Là loại chất làm đầy được ưa chuộng sử dụng trong lĩnh vực thẩm mỹ hiện nay. Tuy vậy, bạn đã thực sự hiểu đúng về tiêm filler chưa? Filler có thật sự “thần thánh” như mọi người vẫn nghĩ? Cùng TARA Beauty Clinic tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.
- Xem thêm: Boxtox và filler giống và khác nhau như thế nào?
- Xem thêm: Nên tiêm filler hay cấy mỡ tự thân rãnh cười thì hoàn hảo nhất?
Nội Dung Bài Viết
Filler là gì?
Filler hay còn được gọi là chất làm đầy. Trong lĩnh vực thẩm mỹ, filler được ứng dụng rất nhiều trong việc xóa nhăn trên gương mặt, nâng mũi hay làm cho đôi môi căng mọng.Một số loại filler thường được dùng trong thủ thuật này bao gồm:
- Axit hyaluronic (HA): Đây là một loại chất làm đầy mang tính chất là một dạng gel tự nhiên có sẵn trong cơ thể, thường được dùng để chăm sóc làn da, làm đầy, căng bóng làn da ở những nơi như má, nếp nhăn ở vùng quanh mắt, môi, trán… Do cơ thể có khả năng tự tái hấp thu, HA sẽ tự tan trong cơ thể sau một thời gian tiêm.
- Canxi hydroxylapatite (CaHA): Loại filler này ít được sử dụng hơn Axit hyaluronic. Chất làm đầy da dạng này bản chất là các hạt Canxi có kích thước siêu nhỏ trong một loại gel và được tiêm qua da. Canxi hydroxyapatite đặc hơn Axit hyaluronic nên thường được khuyến cáo sử dụng trong điều trị các nếp nhăn sâu hơn trên da.
- Axit poly-L-lactic: Axit phân hủy sinh học là một loại filler có tác dụng kích thích quá trình sản sinh collagen thay vì tác dụng đầy như hai loại filler trên. Việc tăng sản xuất collagen sẽ giúp mang lại sự săn chắc cho làn da và giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn. Tuy không mang lại hiệu quả tức thì nhưng tiêm Axit poly-L-lactic có hiệu quả duy trì kéo dài rất lâu hơn so với HA.
- Polymethylmethacrylat (PMMA): Chất làm đầy này bao gồm collagen và các hạt siêu nhỏ (microspheres) giúp làm đầy da. Tuy nhiên, theo một số báo cáo đăng trên tạp chí nghiên cứu về thẩm mỹ, Polymethylmethacrylat (PMMA) có thể gây ra một số vấn đề và biến chứng lâu dài trên da mặt. Vì thế, dù được coi là loại filler có tác dụng kéo dài rất lâu (gần như vĩnh viễn) Polymethylmethacrylate vẫn không phải là lựa chọn đầu tay của các bác sĩ thẩm mỹ, ở một số nước như Việt Nam, Bộ Y tế hiện vẫn chưa cấp phép sử dụng loại filler này trong thẩm mỹ.
- Mỡ tự thân: Đây cũng được xem là một loại filler tự nhiên vì được chiết tách từ chính cơ thể.
Filler – chất làm đầy được ưa chuộng trong ngành công nghiệp thẩm mỹ hiện nay.
Tiêm filler có hiệu quả như thế nào?
Có thể thấy, thành phần chính trong filler là HA và collagen. Cả hai loại chất này đều mang đến sự tươi trẻ của làn da. Cụ thể:
- HA có khả năng giữ (ngậm) rất nhiều phân tử nước quanh nó, giúp da căng bóng. Ngoài ra, HA ở trong lớp bì có tác dụng tái tạo mô (tissue repair). Chính vì vậy, FDA đã chấp thuận cho HA là thành phần chính của các chất làm đầy (filler) để tiêm vào các vùng thiếu hụt thể tích, trẻ hóa da.
- Collagen giống như một loại chất kết dính đặc biệt, giữ cho tất cả các mô tế bào dính chặt vào nhau và có chức năng xây dựng các khối cơ như: xương, da, cơ, gân và dây chằng. Việc thiếu hụt collagen và được biểu hiện ra bên ngoài chính là các nếp nhăn, làn da bị chùng nhão.
Như vậy, tiêm filler sẽ mang đến những hiệu quả đặc biệt như:
- Làm đầy các vùng nếp nhăn trên gương mặt: khóe mắt, rãnh cười…
- Giúp các chi tiết trên gương mặt trông đầy đặn hơn như: đôi môi căng mọng, mũi trông cao, tròn đầy hơn, cằm V-line, gương mặt thon gọn không góc cạnh…
Không chỉ giúp xóa mờ nếp nhăn, filler còn được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực thẩm mỹ môi, mũi, cằm…
Nhược điểm của tiêm filler
Mang đến nhiều ưu điểm là vậy, nhưng filler vẫn tồn tại những điểm hạn chế nhất định. Cụ thể:
- Hiệu quả duy trì ngắn hạn. Thông thường, tiêm filler chỉ duy trì được từ 6-12 tháng. Khách hàng sẽ phải tiếp tục tiêm filler nếu vẫn muốn giữ được tính trẻ hóa trên gương mặt.
- Chỉ có tác dụng với nếp nhăn nông: Filler được đưa vào để làm đầy các vùng rãnh nhăn, nếp nhăn ở mức độ lão hóa nhẹ. Còn khi làn da bị chùng nhão, rãnh nhăn đã hằn sâu thì tiêm filler sẽ không mang đến hiệu quả như kỳ vọng.
Filler có gây hại cho sức khỏe không?
Phần lớn các loại filler đang được sử dụng trong thẩm mỹ đều chứa thành phần HA- với đặc tính tương thích và có khả năng hấp thụ tự nhiên vào cơ thể. Filler được FDA (Mỹ) đánh giá là an toàn cho sức khỏe của người sử dụng. Tuy vậy, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn tùy ý mua filler và sử dụng tiêm tại nhà bởi chất làm đầy này cần có sự kiểm định của cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, việc tiêm filler phải được thực hiện bởi bác sĩ/chuyên gia được cấp chứng nhận, tiến hành tiêm trong môi trường được cấp phép. Nếu không, tiêm filler sẽ gây ra những biến chứng nguy hại về sau – bác sĩ Trang – giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic cho biết thêm.
Tiêm filler cần được thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ được cấp phép.
Ai không nên tiêm filler?
Tuy an toàn là vậy, nhưng về mặt khách quan, một số người có cơ địa nhạy cảm, dễ phản ứng với những yếu tố từ bên ngoài đưa vào cơ thể hoặc đang có một số bệnh lý trong cơ thể, cũng dễ gặp phải những tác dụng phụ từ chất làm đầy. Vì thế, nếu bạn thuộc những trường hợp dưới đây, tốt nhất bạn không nên tiêm filler, hoặc cần được tư vấn kỹ từ bác sĩ chuyên môn.
- Da đang bị viêm vì bất kỳ lý do gì như mày đay, phát ban, mụn bọc…
- Dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong filler.
- Tiền sử dị ứng với các thuốc kháng sinh, kháng viêm và các loại dược phẩm khác.
- Những người bị rối loạn đông cầm máu
- Bệnh nhân có những bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường…
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, người dưới 18 tuổi
- Cơ đại của da dễ để lại sẹo lồi.
Sau khi tiêm filler cần phải kiêng cữ gì?
Để đạt được hiệu quả như ý, trong tuần đầu tiên sau khi tiêm filler bạn cần chú ý những điều sau:
- Chăm sóc và vệ sinh mặt, đặc biệt là quanh vùng tiêm filler đúng cách.
- Tránh sử dụng các loại nước rửa mặt có tính chất mạnh, gây ăn mòn cao.
- Tránh trang điểm hoặc sử dụng các phương pháp điều trị trên da khác ngay sau khi tiêm filler
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ hình thành mô sẹo như thịt gà, thịt bò, gạo nếp, nước mắm, rau muống…
- Tránh đụng chạm, sờ lên vùng da vừa điều trị bằng filler.
- Hạn chế hoạt động mạnh hoặc tham gia các môn thể dục thể thao khi vừa mới tiêm filler.
- Sử dụng đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau (nếu có) theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Thường xuyên theo dõi vùng da mặt được tiêm filler để kịp thời những tác dụng phụ hoặc biến chứng có thể xảy ra.
- Tái khám và kiểm trình tình trạng da mặt theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin tổng quan về phương pháp tiêm filler làm đẹp, đi cùng đó là những lưu ý nếu bạn có ý định chọn loại hình dịch vụ này để “tân trang nhan sắc”. Hy vọng bài viết đã giúp ích đến bạn.
Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào cần được hỗ trợ giải đáp, hoặc cần đặt lịch tư vấn với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, bạn vui lòng liên hệ đến TARA Beauty Clinic theo thông tin dưới đây:
TARA Beauty Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM