Có rất nhiều lời cảnh báo được đưa ra nhưng tại sao không được nâng mũi quá cao? Dưới đây sẽ là những giải đáp chi tiết đến bạn. Cùng xem nhé.
- Xem thêm: Biến chứng thường gặp khi nâng mũi
Đặc trưng trong dáng mũi của người Á Đông chính là dáng mũi thấp tẹt, ngắn, cánh mũi to bè. Điều này khiến cho gương mặt mất đi sự cân xứng, mềm mại cần có. Cũng chính vì lý do này, nhu cầu phẫu thuật nâng cao sống mũi mũi ngày một ưa chuộng với những dáng mũi S-line, L-line (mũi Tây). Nhưng có một sự thật rằng, không phải cứ phẫu thuật nâng mũi quá cao đều sẽ giúp gương mặt được xinh đẹp và hài hòa.
Nội Dung Bài Viết
Tại sao không được nâng mũi quá cao?
Một khuôn mặt đẹp là gương mặt cần có sự hài hòa các chi tiết chứ không phải mặc định dáng mũi cao là dáng mũi sẽ đẹp. Ví dụ: đối với người có khuôn mặt dài và nhỏ, một dáng mũi cao thon sẽ mang đến sự sang trọng và quý phái hơn hẳn người có gương mặt tròn mà mũi lại quá cao so với cho phép. Hay với người có vầng trán thấp, dáng mũi cần có độ cao vừa đủ theo dạng chữ S thay vì dáng mũi Tây chữ L, bởi nếu quá cao sẽ khiến vầng trán trông phẳng hơn, trung tâm của gương mặt sẽ bị gồ cao hơn khiến tổng thể không được cân xứng.
Chia sẻ về vấn đề phẫu thuật nâng cao mũi, bác sĩ Thảo Trang – giám đốc chuyên môn TARA Clinic cho biết: Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ cần đo độ giãn da và độ giãn của sụn mũi để quyết định độ cao của dáng mũi cho phù hợp. Cho dù sử dụng chất liệu sụn sinh học hay sụn tự thân, bác sĩ cũng cần đảm bảo lượng sụn được đưa vào nằm trong ngưỡng chịu đựng của da. Nếu không tuân theo nguyên tắc này, dáng mũi mới không chỉ khiến cho gương mặt mất cân xứng, mà nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới tình trạng bị thủng mũi, đầu mũi bị bóng đỏ, lộ sụn…
Đó cũng là lý do không phải khách hàng nào cũng phù hợp để nâng mũi quá cao theo phong cách mũi Tây (L-line).
Dáng mũi Trước – Sau của khách hàng sau khi phẫu thuật nâng mũi.
Phẫu thuật nâng mũi theo nguyên tắc tỉ lệ vàng
Người Hy Lạp tin rằng thực sự tồn tại tiêu chuẩn cái đẹp vạn vật với “tỷ lệ vàng”. Ngay cả họa sĩ đại tài Leonardo Da Vinci cũng nhận định: “Gương mặt hay hình dạng đồ vật càng khớp với tỷ lệ vàng thì chúng càng gần tiêu chuẩn cái đẹp hơn”. Đó cũng là lý do, tiêu chí về tỷ lệ vàng luôn là bài học vỡ lòng trong lĩnh vực nghệ thuật để các nghệ nhân, họa sĩ, nhà thiết kế định hình và sáng tạo các tác phẩm của mình.
Và phẫu thuật thẩm mỹ cũng vậy!
Gương mặt của nữ Chương Tử Di được đánh giá là đạt chuẩn tỉ lệ vàng.
Cho dù bạn yêu thích sở hữu một dáng mũi cao như mũi Tây thì dáng mũi đó cũng cần khớp với tiêu chí tỷ lệ vàng. Nếu không, tất cả sẽ trở thành những bố cục lộn xộn, gương mặt sẽ không có sự cân xứng như mong muốn. Theo đó, nguyên tắc tỷ lệ vàng trong lĩnh vực thẩm mỹ được các bác sĩ áp dụng như sau:
- Chiếc mũi phải chiếm ⅓ chiều dài khuôn mặt.
- Chóp mũi có chiều cao bằng ½ chiều dài của dáng mũi.
- Chiều cao của sống mũi không nhỏ hơn 9 mm.
- Góc mũi môi cao 90 – 120 độ
- Góc mũi trán: 120 độ
Như vậy, tùy vào gương mặt của mỗi người mà dáng mũi sẽ có tỉ lệ chiều cao khác nhau. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cần đánh giá cấu trúc của dáng mũi hiện tại để đo lường chất liệu sụn được đưa vào, đảm bảo dáng mũi mới sẽ góp phần làm cho gương mặt được xinh đẹp hơn cũng như hiệu quả phẫu thuật được duy trì dài lâu.
Dáng mũi của khách hàng TARA Clinic đều được phẫu thuật theo tỉ lệ vàng. Bác sĩ nói không với tình trạng “búp bê hàng loạt”.
Cảnh báo rủi ro tiềm ẩn khi nâng mũi quá cao
Bản chất của phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi là việc đưa vật liệu độn vào dưới lớp da và phần cơ sát xương mũi để đảm bảo dáng mũi được cao, cũng như thay đổi chiều kích thước của đầu mũi. Nếu chất liệu độn mỏng vừa đủ sẽ giúp mang lại dáng mũi cao tự nhiên, phần da cũng có độ căng giãn vừa đủ để bao phủ sụn độn một cách an toàn, tránh nguy cơ bị bóng đỏ hay mỏng da theo thời gian.
Ngược lại, nếu chất liệu độn quá cao so với khả năng chịu lực của cấu trúc mũi sẽ làm da mũi phải kéo dãn nhiều hơn, theo đó mạch máu cũng bị chèn ép nhiều hơn và khiến cho da bị mỏng đi theo thời gian, không còn đủ chức năng để che phủ sụn độn dẫn đến những biến chứng khó lường. Cụ thể:
- Gây khó khăn trong sinh hoạt.
- Mất đi vẻ tự tin vốn có vì dáng mũi không hài hòa với tổng thể các chi tiết trên gương mặt.
- Gây khó thở/thu hẹp đường thở.
- Viêm đầu mũi, lộ sống mũi, thủng đầu mũi.
Cũng cần lưu tâm rằng, việc khắc phục những biến chứng do nâng mũi quá cao sẽ tiêu tốn rất nều thời gian, tiền bạc và sức khỏe của chúng ta. Chính vì vậy, khi chọn phẫu thuật nâng mũi, bạn nên tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín, đã được cấp phép theo quy định của Bộ Y Tế và được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ giỏi, có tâm và có tầm trong nghề. Điều này sẽ giúp bạn có được dáng mũi đẹp hài hòa với gương mặt, cũng như giảm thiểu tối đa những biến chứng không may có thể xảy đến khi phẫu thuật làm đẹp.
Trên đây là những giải đáp của TARA Clinic cho vấn đề “Tại sao không được nâng mũi quá cao”. Hy vọng bài viết đã giúp ích đến bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được bác sĩ tư vấn và giải đáp về phẫu thuật nâng mũi, bạn vui lòng liên hệ đến TARA Clinic theo thông tin dưới đây:
TARA Clinic – Top 5 Phòng Khám Chuyên khoa Thẩm Mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2018)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM
Thạc sĩ Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang
Chứng chỉ hành nghề Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ số 0011441/BYTCCHN –
Do Bộ Y Tế cấp ngày 16/12/2013
Hơn 17 năm kinh nghiệm Y khoa, hơn 10 năm kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ và là giảng viên Bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ, Đại học Y dược TP.HCM
Kinh nghiệm hơn 10.000 ca phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt: thẩm mỹ mũi, cắt mắt, độn cằm và phẫu thuật trẻ hoá như căng da, cắt da thừa, tiêm trẻ hoá.
Từng tham gia công tác tại khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ BV Đại học Y Dược TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Hàm mặt BV Răng hàm mặt TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ BV Chợ Rẫy.
Giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic – PK Thẩm mỹ đạt Top 5 Kiểm định chất lượng Sở Y Tế TPHCM 2018