránh dị ứng sụn nhân tạo.
Khách hàng gặp phải tình trạng dị ứng sụn sau nâng mũi tại cơ sở kém chất lượng, được bác sĩ Trang xử lý và thay thế bằng chất liệu trung bì mỡ tạo hình dáng mũi tạm thồi.
TARA Clinic – Cơ sở thẩm mỹ nâng mũi đẹp và an toàn
Nếu bạn tìm kiếm một cơ sở nâng mũi ở đâu đẹp và an toàn, TARA Clinic sẽ là địa chỉ đáng tin cậy để bạn có thể tìm đến và làm đẹp với quy trình thẩm mỹ đạt chuẩn Y khoa. Cụ thể:
Thứ 1: Bác sĩ Thảo Trang trực tiếp tư vấn và phẫu thuật.
Bác sĩ Thảo Trang: Chứng chỉ hành nghề Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ số 0011441/ BYTCCHN – Do Bộ Y Tế cấp ngày 16/12/2013.
Với hơn 17 năm kinh nghiệm Y khoa, hơn 10 năm kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ và là giảng viên Bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ, Đại học Y dược TP.HCM. Đồng thời có kinh nghiệm hơn 10.000 ca phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt: nâng mũi, cắt mí, độn cằm và phẫu thuật trẻ hoá như căng da, cắt da thừa, tiêm trẻ hoá.
Thứ 2: Thông tin tư vấn đa chiều
Khách hàng được tư vấn kĩ về ưu và khuyết điểm các giải pháp thẩm mỹ cho vấn đề hiện tại của mình. Từ đó, khách hàng sẽ có đầy đủ thông tin để lựa chọn chính xác phương pháp nâng mũi phù hợp.
Thứ 3: Tiêu chí “Tỉ lệ vàng – cá nhân hoá”
Mỗi khuôn mặt được bác sĩ phẫu thuật thiết kế theo tiêu chí “Tỉ lệ vàng – cá nhân hoá”. TARA Clinic nói không với dáng mũi “hàng loạt”.
Thứ 4: Thẩm mỹ AN TOÀN
Mọi ca phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi, sửa mũi đều được đánh giá sức khoẻ trước khi mổ.
Thứ 5: Trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn Y khoa đạt top 5 Sở Y Tế TPHCM 2018
Trang thiết bị phòng mổ được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt và liên tục. TARA Clinic nằm trong top 5 kiểm định chất lượng các phòng khám Thẩm mỹ của Sở Y tế TPHCM.
Các giấy phép của TARA Clinic được Sở Y tế TPHCM cấp: GPHĐ: 06820/HCM-GPHĐ – GPQC: 47/2019/XNQC-SYT TPHCM.
Thứ 6: Minh bạch vật liệu
Vật liệu có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch, bảo hành trọn đời.
Khách hàng được kiểm tra tem, niêm phong vật liệu trước phẫu thuật và phát mã serie tem bảo hành vật liệu sau phẫu thuật để mang về nhà lưu giữ.
Thứ 7: Minh bạch quá trình phẫu thuật
Toàn bộ quá trình phẫu thuật được ghi lại để đảm bảo tính minh bạch về kỹ thuật cũng như vật liệu.
Thứ 8: Quy trình chăm sóc hậu phẫu “NHƯ NGƯỜI THÂN”
10 ngày sau mổ, bạn được chăm sóc 1:1 cùng chuyên viên điều dưỡng. Quá trình này luôn có sự theo dõi sát sao của bác sĩ.
Thứ 9: Thiết bị chăm sóc lành thương hiện đại
TARA Clinic áp dụng các phương pháp lành thương tiên tiến như: Ánh sáng Led, liệu pháp Plasma lạnh… để làm lành, hồi phục vết thương phẫu thuật.
Thứ 10: Chế độ bảo hành trọn đời
Chế độ bảo hành trọn đời minh bạch, rõ ràng là điều cam kết về chất lượng phẫu thuật mang đến cho khách hàng.
Dáng mũi Trước – Sau của khách hàng khi được phẫu thuật nâng mũi tại TARA Clinic.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết dị ứng sụn sau nâng mũi, giúp bạn có thêm các thông tin hữu ích khi quyết định thẩm mỹ mũi, cũng như giúp ích trong quá trình quan sát dáng mũi vào form ở thời điểm hậu phẫu. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp, hoặc cần tới sự tư vấn từ bác sĩ. Bạn vui lòng liên hệ đến TARA Clinic theo thông tin dưới đây:
TARA Clinic – Top 5 Phòng Khám Chuyên khoa Thẩm Mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2018)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM
Thạc sĩ Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang
Chứng chỉ hành nghề Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ số 0011441/BYTCCHN –
Do Bộ Y Tế cấp ngày 16/12/2013
Hơn 17 năm kinh nghiệm Y khoa, hơn 10 năm kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ và là giảng viên Bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ, Đại học Y dược TP.HCM
Kinh nghiệm hơn 10.000 ca phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt: thẩm mỹ mũi, cắt mắt, độn cằm và phẫu thuật trẻ hoá như căng da, cắt da thừa, tiêm trẻ hoá.
Từng tham gia công tác tại khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ BV Đại học Y Dược TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Hàm mặt BV Răng hàm mặt TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ BV Chợ Rẫy.
Giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic – PK Thẩm mỹ đạt Top 5 Kiểm định chất lượng Sở Y Tế TPHCM 2018