Tiêm Filler mũi được biết đến là một phương pháp nâng mũi không sưng, không đau, không nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, biến chứng khi tiêm filler mũi thường khó kiểm soát, có thể là vài giờ, vài ngày, vài tháng, thậm chí là một vài năm. Trong bài viết này, TARA Clinic sẽ liệt kê chi tiết 4 loại biến chứng thường gặp khi tiêm filler mũi , cách nhận biết và khắc phục.
- Xem thêm: Có nên nâng mũi không phẫu thuật không?
- Xem thêm: Cảm giác sau khi nâng mũi như thế nào?
Tiêm filler mũi là một trong những phương pháp thẩm mĩ nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của phái đẹp nhờ mang đến hiệu quả tức thời, chi phí phải chăng. Tuy nhiên, trên thực tế phương pháp làm đẹp này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thậm chí dẫn đến hoại tử vùng da đã tiêm.
Trên thực tế, không có phương pháp thẩm mĩ mũi nào có thể cam kết 100% không xảy ra bất kì một phản ứng phụ, hay biến chứng nào. Nhưng bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu những nguy cơ có thể xảy đến trong quá trình làm đẹp khi hiểu rõ về đặc tính của mỗi phương pháp làm đẹp. Từ đó, bạn sẽ có quyết định chính xác hơn khi tìm đến mỗi cơ sở thẩm mĩ và đưa ra lựa chọn làm đẹp cho gương mặt của mình.
Và bây giờ hãy cùng TARA Clinic tìm hiểu về những biến chứng khi tiêm filler mũi có thể gặp phải, cũng như cách để tránh rơi vào tình trạng này. Dưới đây là nội dung chi tiết.
Nội Dung Bài Viết
Filler là gì?
Filler hay còn được gọi là chất làm đầy mang thành phần chính là Hyaluronic Acid có mục đích cấp ẩm thêm nhiều dưỡng chất, đồng thời giúp làm đầy những vùng da này để mang lại bề mặt cải thiện hơn. Ba thành phần chính cấu tạo nên một hợp chất filler bao gồm: Hyaluronic acid, Restylane và Juvederm.
Tuy nhiên, tiêm filler sẽ chỉ có tác dụng trong vòng 6 tháng đến 1 năm tuỳ vào cơ địa người sử dụng.
Filler là chất làm đầy được sử dụng nhiều trong thẩm mĩ làm đẹp.
Tại sao lại gặp biến chứng khi tiêm filler mũi?
Filler là loại chất làm đầy đã được FDA cũng như Bộ y tế công nhận về tính an toàn trong việc sử dụng làm đẹp. Vậy tại sao vẫn xuất hiện những biến chứng khi tiêm filler mũi? Dưới đây là 3 yếu tố chính dẫn đến tình trạng bị biến chứng do tiêm filler mũi.
Không phải filler nào cũng có tác dụng giống nhau
Rất dễ tìm thấy những quảng cáo tiêm filler nâng mũi giá rẻ, chất lượng tốt, duy trì hiệu quả dài lâu nhưng trên thực tế chất làm đầy này có nhiều loại khác nhau, và chúng có tác dụng đến một vùng định trên khuôn mặt. Do vậy, TARA Clinic luôn khuyến nghị khách hàng khi sử dụng filler làm đẹp cần có sự tư vấn cụ thể từ bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Không phải cứ tiêm filler là dáng mũi sẽ đẹp
Điều quan trọng khi làm đẹp, đó là bạn phải hiểu khuyết điểm mũi của mình xem có phù hợp với việc tiêm filler không. Với những chiếc mũi ít khuyết điểm, chỉ cần chỉnh sửa vài nét nhấn nhá để hoàn hảo thì tiêm filler mũi là một lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, với những chiến mũi quá nhiều khuyết điểm như sống mũi thấp, đầu mũi to, trụ mũi ngắn hếc thì tiêm filler mũi lúc này hoàn toàn không phù hợp. Để tạo ra dáng mũi mong muốn cho chiếc mũi nhiều khuyết điểm phải dùng rất nhiều filler. Việc sử dụng quá nhiều Filler nâng mũi dễ gây các biến chứng sớm như tắc mạch hoại tử mô mũi hoặc chèn ép phù nề. Về lâu dài thể tích filler lớn sẽ khó giữ được form mũi và cảm giác bị bè ra không còn tính thẩm mỹ. Như vậy khi lựa chọn nâng mũi filler cho những chiếc mũi nhiều khuyết điểm dễ bị “tiền mất tật mang”, vừa tốn tiền làm đẹp lại dễ có nguy cơ bị hoại tử, biến dạng mũi. Do vậy khi lựa chọn nâng mũi filler bạn cần dược tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ hoặc chuyên nâng mũi để lựa chọn đúng đắn.
Tiêm filler cần được thực hiện tại các cơ sở thẩm mĩ được cấp phép.
Không phải cơ sở thẩm mĩ nào cũng được phép tiêm filler
Với những loại hợp chất được đưa vào cơ thể, cơ sở thẩm mĩ và người thực hiện cần được cấp phép bởi cơ quan chức năng. Do vậy, bạn cần tìm hiểu kĩ càng về địa chỉ mình sẽ “chọn mặt gửi vàng”. Bởi không phải bất kỳ một chuyên viên nào cũng có thể thực hiện các thao tác tiêm vào các cơ trên mặt, cũng như có được filler chất lượng cho khách hàng. Khi người thực hiện không được đào tạo bài bản và trang bị đủ hiểu biết về cơ thể người, hậu quả gặp phải sẽ vô cùng nguy hiểm, thậm chí khiến cho vùng da bị hoại tử cũng như “tiền mất, tật mang”.
Các biến chứng thường gặp khi tiêm filler mũi
Bác sĩ Thảo Trang – giám đốc chuyên môn tại TARA Clinic chia sẻ tiêm filler nói chung và filler mũi nói riêng sẽ có thể có các biến chứng sớm như: đau tại vị trí tiêm, sưng, bầm, dị ứng, vón cục, phát ban, tắc mạch, hoại tử thậm chí là mù mắt và phản vệ… hoặc các biến chứng muộn như nhiễm trùng, áp xe lạnh, biến dạng mũi, phản ứng mô hạt … Trong đó 4 biến chứng thường gặp của tiêm filler mũi là
Nhiễm trùng khi tiêm filler
Nhiễm trùng sau tiêm filler là một biến chứng thẩm mĩ mũi đặc biệt nguy hiểm. Nếu không xử lí tốt, vi khuẩn có thể theo đường máu vào các tĩnh mạch trong sọ, hoặc gây nhiễm trùng máu ảnh hưởng đến tính mạng. Ngoài ra, ổ nhiễm trùng có thể gây tổn thương bề mặt da và để lại tình trạng sẹo lõm trên gương mặt.
Đa phần, nhiễm trùng khi tiêm filler đều xảy ra tại các cơ sở làm đẹp tự phát, không có sự hỗ trợ của các bác sĩ thẩm mĩ chuyên môn.
Nguyên nhân
Việc nhiễm trùng khi tiêm filler có thể đến từ một trong những nguyên nhân như:
- Sử dụng loại filler kém chất lượng, loại được pha tạp chất để giảm thiểu giá thành dẫn đến các phản ứng sau tiêm và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Không đảm bảo các yếu tố vô trùng, vô khuẩn trong và sau khi tiêm filler bao gồm: Dụng cụ tiêm không được sát trùng, môi trường không vô khuẩn, người thực hiện tiêm không vệ sinh sát khuẩn tay, làm sạch da.
- Việc nhiễm trùng sau khi tiêm filler mũi cũng có thể đến từ thói quen chăm sóc da không đúng cách, khiến cho vùng mũi sau tiêm bị vi khuẩn xâm nhập và gây ra các phản ứng sau tiêm.
Nếu tình trạng nhiễm trùng không được xử lí đúng cách có thể dẫn đến tình trạng áp xe, tụ mủ thậm chí dẫn đến nhiễm trùng huyết.
Dấu hiệu
- Vùng được tiêm filler trước đó bỗng dưng bị sưng phù, hiện tượng sưng bất thường và kéo dài.
- Xuất hiện cảm giác đau nhức tại vùng mũi đã tiêm, sau đó lan rộng ra các vùng da lân cận.
- Xuất hiện các ổ áp xe lớn nhỏ trên da. Da căng phòng và bên trong chứa nhiều dịch mủ.
Hình ảnh vùng mũi bị tắc mạch hoại tử mô do tiêm filler tại các cơ sở tự phát.
Cách khắc phục
Trong trường hợp phát hiện biến chứng nhiễm trùng sớm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Còn với trường hợp đã hình thành các ổ áp xe, bác sĩ buộc phải rạch khối áp xe để loại bỏ các tổ chức mủ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng huyết gây ảnh hưởng tính mạng.
Dị ứng sau khi tiêm filler mũi
Nguyên nhân
Bác sĩ Thảo Trang – giám đốc chuyên môn tại TARA Clinic cho biết: Luôn có một tỉ lệ nhỏ về trường hợp cơ địa của khách hàng dị ứng với chất liệu làm đẹp cho dù là filler. Tuy nhiên, không có cách nào đoán trước cho đến khi đặt vào chính cơ thể của bạn. Và một khi xảy ra tình trạng dị ứng chất liệu thì phương án hiệu quả là lấy bỏ chất liệu bằng cách tiêm chất làm tan filler để đẩy nhanh quá trình đào thải hợp chất này ra khỏi cơ thể. Các phản ứng dị ứng có thể từ nhẹ đến nặng tuỳ theo cơ thể của mỗi người.
Đây chính là lí do tại sao các bác sĩ nâng mũi phải khai thác rất kĩ các vấn đề sức khỏe, nắm bắt được tiền sử dị ứng của khách hàng để đưa ra những chỉ định tiêm filler mũi phù hợp.
Cũng cần lưu ý các loại Filler mới có pha sẵn thuốc giảm đau thì ngu cơ dị ứng Filler sẽ cao hơn bình thường. Khi thực hiện nâng mũi Filler có giảm đau cần chú ý chủ động theo dõi.
Dấu hiệu
- Mũi bị mẩn ngứa
- Mũi bị nổi mụn đỏ hoặc bị sưng đỏ bất thường.
Nếu tình trạng dị ứng kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm, chảy mủ và hoại tử mũi, biến dạng mũi…
Mũi bị mẩn ngứa do cơ địa bị dị ứng với filler
Cách khắc phục
Khi phát hiện ra tình trạng dị ứng khi tiêm filler mũi, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ thẩm mĩ để được kê đơn thuốc, cũng như đưa ra giải pháp điều trị an toàn cho vùng mũi.
Tắc nghẽn mạch máu gây hoại tử mô sau khi tiêm filler
Đây là biến chứng tiêm filler mũi nghiêm trọng, bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ vcủa chính khách hàng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng khi tiêm filler mũi chính là do kỹ thuật tiêm không chính xác. Cụ thể:
- Tiêm filler sai vị trí, tiêm quá gần các mạch máu khiến cho filler chèn mạch máu.
- Trực tiếp đưa filler vào các mạch máu gây ra hiện tượng tắc mạch ngay lập tức.
- Sử dụng filler quá nhiều, tiêm quá nhanh.
Biến chứng này thường gặp phải ở những cơ sở thẩm mĩ tự phát, cũng như người thực hiện không được cấp phép hành nghề thẩm mĩ.
Dấu hiệu
- Mũi trắng bạch, đau nhức khó chịu
- Thị giác có dấu hiệu mờ dần.
Cách khắc phục
Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần liên hệ nhanh chóng đến bác sĩ để được làm tan filler ngay lập tức. Nếu filler không thể làm tan bằng thuốc, bác sĩ sẽ bắt buộc phải tiến hành phẫu thuât loại bỏ toàn bộ lượng filler ra khỏi cơ thể.. Nếu filler xâm nhập được vào động mạch cấp máu cho mắt gây tắc nghẽn có thể dẫn đến mù loà mất thị lực. Ngay khi phát hiện các dấu hiện nhìn kém ngay sau tiêm filler mũi cần nhập viện cấp cứu để xử lí ngay.
Biến dạng mũi sau khi tiêm filler
Đây cũng là một trong những biến chứng thường gặp khi chọn tiêm filler tại các cơ sở tự phát, cũng như không có sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn.
Nguyên nhân
- Tiêm filler không đúng kĩ thuật khiến vùng thì thừa filler, vùng thì thiếu filler dẫn đến tình trạng bị vón cục.
- Lạm dụng filler và tiêm không đúng cách khiến filler bị tràn, không thể định hình dáng mũi.
- Mũi bị tiếp xúc với nhiệt độ cao ngay sau khi tiêm khiến cho dáng mũi được định dạng không chuẩn.
- Mũi bị tác động ngoại lực từ việc thường xuyên sờ nắn, tì đè, nằm úp hoặc đeo kính gây biến dạng…
Dấu hiệu
- Dáng mũi bị lệch, vẹo
- Đầu mũi bị to, dài không cân xứng với gương mặt
Cách khắc phục
Với tình trạng mũi biến dạng, bác sĩ sẽ tiêm chất làm tan filler và định hình lại dáng mũi cho phù hợp hơn.
Làm sao để tránh biến chứng khi tiêm filler mũi?
Trên thực tế, mọi thủ thuật thẩm mĩ đều có thể gây ra những phản ứng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, bạn có thể tránh được những nguy cơ khi tuân thủ những điều sau:
- Lựa chọn địa chỉ tiêm filler mũi uy tín. Bạn nên thực hiện tại các bệnh viện hoặc các phòng khám được cấp phép rõ ràng.
- Chú ý lựa chọn sản phẩm filler chính hãng. Hãy kiểm tra tem, nhãn, hạn sử dụng… để đảm bảo chất lượng của filler được đưa vào cơ thể.
- Quy trình tiêm filler phải chuẩn y khoa với việc tuân thủ chặt chẽ các yếu tố vô trùng, vô khuẩn trong thẩm mĩ.
- Việc tiêm filler phải được thực hiện bởi bác sĩ thẩm mĩ được cấp chứng chỉ hành nghề.
- Luôn thông báo với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe, tiền sử dị ứng trước khi tiêm filler mũi để tránh những tai biến có thể xảy ra.
- Thực hiện đúng chỉ dẫn chăm sóc mũi tại nhà sau khi tiêm filler.
Dáng mũi tiêm filler và dáng mũi phẫu thuật chỉnh sửa lại sau tiêm filler tại TARA Clinic.
TARA Clinic – Địa chỉ tiêm filler mũi uy tín
Nằm trong Top 5 kiểm định chất lượng do Sở Y Tế TP.HCM cấp năm 2018, TARA Clinic trở thành địa chỉ tin cậy được nhiều khách hàng tìm đến nâng mũi làm đẹp. Đặc biệt, đây là cơ sở thẩm mĩ đã chỉnh sửa lại dáng mũi hỏng, đầu mũi lộ sống, lệch vẹo cho hàng ngàn chị em gặp phải tình trạng biến chứng khi phẫu thuật tại những cơ sở kém chất lượng, không được cấp phép.
TARA Clinic tuân thủ quy trình nâng mũi đạt chuẩn đối với phương pháp phẫu thuật nâng mũi, từ việc tư vấn dáng mũi, chọn chất liệu nâng mũi, quá trình phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu. Tất cả để đảm bảo khách hàng có một dáng mũi đẹp và hài hòa với gương mặt. Do vậy đối với các khách hàng lựa chọn tiêm filler để nâng mũi TARA Clinic cũng xây dựng quy trình tiêm filler mũi Chuẩn y khoa với 6 bước sau:
- Bước 1: Tư vấn với Bác sĩ Thảo Trang – giám đốc chuyên môn tại TARA Clinic. Bác sĩ sẽ trực tiếp khám và tư vấn, qua đó xác định tỉ lệ dáng mũi phù hợp với khuôn mặt khách hàng. Xác định đúng khuyết điểm mũi cần tiêm filler.
- Bước 2: Kiểm tra sức khoẻ tổng quát trước khi nâng mũi. Điều này giúp đảm bảo khách hàng đủ sức khỏe, cũng như đáp ứng điều kiện tiêm filler mũi.
- Bước 3: Vệ sinh sát trùng toàn bộ vùng mặt
- Bước 4: Tiến hành tiêm filler mũi theo liều lượng phù hợp.
- Bước 5: Khách hàng xem dáng mũi ngay sau tiêm xem như ý chưa
- Bước 6: Hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà để dáng mũi được vào phom như ý.
Trên đây là những thông tin về tổng quan những biến chứng khi tiêm filler mũi và cách khắc phục. Hy vọng bài viết đã giúp ích đến bạn trong quá trình tìm kiếm phương pháp làm đẹp dáng mũi cũng như tìm được địa chỉ thẩm mĩ uy tín để trao gửi niềm tin. Nếu có bất kỳ thông tin nào cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ với TARA Clinic theo thông tin dưới đây:
TARA Clinic – Phòng khám Thẩm mỹ Top 5 Sở Y Tế TPHCM 2018
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP.HCM
- Hotline: 0901083388 – 0768632632
- Fanpage: https://www.facebook.com/Tarabeautyclinic.vienthammytrehoa
- Giấy phép hoạt động do Sở Y tế cấp: 06820/HCM-GPHĐ
- GP quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM