TaraClinic

Tìm hiểu 8 loại sụn nâng mũi tốt hiện nay

Đâu là các loại sụn nâng mũi tốt hiện nay giữa hai lựa chọn sụn tự thân và sụn nhân tạo? Bạn cùng TARA Clinic tìm hiểu cụ thể nhé.

Sụn nâng mũi là gì?

Sụn nâng mũi là một chất liệu được sử dụng trong phẫu thuật chỉnh hình mũi với nhiều khuyết điểm như: sống mũi thấp, mũi tẹt, mũi gãy, cánh mũi to… trở thành dáng mũi cao, thon gọn và góp phần tôn lên vẻ xinh đẹp hài hòa trên gương mặt.

Trong phẫu thuật thẩm mĩ nâng mũi, có hai loại sụn chính được bác sĩ sử dụng đó là sụn nhân tạo và sụn tự thân. Cả hai loại sụn này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy vào nhu cầu và tình trạng thực tế của dáng mũi mà bác sĩ sẽ tiến hành lựa chọn sụn nâng mũi phù hợp.  

Sụn nhân tạo là gì? Các loại sụn nâng mũi nhân tạo hiện nay 

Đây là loại sụn được đúc 3D và có khả năng tương thích cao với cơ thể con người. Sụn nhân tạo có 2 dạng chính gồm sụn silicon và sụn sinh học. Chúng tương đối mềm dẻo và có đàn hồi tốt, tuy nhiên độ tương thích thấp hơn so với sụn tự thân. 

Sụn nâng mũi Nanoform 

Nanoform là sụn sinh học được làm 100% từ chất ePTFE có xuất xứ từ Mỹ. Loại sụn này mô phỏng cấu trúc của sụn tự thân với phần nề mặt chứa các lỗ nhỏ li ti để mạch máu có thể dễ dàng len lỏi và xuyên qua, tạo nên một thể thống. Đây cũng là loại sụn có tính chất mềm dẻo, khả năng chịu lực cao sau khi nâng mũi.

Do vậy, việc nâng mũi bằng sụn nanoform mang đến tính tương thức cao, duy trì hiệu quả nâng mũi lâu dài. 

Sụn nâng mũi Surgiform

Sụn Surgiform còn có tên gọi khác là Goretex hoặc Pureform. Surgiform cũng có cấu tạo từ polytetrafluoroethylene (e-PTFE) gồm nhiều lỗ nhỏ li ti, kích thước nano không nhìn thấy bằng mắt thường. Đồng thời, sụn surgiform còn là vật liệu chế tạo mạch máu nhân tạo. Do vậy, surgiform có tính tương thích sinh học cao và cho khả năng bám dính tốt với các mô. Đó cũng là lý do khi nâng mũi sụn surgiform, khách hàng sẽ không gặp phải tình trạng mũi bị biến dạng, co ngót, vẹo lệch… xem thêm bài viết nâng mũi cấu trúc sụn surgiform

Điểm khác biệt giữa Surgiform và Nanoform chỉ nằm ở thiết kế và độ dày. Với độ dày 1-5mm, bác sĩ dễ dàng cắt gọt sụn Surgiform phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng.

các loại sụn nâng mũi tốt hiện nay

Sự khác biệt của dáng mũi sau khi được nâng mũi bằng sụn Surgiform.

Sụn nâng mũi Megaderm

Megaderm cũng là một trong những loại sụn nhân tạo được dùng để nâng mũi. Tuy nhiên, khác với đặc tính của sụn surgiform, sụn megaderm được bào chế từ mô da người. Khi sử dụng làm chất liệu nâng mũi, sụn megaderm đóng vai trò như lớp đệm để che chắn miếng ghép nâng mũi, đồng thời tái tạo lớp da bên trên.

Chính vì vậy, các bác sĩ sẽ sử dụng sụn megaderm nếu khách hàng có da mũi mỏng, hoặc muốn làm hạn chế trạng bóng đỏ đầu mũi khi sử dụng các chất liệu dày để nâng cao sống mũi. 

Sụn nâng mũi softxil

Chất liệu nâng mũi sụn softxil có xuất xứ từ Hàn Quốc và được nhiều viện thẩm mỹ sử dụng để tạo hình dáng mũi. Cũng giống như các loại sụn nâng mũi ở trên, chất liệu của loại sụn này đã được FDA đánh giá và công nhận về tính an toàn cho người sử dụng.

Xét về mặt chất lượng, sụn softxil là silicon được dùng trong y học và được cấu thành bởi 2 phần là: silicon phần cứng để tạo hình sống mũi, còn silicon phần mềm để tạo độ bám dính tốt, tương thích cho các mô xung quanh. Tuy hiên, softxil có độ mềm hơn so với loại sụn sử dụng silicon truyền thống.  

Sụn silicon

Trong các loại sụn nâng mũi thì chất liệu sụn nhân tạo đầu tiên phải nhắc đến silicon. Loại sụn này được phát minh sớm và còn sử dụng cho đến thời điểm hiện tại do phù hợp với nhiều dáng mũi.

Trước đây, khi thực hiện nâng mũi, sẽ có 2 loại sụn silicon được sử dụng phổ biến, đó là silicon dẻo và silicon lỏng. Tuy nhiên, silicon có độ nguy hiểm cao khi đưa vào cơ thể con người nên hiện nay chất liệu này đã bị cấm sử dụng.  

Trong khi đó, silicon dẻo có khả năng định hình chắc chắn, có độ mềm dẻo tốt và sụn mũi tồn lâu trong cơ thể mà ít gây ra biến chứng. Tuy nhiên, sụn silicon tương đối nặng và có độ bám dính kém nên dễ gây ra tình trạng tụt sống mũi, làm mỏng da, gây bao xơ, co rút đầu mũi. Do vậy, nâng mũi bằng sụn silicon có giá thành rẻ hơn rất nhiều khi so với phương pháp nâng mũi sụn surgiform, nanoform hoặc megaderm.

các loại sụn nâng mũi tốt hiện nay

Khách hàng chọn sử dụng sụn nâng mũi bằng silicon dẻo tại TARA Clinic.

Sụn tự thân là gì? Các loại sụn nâng mũi tự thân hiện nay

Sụn tự thân là loại sụn được lấy trực tiếp từ cơ thể của khách hàng. Do vậy, khi sử dụng loại sụn nâng mũi này, gần như sẽ không gặp phải các tình trạng như kích ứng hay đào thải khi so với sụn nhân tạo bởi độ tương thích củ nó đối vơi cơ thể là 100%.  

Trong một số trường hợp, sau khi nâng mũi bằng sụn tự thân một thời gian, sụn có thể sẽ bị co lại hơn so với ban đầu. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ tính toán đến tỉ lệ này trước phẫu thuật, để giúp bạn có chiếc mũi hài hoà trong thời gian dài hạn.

Nhìn chung, việc sử dụng sụn tự thân trong nâng mũi là phương pháp tương đối khó và phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ phải có trình độ tay nghề cao. Đó cũng là lý do, giá thành nâng mũi sụn tự thân sẽ cao hơn nhiều so với chi phí nâng mũi sụn nhân tạo. 

Sụn vành tai

Sụn vành tai là sụn được lấy từ tai của khách hàng, dùng để bao bọc phần đầu mũi để hạn chế các biến chứng như đỏ đầu mũi hay bị lộ sống. Tuy nhiên sụn tai thường không được dùng để nâng sống mũi vì loại sụn này có thể co rút theo thời gian. Do đó, bác sĩ thường sử dụng sụn tai chỉ có thể được sử dụng cho phần đầu mũi và kết hợp sử dụng sụn nhân tạo cho sống mũi, sụn vách ngăn hoặc sụn sườn nếu cần dựng trụ mũi.

các loại sụn nâng mũi tốt hiện nay

Khách hàng của TARA Clinic sau khi nâng mũi bọc sụn tai.

Sụn sườn 

Đúng như tên gọi của mình, đây là loại sụn được lấy từ bộ phần sườn của cơ thể. 

Sụn sườn là loại sụn tự thân đa năng, có thể được dùng cho toàn bộ vùng mũi từ sống đến đầu mũi. Nâng mũi sụn sườn tự thân có thể lấy ở 1 trong 3 vị trí xương sườn số 6,7 hoặc 8 ở bên ngực phải. Vị trí rạch da để lấy sụn sẽ nằm ở nếp gấp dưới ngực.

Bác sĩ sẽ dùng sụn sườn để dựng trụ vách ngăn, nâng cao sống mũi kết hợp với việc bọc đầu mũi và sụn vành tai để tạo nên một dáng mũi tự nhiên như ý.   

các loại sụn nâng mũi tốt hiện nay

Hình ảnh Trước và Sau phẫu thuật nâng mũi bằng sụn sườn tại TARA Clinic.

Sụn vách ngăn

Sụn vách ngăn là loại sụn cũng được lấy từ cơ thể cụ thể là ở tấm ngăn ở giữa mũi. Loại sụn này sẽ giúp nâng cao đầu mũi dễ dàng mà ít biến chứng hơn. Sụn vách ngăn chủ yếu được sử dụng để kéo dài mũi hếch hoặc tăng cao độ nhô đầu mũi và dựng trụ mũi.

Tuy nhiên, sụn vách ngăn thường nhỏ, chiều dài vừa phải và yếu (không dài, chắc như sụn sườn), do đó lượng sụn có thể lấy sẽ không nhiều. 

Nên dùng sụn nâng mũi nhân tạo hay sụn tự thân?

Thông thường, nâng mũi hoàn toàn bằng sụn nhân tạo chỉ thích hợp áp dụng đối với những người có chiếc mũi đã đẹp nhưng có khuyết điểm chỉ là sóng mũi thấp. Nếu lạm dụng sụn nhân tạo, có thể gây ra tình trạng bóng đỏ đầu mũi, thậm chí gây thủng da. Còn nâng mũi hoàn toàn bằng sụn tự thân được áp dụng khi da đầu mũi mỏng, bởi sụn có thể sẽ bị co lại hơn so với ban đầu. 

Chính vì vậy, việc sử dụng sụn nâng mũi nhân tạo hay sụn tự thân sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng dáng mũi thực tế, nhu cầu và ngân sách của khách hàng để bác sĩ có thể tư vấn rõ hơn về việc chọn loại sụn cũng như phương pháp nâng mũi phù hợp. 

Quy trình nâng mũi tại TARA Clinic

Bước 1: Bác sĩ thăm khám và tư vấn dáng mũi 

Tùy vào mỗi gương mặt, tình trạng dáng mũi hiện tại, nhu cầu và mong muốn của bản thân mà bác sĩ sẽ phác thảo dáng mũi mới, chọn chất liệu sụn để nâng mũi sao cho hài hòa và tôn lên nét thanh tú của khuôn mặt. 

Bước 2: Khám sức khỏe tổng quát

Vì là phương pháp thẩm mỹ có xâm lấn, trong quá trình thực hiện sử dụng một số sản phẩm đặc thù như: thuốc tê, thuốc chống viêm… Do vậy, TARA Clinic sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát nhằm đảm bảo khách hàng có đủ điều kiện về sức khỏe để thực hiện phẫu thuật theo quy định của Bộ Y Tế.

Bước 3: Tẩy trang và tiến hành sát khuẩn vùng mũi

Theo quy định của Bộ Y Tế, để đảm bảo an toàn về mặt sức khỏe, toàn bộ khu vực phòng phẫu thuật, các thiết bị, dụng cụ… đều phải được khử trùng, sát khuẩn trước khi bước vào quá trình phẫu thuật.

Bước 4: Tiến hành phẫu thuật  

Phẫu thuật nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ có xâm lấn, cắt rạch, gây tổn thương đến cơ thể. Chính vì vậy trước khi thực hiện phẫu thuật bạn sẽ được gây tê toàn bộ khu vực phẫu thuật.

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành kỹ thuật bóc tách, đặt sụn… đồng thời tạo hình dáng mũi mới cho khách hàng một cách nhanh chóng và hạn chế một cách tối đa tổn thương trên da. Thời gian phẫu thuật kéo dài từ 40-60 phút.

Sau khi hoàn thành quá trình nâng mũi và khắc phục khuyết điểm, bác sĩ sẽ dùng chỉ thẩm mỹ để khâu vết thương, cùng với đó là cố định dáng mũi giúp tránh trường hợp dáng mũi bị lệch trong thời gian đầu.

nâng mũi cấu trúc Surgiform

Bác sĩ Thảo Trang – giám đốc chuyên môn của TARA Clinic trực tiếp phẫu thuật nâng mũi cho khách hàng.

Bước 5: Xem lại dáng mũi sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật, khách hàng sẽ xem lại dáng mũi mới. Cuối cùng, bác sĩ tiến hành khâu vết thương mà không để lại sẹo. 

Bước 6: Chăm sóc hậu phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật, khách hàng sẽ được đưa ra phòng chờ để nghỉ ngơi hồi phục thể lực và chờ cho thuốc tê tan toàn hoàn. Trong thời gian đó, bạn sẽ được các chuyên viên chăm sóc vết thương, đồng thời bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn về những lưu ý và cách chăm sóc tại nhà đúng cách. 

Cuối cùng, bác sĩ sẽ lên lịch hẹn tái khám định kỳ để chăm sóc vết thương và theo dõi tình hình hồi phục cho đến khi dáng mũi đẹp hoàn toàn. Bạn có thể ra về ngay sau khi phẫu thuật và sinh hoạt tại nhà bình thường.

Phẫu thuật bằng sụn nâng mũi tự thân và sụn nhân tạo giá bao nhiêu?

Tùy thuộc vào tình trạng dáng mũi như thế nào mà bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về phương pháp phẫu thuật phù hợp, cũng như chất liệu sụn được sử dụng trong quá trình chỉnh sửa dáng mũi. Mức giá sẽ giao động từ 25 – 40 triệu đồng tùy vào phương pháp phẫu thuật cũng như loại sụn bạn sử dụng. Riêng trường hợp nâng mũi được thực hiện, giá nâng mũi sẽ cao hơn, từ 50-80 triệu đồng.

Trên đây là tất cả những thông tin về chất liệu khi sụn nâng mũi được sử dụng trong lĩnh vực thẩm mĩ y khoa hiện nay. Sẽ khó có thể nói rằng loại sụn nâng mũi nào là tốt, mà điều quan trọng là tìm được chất liệu sụn tương thích với tình trạng mũi và cơ địa của mỗi người. Những điều này sẽ được bác sĩ tư vấn và giải đáp chi tiết khi bạn đến với TARA Clinic. 

Và nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp về phương pháp nâng mũi hiện nay, hãy liên hệ với TARA Clinic qua thông tin dưới đây: 

TARA Clinic

  • Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP.HCM 
  • Hotline: 0901 08 33 88 – 0768 632 632 
  • Fanpage: https://www.facebook.com/Tarabeautyclinic.vienthammytrehoa 
  • Giấy phép hoạt động do Sở Y tế cấp: 06820/HCM-GPHĐ

Xem thêm bài viết:

Nâng mũi cấu trúc : https://taraclinic.vn/nang-mui-cau-truc/

Nâng mũi sống surgiform : https://taraclinic.vn/nang-mui-song-surgiform

Nâng mũi sụn sườn : https://taraclinic.vn/nang-mui-sun-suon/

Nâng mũi sụn tự thân : https://taraclinic.vn/nang-mui-sun-tu-than

Giá sửa mũi hỏng : https://taraclinic.vn/gia-sua-mui-hong

Căng da mặt: https://taraclinic.vn/phau-thuat-cang-da-mat-dep/

Cắt da thừa mí mắt: https://taraclinic.vn/cat-da-thua-mi-mat/

Bài viết liên quan
Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *