Là giải pháp được nhiều người lựa chọn khi kết quả tiêm filler không đạt hiệu quả như mong muốn. Vậy cụ thể tiêm tan filler là gì? Có phải tất cả các loại filler đều có thể tiêm tan? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết đến bạn. Cùng theo dõi nhé.
- Xem thêm: Giải đáp về hoạt chất CaHA trong tiêm trẻ hoá tạo hình khuôn mặt
- Xem thêm: Hiểu về đúng về tiêm filler trong thẩm mỹ làm đẹp
Filler (chất làm đầy) được sử dụng rộng rãi trong các phương pháp như tiêm môi, tiêm cằm, tiêm mũi để tạo hình khuôn mặt. Tuy nhiên, các trường hợp tiêm filler bị lỗi hoặc xảy ra biến chứng không phải là hiếm. Tiêm tan filler được thực hiện để xử lý các vấn đề này một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một cái nhìn chi tiết về quy trình, lợi ích, và mọi thông tin cần thiết để bạn có thể hiểu rõ hơn về phương pháp này.
Nội Dung Bài Viết
Tiêm tan filler là gì?
Tiêm tan filler là một thủ thuật thẩm mỹ sử dụng một loại enzyme đặc biệt có tên là hyaluronidase để phá vỡ và loại bỏ filler chứa axit hyaluronic (HA) – thành phần chính trong hầu hết các loại filler phổ biến hiện nay.
Dù không ai mong muốn phải sử dụng dịch vụ này nhưng tiêm tan filler trở thành biện pháp ‘cứu cánh’ hữu hiệu khi việc tiêm filler xảy ra biến chứng, hoặc bạn không hài lòng với kết quả thẩm mỹ do tiêm filler mang lại. Cụ thể:
- Loại bỏ filler không mong muốn: Khi tiêm filler, thỉnh thoảng sẽ xuất hiện các trường hợp đường nét trên khuôn mặt không tự nhiên, kết quả không như mong đợi. Nguyên nhân đa phần do tiêm filler quá nhiều, đặt filler không đúng vị trí hoặc filler bị tràn, di chuyển khỏi vị trí ban đầu. Tiêm tan filler sẽ có tác dụng làm tan filler và đưa khuôn mặt về diện mạo ban đầu trước khi tiêm hoặc chỉnh sửa kết quả để đạt được mong muốn của khách hàng.
- Điều trị biến chứng sau tiêm filler: Các biến chứng như nốt cục xuất hiện sau tiêm, dị ứng với HA, hiện tượng Tyndall (xuất hiện màu xanh tại vị trí tiêm), nặng hơn nữa có tắc mạch, mù mắt thường xuất hiện xuất hiện khi tiêm filler. Để giải quyết các trường hợp này cần sử dụng tiêm tan filler để ngăn các biến chứng trở nặng, gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
- Thay đổi ngoại hình: Sau khi tiêm filler một khoảng thời gian, người dùng muốn thay đổi hoặc quay trở về khuôn mặt ban đầu. Tiêm tan filler sẽ hỗ trợ khôi phục diện mạo, tạo sự tự tin và thoải mái cho người sử dụng.
Tiêm tan filler giúp loại bỏ filler chứa axit hyaluronic (HA) – thành phần chính trong hầu hết các loại filler phổ biến hiện nay.
Các loại tiêm tan filler
Hyaluronidase là một loại enzym có tác dụng khử polyme hóa hyaluronic acid, chất có trong filler dùng để làm đầy da.
Các sản phẩm chứa hyaluronidase thường được biết đến với các tên trên thị trường như Liporase, Malinda và Hyalaze. Các sản phẩm này tuy khác tên nhưng có cùng thành phần hoạt chất.
Cũng lưu ý rằng, việc tiêm tan filler chỉ có hiệu quả đối với các loại filler chứa axit hyaluronic (HA) – loại filler phổ biến và an toàn nhất hiện nay. Nếu filler bạn sử dụng là filler bán vĩnh viễn hoặc filler vĩnh viễn (silicone lỏng, polyacrylamide, v.v.), phương pháp này sẽ không có tác dụng, và bạn có thể cần đến các phương pháp phẫu thuật để xử lý – TS.BS Trang, giám đốc chuyên môn TARA cho biết thêm.
Quy trình tiêm tan filler đạt chuẩn Y khoa
Để đạt được hiệu quả cao và đảm bảo an toàn, quy trình tiêm tan filler cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín. Tất cả đều do cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Quy trình này bao gồm các bước sau:
Bước 1: Thăm khám và đánh giá tình trạng
Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám vùng da đã tiêm filler để kiểm tra tình trạng filler, mức độ biến chứng (nếu có), và lượng filler cần được loại bỏ. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định liều lượng enzyme hyaluronidase phù hợp.
Bước 2: Kiểm tra phản ứng dị ứng
Mặc dù hyaluronidase là một enzyme tự nhiên có trong cơ thể, nhưng không phải ai cũng tương thích hoàn toàn với nó. Bác sĩ sẽ thực hiện một bài kiểm tra dị ứng bằng cách tiêm thử một lượng nhỏ enzyme trên một vùng da nhỏ trước khi tiến hành tiêm chính thức.
Bước 3: Tiêm tan filler
Sau khi xác nhận bạn không bị dị ứng, bác sĩ sẽ tiêm enzyme hyaluronidase trực tiếp vào vùng chứa filler. Enzyme này sẽ phân hủy axit hyaluronic trong filler thành các phân tử nhỏ, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ và đào thải ra ngoài.
Quá trình tiêm chỉ mất khoảng 10–15 phút, tùy thuộc vào diện tích và mức độ filler cần loại bỏ.
Bước 4: Theo dõi và chăm sóc sau tiêm
Sau khi tiêm, vùng da có thể bị sưng hoặc đỏ nhẹ trong vài giờ đầu – đây là phản ứng bình thường. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc da sau tiêm và hẹn lịch tái khám để kiểm tra kết quả.
Tiêm tan filler tan hoàn toàn, có tác dụng ngay lập tức và có hiệu quả kéo dài trong vòng 24 – 48 giờ. Tuy nhiên, khả năng tan của filler còn được quyết định bởi cơ địa, liều lượng và thể tích filler có trong da.
Tiêm tan filler giúp loại bỏ filler cũ một cách nhanh chóng, trả lại trạng thái nguyên vẹn ban đầu
Sau khi tiêm tan filler, da thường bị phù nề và hồng ban ở mức độ nhẹ đến trung bình. Triệu chứng sẽ hết trong vòng 2-3 ngày, tùy theo đặc điểm của từng người.
Những điều cần lưu ý khi tiêm tan filler
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín: Tiêm tan filler đòi hỏi tay nghề cao và hiểu biết chuyên môn sâu về giải phẫu khuôn mặt. Hãy chọn những cơ sở thẩm mỹ được cấp phép và có bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc phẫu thuật thẩm mỹ trực tiếp thực hiện.
- Kiểm tra nguồn gốc enzyme: Đảm bảo enzyme hyaluronidase được sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn chất lượng và được kiểm định bởi các cơ quan y tế.
- Theo dõi phản ứng sau tiêm: Sau khi tiêm tan filler, nếu bạn thấy dấu hiệu bất thường như sưng to, đau dữ dội, hoặc dị ứng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
- Không lạm dụng tiêm tan filler: Việc tiêm tan filler quá thường xuyên có thể làm tổn thương cấu trúc da, khiến da yếu đi và mất độ đàn hồi. Vì vậy, chỉ nên thực hiện khi thật sự cần thiết.
Những câu hỏi thường gặp về tiêm tan filler
Tiêm tan filler có đau không?
Quá trình tiêm tan filler thường chỉ gây cảm giác châm chích nhẹ. Nếu bạn sợ đau, bác sĩ có thể sử dụng thuốc tê để giảm cảm giác khó chịu.
Filler nào có thể tiêm tan được?
Enzyme hyaluronidase chỉ có tác dụng với filler chứa axit hyaluronic. Các loại filler không chứa HA (như filler bán vĩnh viễn hoặc vĩnh viễn) không thể tan bằng phương pháp này.
Sau bao lâu có thể tiêm filler lại?
Sau khi tiêm tan filler, bạn nên chờ ít nhất 1–2 tuần để vùng da hồi phục hoàn toàn trước khi thực hiện các liệu trình làm đẹp khác.
Sau bao lâu filler tan hoàn toàn?
Filler sẽ tan dần trong vòng 24–48 giờ sau khi tiêm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn có thể cần tiêm bổ sung để loại bỏ hoàn toàn filler.
Tiêm tan filler có tác dụng phụ không?
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra như sưng, đỏ, hoặc ngứa nhẹ tại vị trí tiêm. Những triệu chứng này thường biến mất sau vài ngày.
Lời kết
Tiêm tan filler là một giải pháp hiệu quả để khắc phục các vấn đề liên quan đến filler một cách nhanh chóng và an toàn. Nhưng điều này chỉ đúng khi bạn được thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín và bác sĩ có chuyên môn cao.
Hy vọng rằng với những thông tin được cung cấp trong bài đã giúp ích đến bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp hoặc cần đặt lịch tư vấn cùng TS.BS Trang. Bạn vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo thông tin dưới đây:
TARA Beauty Clinic – Chuyên sâu NÂNG MŨI & TẠO HÌNH KHUÔN MẶT
Phòng khám Chuyên khoa Thẩm mỹ Chất lượng cao do Sở Y Tế TP Hồ Chí Minh Thẩm định: Top 5 Năm 2018 & Top 3 Năm 2023
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM