Dáng mũi có trở lại bình thường nếu tháo sụn không? Tháo sụn mũi đã nâng có đau không? Có an toàn không? Trong bài viết này, TARA Clinic sẽ giải đáp chi tiết đến bạn. Cùng xem nhé.
Trước khi giải đáp chi tiết các câu hỏi thường gặp liên quan đến việc tháo sụn mũi đã nâng có đau không? Có an toàn không? Hay dáng mũi có trở lại bình thường sau tháo sụn không?… TARA Clinic sẽ giải thích chi tiết đến bạn những trường hợp buộc phải tiến hành tháo sụn, nếu không sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới nguy cơ hoại tử.
Nội Dung Bài Viết
Tại sao phải tháo sụn mũi đã nâng?
Trong phẫu thuật thẩm mỹ, để nâng cao sống mũi, bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách cấu trúc xương, đồng thời đưa chất liệu sụn vào bên trong để định hình dáng mũi mới chuẩn theo tỉ lệ vàng của gương mặt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do chủ quan cũng như khách quan, buộc bác sĩ phải can thiệp và tiến hành tháo sụn mũi đã nâng để loại bỏ chất liệu độn đã đưa vào trước đó. Dưới đây là những trường hợp như vậy:
- Xem thêm: Nâng mũi cấu trúc
- Xem thêm: Nâng mũi sống surgiform
- Mũi bị nhiễm trùng: đây là một trong những tình trạng nguy hiểm cần tiến hành tháo sụn và vệ sinh mũi càng sớm càng tốt, nếu để lâu có thể dẫn đến hoại tử và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Nhiễm trùng xảy ra có thể là do tay nghề bác sĩ, quá trình phẫu thuật không được diễn ra trong điều kiện vô trùng hoặc do quá trình chăm sóc vết thường sau khi nâng không cẩn thận và không đảm bảo vệ sinh.
- Mũi bị dị ứng vật liệu: khi mũi bị dị ứng vật liệu sẽ xảy ra tình trạng đào thải vật liệu cấy ghép khiến mũi bị sưng, tấy đỏ, sụn mũi bị tụt,… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ thể phản kháng lại với vật liệu được cấy ghép vào mũi, thường thì những trường hợp này sẽ xảy ra đối với sụn nhân tạo. Trong trường hợp này thì sau khi tháo sụn mũi, bác sĩ sẽ tiến hành tháo sụn mũi và sử dụng vất liệu cấy ghép khác để thay thế, nếu như tất cả các vật liệu cấy ghép từ bên ngoài vào không được cơ thể đáp ứng thì phương pháp cuối cùng sẽ là sử dụng sụn tự thân để nâng mũi, cụ thể là sụn sườn.
- Mũi bị lệch: trong trường hợp mũi chỉ bị lệch nhẹ, bác sĩ có thể chỉ cần nắn chỉnh nhẹ nhàng để phần sụn cấy ghép nằm đúng vào vị trí như mong muốn. Nhưng nếu như tình trạng lệch nhiều thì bắt buộc phải tháo sụn ra và tiến hành nâng mũi lại.
- Không muốn giữ mũi đã nâng: có rất nhiều trường hợp sau khi nâng mũi cảm thấy không hài lòng với dáng mũi hiện tại, hoặc muốn trở lại dáng mũi ban đầu thì tháo sụn mũi chính là giải pháp duy.
Mũi bị nhiễm trùng buộc phải tiến hành tháo sụn.
Tháo sụn mũi đã nâng có đau không?
Khi tiến hành tháo sụn, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp gây tê để tiến hành loại bỏ chất liệu. Trong suốt quá trình này, khách hàng hoàn toàn không có cảm giác đau nhức hay khó chịu nào. Còn tại TARA Clinic, bác sĩ Trang sẽ sử dụng phương pháp Gây tê đa tầng, giúp khách hàng giảm bớt cảm giác lo lắng nếu như sợ tiêm hay sợ đau trong quá trình phẫu thuật.
Do vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề tháo sụn mũi đã nâng có đau không. Quy trình tháo sụn nâng mũi khá đơn giản, nhưng sẽ cần đòi hỏi sự tỉ mỉ của bác sĩ thực hiện. Cụ thể:
- Bước 1: Kiểm tra cấu trúc trong và ngoài, tình trạng của dáng mũi
- Bước 2: Vệ sinh khoang mũi bằng dung dịch đặc biệt và gây tê
- Bước 3: Bác sĩ tiến hành rạch một đường dọc chính giữa sống mũi hoặc rìa cánh mũi. Sau đó bóc tách da và dùng kẹp gắp sụn ra ngoài. Với các khách hàng nâng mũi bằng sụn tự thân, bác sĩ sẽ lọc bỏ kỹ lưỡng các biểu mô đã gắn chặt vào sụn so với chất liệu sụn sinh học.
- Bước 4: Cố định lại cơ và các vùng da, đồng thời dùng chỉ thẩm mỹ khâu đường cắt là hoàn tất.
Bác sĩ Trang tiến hành tháo sụn mũi cũ cho khách hàng.
Tùy vào độ tương thích của sụn mà quá trình tháo rút sẽ diễn ra nhanh chậm khác nhau với thời gian giao động từ 40-60 phút.
Xem thêm bài viết: Video tháo sụn silicon đã bị bao xơ sau 16 năm nâng mũi
Như đã đề cập ở phần đầu bài viết, sụn mũi đóng vai trò là chất độn để làm cao dáng mũi. Vậy khi tháo sụn mũi xong, mũi có trở lại bình thường không?
Lưu ý khi tháo sụn mũi đã nâng?
Một trong những vấn đề cần phải lưu tâm khi chọn loại bỏ chất liệu độn, đó dáng mũi sẽ khó có thể khôi phục lại hình dáng ban đầu. Tuy nhiên, điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào phương pháp phẫu thuật mà bạn đã chọn thực hiện trước đó. Cụ thể:
Trường hợp 1: Đã can thiệp vào cấu trúc xương
Trường hợp này thường xảy đến với những khách hàng có dáng mũi xấu như: mũi gồ, mũi khoằm, mũi hếch… Khi phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ buộc phải tiến hành mài dũa cấu trúc xương bên trong và độn thêm sụn để có được dáng mũi mới. Như vậy, khi tháo sụn ra, dáng mũi sẽ không thể trở lại hình dáng ban đầu mà sẽ trông thấp hơn đôi chút so với trước kia.
Đối với những trường hợp tháo sụn mũi do bị biến chứng như nhiễm trùng, tùy theo nhu cầu của khách hàng mà bác sĩ sẽ sử dụng chất liệu trung bì mỡ để làm cao dáng mũi như ban đầu trong thời gian chờ lắp lại sụn mới.
Dáng mũi sau khi tháo sụn do nhiễm trùng và được bác sĩ khôi phục lại hình dạng ban đầu bằng trung bì mỡ.
Xem thêm bài viết: Đặt trung bì mỡ khi tháo sụn như thế nào?
Trường hợp 2: Không can thiệp vào cấu trúc xương
Với những trường hợp chỉ tiến hành nâng mũi mà không can thiệp vào cấu trúc bên trong, bạn có thể yên tâm rằng sau khi tháo sụn mũi xong, dáng mũi sẽ trở hình dạng ban đầu.
TARA Clinic cũng lưu ý bạn rằng, sau khi tháo sụn nâng mũi, phần da bao bọc bên ngoài sẽ dễ bị chùng xuống và nhăn nheo. Do vậy, khi tiến hành tháo sụn, bác sĩ cần cắt da thừa để trả lại hình dạng mũi ban đầu. Vì yếu tố này, khi lựa chọn cơ sở thẩm mỹ để tháo sụn, bạn cần chọn địa chỉ uy tín đã được cấp phép, và việc tháo sụn nâng mũi cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn giỏi với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề để dáng mũi giữ được tính thẩm mỹ tốt sau khi tháo sụn.
Trên đây là những giải đáp chi tiết về việc tháo sụn mũi đã nâng có đau không và những lưu ý khi chọn loại bỏ chất liệu sụn nâng mũi. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Nếu bạn có bất kỳ thông tin nào cần được giải đáp về thẩm mỹ mũi, bạn vui lòng liên hệ đến TARA Clinic theo thông tin dưới đây:
TARA Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM
Xem thêm bài viết:
Nâng mũi cấu trúc : https://taraclinic.vn/nang-mui-cau-truc/
Nâng mũi sống surgiform : https://taraclinic.vn/nang-mui-song-surgiform
Nâng mũi sụn sườn : https://taraclinic.vn/nang-mui-sun-suon/
Nâng mũi sụn tự thân : https://taraclinic.vn/nang-mui-sun-tu-than
Giá sửa mũi hỏng : https://taraclinic.vn/gia-sua-mui-hong
Căng da mặt: https://taraclinic.vn/phau-thuat-cang-da-mat-dep/
Cắt da thừa mí mắt: https://taraclinic.vn/cat-da-thua-mi-mat/

Tiến sĩ Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang
Chứng chỉ hành nghề Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ số 0011441/BYTCCHN –
Do Bộ Y Tế cấp ngày 16/12/2013
Hơn 19 năm kinh nghiệm Y khoa, hơn 19 năm kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ và là giảng viên Bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ, Đại học Y dược TP.HCM
Kinh nghiệm hơn 15.000 ca phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt: thẩm mỹ mũi, cắt mắt, độn cằm và phẫu thuật trẻ hoá như căng da, cắt da thừa, tiêm trẻ hoá.
Từng tham gia công tác tại khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ BV Đại học Y Dược TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Hàm mặt BV Răng hàm mặt TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ BV Chợ Rẫy.
Giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic – PK Thẩm mỹ đạt Top 3 Kiểm định chất lượng Sở Y Tế TPHCM 2023