Một trong những phương pháp nâng mũi hoàn hảo nhất hiện nay. Vậy phẫu thuật nâng mũi cấu trúc có những điểm đáng giá nào? Phù hợp cho ai? Hãy cùng TARA Beauty Clinic giải đáp chi tiết trong bài viết này nhé.
- Xem thêm: Đâu là phương pháp nâng mũi an toàn nhất hiện nay?
- Xem thêm: 7 lưu ý quan trọng trước khi nâng mũi
Ở thời điểm hiện tại, có 3 phương pháp phẫu thuật chính để can thiệp và định hình dáng mũi mới bao gồm: nâng mũi cấu trúc, nâng mũi bọc sụn và nâng mũi đặt sống. Trong đó, nâng mũi cấu trúc là kỹ thuật khó nhất nhưng cũng ưu việt nhất khi giúp can thiệp toàn bộ cấu trúc của dáng mũi. Từ đó giúp khắc phục hoàn toàn các nhược điểm của dáng mũi như: mũi thấp tẹt, mũi gồ, mũi gãy… thành dáng mũi cao, thẳng đẹp tự nhiên.
Cũng bởi tính chất này mà phẫu thuật nâng mũi cấu trúc đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ phải có chuyên môn tay nghề cao, cũng như quy trình thực hiện phải đáp ứng nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Y Tế về điều kiện phẫu thuật.
Vậy phẫu thuật nâng mũi cấu trúc được thực hiện như thế nào? Phù hợp cho ai? Và đâu là những điều cần lưu tâm khi thực hiện nâng mũi bằng phương pháp làm đẹp này? Dưới đây sẽ là nội dung được giải đáp chi tiết. Bạn theo dõi nhé.
Nội Dung Bài Viết
Phẫu thuật nâng mũi cấu trúc là gì?
Hiểu một cách đơn giản, nâng mũi cấu trúc là phương pháp can thiệp trực tiếp đến cấu trúc xương và sụn của mũi. Liệu pháp thẩm mỹ này sẽ giúp làm mới lại toàn bộ dáng mũi, từ phần sống mũi, đầu mũi cho đến trụ mũi. Chính vì vậy,phẫu thuật nâng mũi cấu trúc sẽ giúp mang đến dáng mũi chuẩn tỉ lệ vàng, cao thanh thoát nhưng vẫn tự nhiên như thật. Đây cũng là phương pháp khắc phục hoàn toàn các nhược điểm của dáng mũi mà những phương pháp khác như: căng chỉ, tiêm filler, nâng mũi bọc sụn, nâng mũi đặt sống không mang lại được hiệu quả như ý muốn.
Ưu điểm phẫu thuật nâng mũi cấu trúc
Lý do giúp nâng mũi cấu trúc khắc phục được hoàn toàn các nhược điểm của dáng mũi, bởi đây là tổ hợp của nhiều kỹ thuật giúp thay đổi toàn bộ cấu trúc ban đầu của mũi. Cụ thể:
Bác sĩ sẽ mở toàn bộ cấu trúc mũi để lộ ra toàn bộ các thành phần như: đầu mũi, sụn vách mũi, sụn cánh mũi.
Sử dụng chất liệu sụn tự thân, sụn sinh học hoặc kết hợp đồng thời để làm dài vách ngăn và tạo nên một cấu trúc mũi hoàn toàn mới. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành nâng cao sống mũi và định hình dáng mũi phù hợp với tỉ lệ gương mặt của khách hàng.
Dáng mũi biến đổi 180 độ, đẹp hoàn hảo sau phẫu thuật nâng mũi cấu trúc.
Ai phù hợp nâng mũi cấu trúc?
Phương pháp nâng mũi cấu trúc phù hợp với các trường hợp:
- Mũi thấp, ngắn, hếch.
- Bị tai nạn hoặc chấn thương ở phần mũi.
- Từng nâng mũi nhưng không như ý hoặc bị biến chứng của lần phẫu thuật trước.
- Mũi thấp tẹt, lệch vẹo, mũi chấn thương do tai nạn, đầu mũi to như quả cà chua, mũi hỏng do sửa đi sửa lại nhiều lần.
Quy trình thực hiện phẫu thuật nâng mũi cấu trúc
Trên thực tế, phẫu thuật nâng mũi cấu trúc là kĩ thuật khó, thời gian thực hiện kéo dài lâu hơn so với các phương pháp thẩm mỹ mũi khác, nguyên vật liệu sử dụng cho ca mổ cũng nhiều hơn, chi phí cao hơn. Do vậy, khi xác định thực hiện nâng mũi cấu trúc để chỉnh sửa, làm đẹp lại dáng mũi, bạn cần lưu ý 3 yếu tố sau:
- Cơ sở thẩm mỹ phải đáp ứng mọi quy trình nâng mũi đạt chuẩn khi thực hiện nâng mũi.
- Được phẫu thuật bởi bác sĩ thẩm mỹ nâng mũi có chuyên môn giỏi với nhiều năm kinh nghiệm
- Chất liệu sử dụng trong nâng mũi phải được công nhận về tính an toàn khi đưa vào cơ thể.
Và TARA Beauty Clinic là cơ sở thẩm mỹ đạt chuẩn được Sở Y Tế cấp giấy phép hoạt động theo số hiệu 06820/HCM-GPHĐ, nằm trong Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023).
Đặc biệt, bác sĩ Thảo Trang với hơn 19 năm kinh nghiệm Y khoa, hơn 19 năm kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ, giảng viên bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ tại Đại học Y dược TP.HCM, đồng thời là giám đốc chuyên môn của TARA Beauty Clinic sẽ trực tiếp tư vấn, thực hiện phẫu thuật nâng mũi cấu trúc cho khách hàng với 6 bước đạt chuẩn y khoa như sau:
- Bước 1: Tư vấn với Bác sĩ phẫu thuật lựa chọn vật liệu và dáng mũi phù hợp.
- Bước 2: Xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ tổng quát trước khi nâng mũi cấu trúc do đây là phương pháp có sử dụng gây mê, gây tê.
- Bước 3: Tẩy trang, cắt lông mũi, sát khuẩn vùng mũi.
- Bước 4: Tiến hành phẫu thuật.
- Bước 5: Xem dáng mũi ngay sau Phẫu thuật.
- Bước 6: Chăm sóc hậu phẫu.
Bí quyết chọn sụn phẫu thuật nâng mũi cấu trúc
Như đã phân tích, nâng mũi cấu trúc là phương pháp đặc biệt tái cấu trúc lại toàn bộ dáng mũi. Nếu chỉ sử dụng 100% sụn nhân tạo hoặc 100% sụn tự thân thì không thể thực hiện tái cấu trúc, vì mỗi vị trí đều có những đặc thù riêng và cần loại sụn thích hợp.
Chính vì vậy, nâng mũi cấu trúc là phương pháp phải sử dụng kết hợp 2 loại sụn tự nhiên và nhân tạo. Trong đó:
- Sụn sinh học: Silicon, Goretex, Surgiform, Pureform, Megaderm cho sống mũi; Supor, Medpor, TMR mesh, Vách ngăn nhân tạo cho trụ mũi và Megaderm, Alloderm cho đầu mũi.
- Sụn tự thân: Sụn sườn, trung bì mỡ cho sống mũi; vách ngăn tự thân, sụn sườn cho trụ mũi; sụn tai cho chóp mũi.
Tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng, tình trạng của dáng mũi mà bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng kết hợp loại sụn nào trong nâng mũi cấu trúc. Chia sẻ về vấn đề này sử dụng sụn trong phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ Thảo Trang – giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic nhận định: “Sử dụng vật liệu trong nâng mũi cấu trúc là cả một nghệ thuật phối hợp vật liệu để tạo ra một chiếc mũi đẹp, bền, an toàn. Trên thực tế, vật liệu nhân tạo có một tỉ lệ dị ứng và đào thải với cơ thể. Tỉ lệ này là rất thấp và không dự đoán trước được cho đến khi sụn nhận tạo được đặt trên sống mũi của các bạn. Còn việc bạn dùng sụn tự thân để nâng mũi tuy ít biến chứng, nhưng dễ xảy ra tình trạng co rút. Do đó, khách hàng cần được tư vấn kĩ từ bác sĩ chuyên môn”.
Bác sĩ Trang phẫu thuật nâng mũi cấu trúc cho khách hàng tại TARA Beauty Clinic
Hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu nâng mũi cấu trúc
Bạn nên vệ sinh mũi 2 lần/ngày. Tuyệt đối không nên lạm dụng việc vệ sinh sau nâng mũi, bởi điều này sẽ khiến vết thương lành lâu hơn.
Thời gian chưa cắt chỉ
TARA Beauty Clinic cũng lưu ý bạn rằng: Trong thời gian vết thương chưa lành, bạn tuyệt đối không được tự ý bôi những loại thuốc có màu hoặc các thành phần có màu như nghệ lên vết thương. Việc rửa mặt hàng ngày nên được thực hiện nhẹ nhàng bằng bông tẩy trang để tránh nước tiếp xúc vào vết thương. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da, nhưng phải đảm bảo mỹ phẩm cách xa vết thương.
Thời gian sau cắt chỉ
Sau thời gian 7-10 ngày, bác sĩ sẽ tiến hành cắt chỉ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên duy trì cách dùng nước muối sinh lý 1 ngày/lần để làm sạch những bụi bẩn bám vào. Trong thời gian này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống sẹo theo chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp vết khâu có các dấu hiệu tấy đỏ, đau nhức tăng dần, xuất hiện các đốm trắng đục chứa mủ, bạn nên quay lại tái khám ngay để bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời. Tuyệt đối không được dùng các mẹo dân gian để điều trị tránh việc vết khâu bị nhiễm trùng nặng hơn.
Những lưu ý sau khi phẫu thuật nâng mũi cấu trúc cần tránh
Bên cạnh việc vệ sinh sau nâng mũi đúng cách, việc ăn uống sinh hoạt tại nhà cũng cần được đảm bảo để có được dáng mũi như ý nhất. Do đó, bạn nên tránh những điều được liệt kê dưới đây nhé.
- Không ăn các thức ăn dễ gây dị ứng như thịt gà, hải sản…
- Không ăn các thực phẩm giàu chất sắt như rau muống, thịt bò… là những loại thực phẩm dễ gây ra tình trạng sẹo đen xấu.
- Không ăn các thực phẩm có lượng đường cao như đồ nếp, chè…Bởi gạo nếp có tính nóng sẽ làm vết thương bị sưng, đọng mủ.
- Không sử dụng chất kích thích, thức ăn cay nóng trong 2 tuần đầu tiên kể từ thời điểm phẫu thuật.
- Ngưng các thực phẩm chức năng bổ sung collagen trong 2-4 tuần, tránh trường hợp bị sẹo lồi, sẹo phì đại.
- Vận động nặng hoặc hạn chế tối đa việc vận động nặng trong tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật.
- Không đeo kính mắt nặng nề hoặc khẩu trang có gọng tì đè lên phần sống mũi.
- Không đụng chạm, sờ nắn mũi, massage mặt trong 2 tuần sau mổ.
- Tránh để nước tiếp xúc với vùng phẫu thuật. Nếu vô tình dính nước phải lau khô ngay.
Giải đáp thắc mắc thường gặp về phẫu thuật nâng mũi cấu trúc
Phậu thuật nâng mũi cấu trúc có đau không?
Nâng mũi cấu trúc hoàn toàn không gây ra bất kỳ cảm giác đau hay khó chịu trong suốt quá trình thực hiện. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về điều này khi nâng mũi tại TARA Beauty Clinic.
Quy trình “Nâng mũi không đau” được bác sĩ chúng tôi thực hiện và phối hợp lồng ghép các phương pháp gây tê để mất cảm giác đau vào tất cả các công đoạn. Đây được gọi là phương pháp là GÂY TÊ ĐA TẦNG hay GÂY TÊ ĐA MÔ THỨC (phối hợp cả gây tê hoá học – thuốc và vật lí – nhiệt độ lạnh). Cụ thể:
- Gây tê bề mặt: Khách hàng trước khi nâng mũi được ủ tê trước mổ để giảm cảm giác đau đầu tiên khi tiêm thuốc tê.
- Gây tê tại chỗ: Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê tại chỗ vào vùng phẫu thuật gây mất cảm giác đau.
- Gây tê lạnh: Toàn bộ gạc và nước rửa trong suốt quá trình nâng mũi được đảm bảo đủ lạnh để tạo cảm giác tê như chúng ta áp đá vào da, hoặc khi ở trong môi trường lạnh có tuyết gây mất cảm giác toàn bộ vùng da tiếp xúc
- Gây tê vùng: Bác sĩ sẽ bổ sung thêm thuốc tê tại các vị trí các nhánh thần kinh chi phối cảm giác cho vùng mũi để chúng ta không còn cảm giác đau khi nâng mũi.
Nâng mũi cấu trúc bao lâu thì đẹp?
Đối với phương pháp xâm lấn như phẫu thuật nâng mũi cấu trúc, thời gian vết thương vào form để đạt đến độ đẹp như ý sẽ phụ thuộc nhiều vào tay nghề bác sĩ thực hiện, cũng như quá trình chăm sóc vệ sinh dáng mũi tại nhà trong thời gian hậu phẫu. Khi được thực hiện đúng cách, quá trình lành thương sẽ diễn ra theo thứ tự sau:
- Ngày 1 – 2: Vết thương do phẫu thuật vẫn sưng bầm, có thể chảy dịch mũi và cảm giác nhức trong mũi.
- Ngày 3 – 5: Vết thương sẽ giảm sưng, giảm bầm, giảm đau nhức.
- Ngày 7: Tháo nẹp. Định hình đạt 80 – 90% dáng mũi.
- Ngày 10 – 14: Cắt chỉ. Mũi đẹp 75 – 80% dáng mũi.
- Sau 3 – 6 tháng: Dáng mũi đẹp hoàn thiện ổn định.
Hình ảnh khách hàng khi vừa phẫu thuật nâng mũi cấu trúc.
Nâng mũi cấu trúc có vĩnh viễn không?
Có thể thấy, rất nhiều yếu tố từ chủ quan đến khách quan sẽ trực tiếp tác động vào hiệu quả duy trì của dáng mũi sau phẫu thuật.
Tay nghề của bác sĩ
Yếu tố về “con người” sẽ quyết định rất lớn tới tốc độ lành thương sau nâng mũi, tránh biến chứng nhiễm trùng, co rút hay biến dạng mũi. Bởi không ai trong chúng ta mong muốn gặp phải tình trạng mũi bị biến dạng, sưng tấy, ửng đỏ nơi đầu mũi, dáng mũi không phù hợp với gương mặt… chỉ vì tay nghề của bác sĩ phẫu thuật.
Chất liệu sụn nâng mũi
Tùy từng loại sụn mà mức độ tương thích với tình trạng của khách hàng cũng khác nhau. Ví dụ: nâng mũi bằng sụn silicon sẽ có độ bền kém hơn so với sụn tự thân, sụn sinh học và ngược lại. Ngoài ra, tất cả các vật liệu nhân tạo cần đảm bảo nguồn gốc xuất xứ cùng chứng nhận an toàn cho cơ thể. Nếu sử dụng sụn nâng mũi kém chất lượng rất dễ dẫn đến tình trạng viêm, nhiễm trùng gây co rút và biến dạng mũi. Khi đó, hiệu quả của dáng mũi gần như là không có và khách hàng phải tốn rất nhiều tài chính cũng như sức khoẻ để có được dáng mũi khác ưng ý.
Sụn Surgiform là chất liệu nhân tạo được sử dụng nhiều trong phẫu thuật nâng mũi cấu trúc.
Môi trường nâng mũi phải đảm bảo vô trùng
Khi nâng mũi các bạn cần lựa chọn những địa chỉ nâng mũi uy tín đạt chuẩn vô trùng phòng mổ. Không nên nghĩ rằng phẫu thuật nâng mũi là một tiểu phẫu đơn giản mà có thể thực hiện ở giường gội đầu hoặc giường chăm sóc da mặt.
Chăm sóc sau phẫu thuật nâng mũi
70% thành công của một ca phẫu thuật nâng mũi đến từ bác sĩ và chất liệu sử dụng. 25% sẽ đến từ quá trình chăm sóc hậu phẫu mà chính bạn là người quyết định nó. Vậy nên bạn hãy đảm bảo chế độ ăn uống và thực hiện quy trình chăm sóc tại nhà theo đúng chỉ định của bác sĩ để được hiệu quả nâng mũi lâu dài.
Cơ địa của mỗi người
Đây chính là 5% khách quan còn lại sẽ tác động đến hiệu quả nâng mũi. Suy cho cùng, không có phương pháp thẩm mỹ y khoa nào là tuyệt đối vì cơ địa của mỗi người là khác nhau. Chính vì vậy, tùy thuộc vào tình trạng cơ địa của mỗi người mà hiệu quả nâng mũi cũng có sự khác biệt.
Khi đáp ứng được các yếu tố trên, độ bền của nâng mũi cấu trúc có thể kéo dài từ 20-30 năm, thậm chí là vĩnh viễn – bác sĩ Trang – giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic cho biết.
Chi phí nâng mũi cấu trúc bao nhiêu?
Tay nghề của bác sĩ phẫu thuật
Dù phẫu thuật nâng mũi chỉ là dạng tiểu phẫu nhưng đối với trường hợp nâng cấu trúc, yêu cầu về tay nghề của bác sĩ phẫu thuật sẽ đòi hỏi khắt khe hơn. Với phương pháp này, bác sĩ mở toàn bộ cấu trúc mũi để dựng lại dáng mũi mới phù hợp với tỉ lệ gương mặt của khách hàng. Do vậy thời gian tiến hành phẫu thuật nâng mũi cấu trúc cũng sẽ kéo dài hơn so với các phương pháp nâng mũi khác.
Khi chọn phẫu thuật nâng mũi cấu trúc, bạn nên tìm đến bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ tạo hình, bác sĩ phải là người có tiếng nói trong ngành cũng như có tâm trong việc làm đẹp. Hãy xem những đánh giá của khách hàng, tham khảo nhiều hơn về kết quả phẫu thuật mà bác sĩ đã thực hiện trước đó để đảm bảo niềm tin được trao gửi đúng người.
Bác sĩ Thảo Trang – giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic đang thực hiện nâng mũi cấu trúc cho khách hàng của TARA Beauty.
Chất liệu sụn sử dụng
Bác sĩ sẽ kiểm tra khuyết điểm trên dáng mũi của khách hàng để đánh giá tình trạng da, mô, cấu trúc xương… nhằm xác định loại sụn nâng mũi phù hợp.
Hiện tại, các loại sụn được sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi bao gồm:
- Vật liệu nhân tạo: Silicon, Surgiform, Nanoform, Silitex, Megaderm…
- Vật liệu tự thân: Mỡ, trung bì,sụn tai, sụn vách ngăn, sụn sườn.
Những vật liệu này sẽ được sử dụng làm chất liệu tạo hình sống mũi, đầu mũi, trụ mũi. Và tùy vào khuyết điểm của dáng mũi mà bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn sụn nhân tạo hay sụn tự thân, hoặc có thể kết hợp đồng thời hai loại sụn này.
Trong trường hợp khách hàng sử dụng sụn tự thân để nâng mũi như sụn sườn, chi phí nâng mũi cấu trúc sẽ cao hơn so với các chất liệu sụn khác. Lý do đến từ việc phẫu thuật nâng mũi cấu trúc sụn sườn phải được thực hiện tại bệnh viện để đáp ứng các tiêu chuẩn về điều kiện gây mê khi phẫu thuật.
Cơ sở thẩm mỹ thực hiện
Trước nhu cầu thẩm mỹ mũi làm đẹp ngày một gia tăng, rất nhiều cơ sở thẩm mỹ “chui”, chưa được cấp phép chạy quảng cáo tràn lan về các dịch vụ nâng mũi giá rẻ. Cuối cùng, chính khách hàng lại là người gánh chịu hậu quả “tiền mất, tật mang”.
Bạn cần lưu ý rằng, bất kỳ liệu pháp thẩm mỹ xâm lấn nào cho dù đó là nâng mũi, nâng ngực, hút mỡ… cũng cần phải được thực hiện tại những cơ sở thẩm mỹ đã được Bộ Y Tế cấp phép hoạt động. Tại những cơ sở này, mọi trang thiết bị cũng như quy trình thực hiện sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe để đảm bảo tính vô trùng trong phẫu thuật, cũng như mọi chất liệu đưa vào cơ thể phải có nguồn gốc rõ ràng, không gây ra bất kỳ nguy hại nào cho khách hàng làm đẹp.
Do vậy, chi phí nâng mũi nói chung và nâng mũi cấu trúc nói riêng sẽ phụ thuộc vào những cơ sở thẩm mỹ bạn chọn có uy tín hay không.
Nâng mũi cấu trúc giá bao nhiêu?
Dựa vào những tiêu chí được liệt kê ở trên, chắc hẳn bạn đã đoán định được phần nào về việc nâng mũi cấu trúc có đắt không, cũng như khoảng giá phải chi trả.
Quả thật, phương pháp này hiện có mức giá cao nhất trong tất cả các liệu pháp thẩm mỹ mũi hiện nay. Tùy thuộc vào chất liệu sụn sử dụng mà chi phí cũng sẽ có sự khác biệt từ 35-50 triệu đồng. Riêng trường hợp khách hàng sử dụng sụn sườn tự thân để nâng mũi cấu trúc, chi phí có thể lên tới 90 triệu đồng do mức giá bao gồm chi phí gây mê và tiến hành tại bệnh viện.
Nâng mũi cấu trúc sụn sườn có mức giá cao nhất hiện nay.
Phẫu thuật nâng mũi cấu trúc ở đâu uy tín?
Để nhận biết được cơ sở thẩm mỹ uy tín trong phẫu thuật nâng mũi cấu trúc, bạn cần xác định được 3 yếu tố cơ bản sau:
Tìm hiểu về cơ sở nâng mũi
Như đã đề cập ban đầu, phẫu thuật nâng mũi có can thiệp “dao kéo”, gây ra mức độ xâm lấn nhất định. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ cần thực hiện các thủ thuật gây mê hoặc gây tê (tùy theo phương pháp nâng mũi) để không gây đau đớn, cũng như tạo sự an toàn trong quá trình phẫu thuật.
Chính yếu tố cơ quan có thẩm quyền đã ban hành quy định, cơ sở nâng mũi phải có giấy phép hoạt động được cấp phép từ Sở/Bộ Y Tế, đảm bảo tuân thủ khắt khe về các quy định và tiêu chuẩn y tế trong phẫu thuật thẩm mỹ.
Khi chọn lựa cơ sở nâng mũi uy tín, bạn nên tìm hiểu trước về thông cấp phép, thời gian hoạt động và danh sách các dịch vụ họ đang cung cấp. Bạn có thể truy cập https://thongtin.medinet.org.vn/ để kiểm tra. Tại đây sẽ có thông tin của các phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ đã được cấp giấy phép hoạt động.
Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ phải có chứng chỉ hành nghề
Sau khi đã xác minh chính xác thông tin về giấy phép hoạt động của cơ sở thẩm mỹ bạn chọn. Bước tiếp theo hãy kiểm tra kỹ các thông tin về bác sĩ sẽ thực hiện nâng mũi cho bạn. Yêu cầu trong phẫu thuật thẩm mỹ, đó là bác sĩ cần phải có giấy phép hành nghề. Đây là điều kiện cần thiết, và đừng quên điều kiện đủ chính là: thời gian hành nghề, kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ, các thành tích của bác sĩ… để đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ có được dáng mũi đẹp như ý nhé.
Đánh giá và phản hồi từ bệnh nhân trước đó
Hãy tham khảo kỹ lưỡng hình ảnh Trước-Sau nâng mũi của các khách hàng trước đó. Đọc các đánh giá trên trang web, diễn đàn hoặc mạng xã hội, và để ý đến ý kiến và kinh nghiệm của những người đã trải qua quy trình tại cơ sở nâng mũi bạn chọn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đánh giá trực tuyến có thể không luôn đáng tin cậy hoặc khách quan, vì vậy hãy cân nhắc kỹ và tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau.
Nếu bạn có thể, hãy tìm hiểu ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nâng mũi. Họ có thể cung cấp thông tin về các cơ sở uy tín và đáng tin cậy.
Trên đây là toàn bộ nội dung tổng quan liên quan đến phương pháp phẫu thuật nâng mũi cấu trúc – kỹ thuật nâng mũi hoàn hảo nhất hiện nay. Hy vọng bài viết đã giúp ích đến bạn.
Trước – Sau khi phẫu thuật nâng mũi cấu trúc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp về nâng mũi, bạn vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo thông tin dưới đây:
TARA Beauty Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM