TaraClinic

Phẫu thuật môi trái tim có để lại sẹo không và lưu ý quan trọng

“Phẫu thuật môi trái tim có để lại sẹo không?” Bài viết này sẽ phân tích chi tiết về quy trình phẫu thuật, khả năng để lại sẹo, và cách chăm sóc sau phẫu thuật để đạt được kết quả tốt nhất. Cùng tìm hiểu nhé.

Môi trái tim được hiểu là dáng môi có phần nhân trung mỏng và đều. Phần môi giữa nhân trung sẽ có độ dày hơn để tạo hình như đỉnh trái tim. Môi trên có kích thước bằng 1/2 hoặc 2/3 so với vành môi dưới để ra dáng trái tim cân cứng, mềm mại, quyến rũ. Đồng thời, môi dưới không quá dày, thon gọn, có đường cong tự nhiên để tạo nét cân xứng trên gương mặt.

Chính yếu tố này giúp cho dáng môi trái tim được nhiều bạn ưa chuộng vì tăng sự quyến rũ trong giao tiếp, cũng như giúp cho gương mặt trở nên thu hút và xinh đẹp hơn. Tuy vậy, nỗi lo về việc để lại sẹo là vấn đề lớn khiến không ít bạn đắn đo bởi sau phẫu thuật.  

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp đến bạn chi tiết về cơ chế hình thành sẹo, từ đó sẽ xác định được liệu phẫu thuật môi trái tim có để lại sẹo không, nếu có thì đâu là phương án để khắc phục hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé.

Tại sao lại hình thành sẹo sau phẫu thuật

Sẹo xuất hiện là kết quả của việc hình thành các mô sợi thay thế cho vùng da bị tổn thương. Sau khi xuất hiện vết thương cơ thể, chúng đều trải qua quá trình hồi phục (liền vết thương) nên sẹo là kết quả tự nhiên của quá trình này.

Theo y học, cơ thể hồi phục sau tổn thương được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn phản ứng viêm, tăng sinh và giai đoạn tái tạo tổ chức.

Thông thường, cơ thể sẽ cần từ 3-6 tháng để đi hết cả ba giai đoạn phục hồi tổn thương này, nhưng nếu trong thời gian này xảy ra bất kỳ rối loạn nào của cơ thể thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo và các loại sẹo hình thành. Đó cũng là lý do tại sao nhiều bạn có tâm lý lo lắng nếu không may hình thành sẹo sau phẫu thuật thẩm mỹ.

Phẫu thuật môi trái tim có để lại sẹo không và lưu ý quan trọng

Môi trái tim là điểm cộng giúp gương mặt tăng phần quyến rũ.

Phẫu thuật môi trái tim có để lại sẹo không?

Phẫu thuật môi trái tim sẽ gây ra những tổn thương nhất định trên bề mặt mô da để tạo hình dáng môi trái tim. Xét về mặt cơ chế, những can thiệp này sẽ hình thành sẹo khi vết thương bước vào giai đoạn phục hồi. Tuy nhiên, những tổn thương này được nhận định là rất nhỏ và bạn hoàn toàn có thể tránh được, bởi quá trình này hình thành sẹo còn phụ thuộc vào những yếu tố sau: 

Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ

Nếu bác sĩ có tay nghề cao và kinh nghiệm, khả năng để lại sẹo sẽ thấp hơn khi bác sĩ giảm thiểu tối đa mức độ tổn thương trên mô da trong quá trình phẫu thuật môi trái tim.  

Cơ địa

Mỗi người có khả năng hồi phục khác nhau. Một số người có làn da nhạy cảm hoặc dễ bị sẹo hơn người khác. Những người có tiền sử bị sẹo lồi hoặc sẹo keloid cũng có nguy cơ cao hơn về việc để lại sẹo sau phẫu thuật. Do đó, việc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi phẫu thuật là rất quan trọng.

Cách chăm sóc sau khi phẫu thuật môi trái tim

Tuy là dạng tiểu phẫu nhưng vấn đề chăm sóc sau phẫu thuật ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian lành và dáng môi. Cần thực hiện vệ sinh đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo môi lành nhanh nhất và không để lại sẹo. Nếu như có dấu hiệu như sưng tấy, mọc mụn nước xung quanh môi, lở môi thì đây chính là những bất thường cho thấy môi của bạn đã gặp vấn đề và có nguy cơ để lại sẹo. Do đó, quan sát, theo dõi và thăm khám kịp thời là điều rất cần thiết – bác sĩ Trang – giám đốc chuyên môn TARA cho biết thêm.

  • Sau khi vết mổ đã lành, bạn có thể sử dụng các sản phẩm chống sẹo như gel silicone hoặc kem chứa vitamin E để làm mềm và làm mờ sẹo. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.
  • Chú ý đến thức ăn: Môi là phần khá nhạy cảm và phải tiếp xúc với đồ ăn hằng ngày nên bạn cần chú ý hạn chế ăn đồ cay, nóng để tránh bị viêm nhiễm. Không nên ăn các thực phẩm gây sẹo như rau muống, thịt bò, xôi,… cho đến khi vết thương đã hoàn toàn hồi phục.

Hướng dẫn chăm sóc sau khi phẫu thuật môi trái tim

Quá trình phẫu thuật môi trái tim diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng việc chăm sóc lâu dài mới là yếu tố quyết định đôi môi của bạn sẽ trông như thế nào. Để tránh môi bị sẹo sau khi phẫu thuật cần lưu ý:

  • Sau khi phẫu thuật thì môi sẽ có dấu hiệu sưng và ê nhẹ, đây là dấu hiệu bình thường sẽ diễn ra trong 1 – 2 ngày đầu. Nên chườm lạnh để có thể giảm sưng, giảm ê môi.

Ngoài ra, để vết thương mau lành và không để lại sẹo, trong chế độ ăn hàng ngày, bạn cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau.

  • Protein: Có nhiều trong thịt, đặc biệt là các loại rau như rau mùi tây, rau bina, rau cải xoăn và các loại đậu như đậu nành, đậu phộng.
  • Vitamin: Bao gồm vitamin A, B, C có nhiều trong cá, trứng, các loại rau màu xanh đậm, trái cây họ cam quýt, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Kẽm: Là vi chất quan trọng giúp vết thương mau lành và giảm sự hình thành của sẹo. Kẽm có nhiều trong trứng, cá, yến mạch, các loại đậu và hạt.
  • Vệ sinh môi bằng nước muối sinh lí: Dùng nước muối sinh lý làm sạch môi mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn trên môi tránh nhiễm trùng để lại sẹo.

Phẫu thuật môi trái tim có để lại sẹo không và lưu ý quan trọng

Dáng môi trái tim được hoàn thiện sau phẫu thuật.

Lời kết

Phẫu thuật môi trái tim là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn cải thiện hình dáng môi và tăng cường sự quyến rũ. Mặc dù có khả năng để lại sẹo, nhưng với sự chăm sóc đúng cách và lựa chọn bác sĩ có tay nghề, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ này. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ về những lo ngại và mong muốn của bạn trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật.

Và nhớ rằng, mỗi người có một quá trình hồi phục khác nhau, vì vậy hãy kiên nhẫn và chăm sóc bản thân một cách tốt nhất. Với sự chăm sóc đúng cách, bạn sẽ có được đôi môi trái tim mà bạn mong muốn mà không lo lắng về việc để lại sẹo.

Hy vọng những thông tin trong bài đã giúp ích đến bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được trợ giúp, hoặc đặt lịch tư vấn với bác sĩ thẩm mỹ. Bạn vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo thông tin dưới đây.

TARA Beauty Clinic – Chuyên sâu NÂNG MŨI & TẠO HÌNH KHUÔN MẶT 

Phòng khám Chuyên khoa Thẩm mỹ Chất lượng cao do Sở Y Tế TP Hồ Chí Minh Thẩm định: Top 5 Năm 2018 & Top 3 Năm 2023

  • Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam
  •  Số điện thoại: +84.768.632.632 
  •  Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
  •  Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM

 

Bài viết liên quan
Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *