Chuyện nâng mũi hỏng là điều không ai trong chúng ta mong muốn, bởi bạn sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và thậm chí là sức khỏe để chỉnh sửa lại dáng mũi của mình. Trong bài viết này, TARA Beauty Clinic sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng nâng mũi hỏng, và những lưu ý quan trọng từ bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Cùng tìm hiểu nhé.
- Xem thêm: Sửa mũi hỏng nhiều lần có nguy hiểm không?
- Xem thêm: Nhiễm trùng sau nâng mũi nguy hiểm như thế nào?
Rất nhiều lần, các phương tiện truyền thông đưa tin về cảnh báo đối với các trường hợp nâng mũi hỏng. Tình trạng này không hề thuyên giảm mà lại ngày một gia tăng, khi nhu cầu nâng mũi ngày một phổ biến, để rồi chính khách hàng lại là người gánh chịu hệ quả.
Nếu không hiểu rõ được nguyên nhân, bạn sẽ không thể nào phòng tránh được hậu quả, khi việc chỉnh sửa các ca phẫu thuật nâng mũi hỏng sẽ khó hơn rất nhiều so với nâng mũi lần đầu. Đồng thời mang lại hệ quả dài lâu, không chỉ là vấn đề về vẻ ngoại hình, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, sự tự tin của bạn.
Trong bài viết này, TARA Beauty Clinic sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét về lý do dẫn đến những ca phẫu thuật nâng mũi hỏng – một trong những biến chứng không mong muốn xảy đến do phẫu thuật thẩm mỹ; cũng như giải đáp một câu hỏi mà nhiều bạn quan tâm: đó là có khắc phục nâng mũi hỏng như thế nào?
Cùng tìm hiểu nhé.
Nội Dung Bài Viết
Dấu hiệu nhận biết nâng mũi hỏng
Nếu bạn gặp phải một trong những trường hợp được liệt kê dưới đây, hãy nhanh chóng liên hệ đến bác sĩ phẫu thuật để đảm bảo được tư vấn và khắc phục đúng cách. Vì rất có thể, ca phẫu thuật nâng mũi của bạn đã bị hỏng.
Nhiễm trùng
Sau phẫu thuật, bạn sẽ thấy một số triệu chứng như: đau nhức, sưng tấy nơi đâu mũi, thậm chí xuất hiện dịch màu hồng nhẹ trong thời gian từ 1-3 ngày, và sẽ giảm dần cho đến 7-10 ngày là tiến hành cắt chỉ. Nhưng nếu quá thời gian trên, tình trạng đau nhức, chảy dịch, thậm chí chảy máu kéo theo tình trạng mưng mủ, dịch có mùi hôi, co rút, đau nhức, gây khó chịu quá thời gian trên, đó là những dấu hiệu cho biết về biến chứng nhiễm trùng sau nâng mũi.
Mũi bị nhiễm trùng.
Trên thực tế, nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng thường do dị ứng chất liệu như: vật liệu độn sử dụng kém chất lượng, hoặc cơ địa dị ứng với sụn nâng mũi. Ngoài ra, quá trình phẫu thuật không đáp ứng về điều kiện vô trùng cũng là một trong những lý do dẫn đến khả năng nhiễm trùng, khiến kết quả nâng mũi hỏng.
Mũi biến dạng
Hiện tại, sụn nâng mũi được sử dụng gồm sụn nhân tạo và sụn tự thân. Mỗi vật liệu đều có ưu điểm và nhược điểm, vì thế việc chọn lựa sử dụng vật liệu nào cần phải đánh giá theo từng trường hợp, từng vùng và từng phương cách ghép. Để mũi đạt được độ vững chắc, độ cao và dài phù hợp với gương mặt, giữ được sự di chuyển sang hai bên của đầu mũi so với sự cố định của sống mũi khi chịu tác động một lực đẩy vào đầu mũi một cách tự nhiên sau khi ghép.
Nhưng, sau phẫu thuật, dáng mũi bị lệch vẹo, đầu mũi, mũi bị lộ sống, tuột sống, xương mũi bị gồ lên… thay vì nằm ở vị trí trung tâm. Đó là dấu hiệu cho biết, kết quả nâng mũi đã thất bại, và phương pháp duy nhất đó chính là buộc phải tái phẫu thuật để chỉnh sửa lại dáng mũi mới.
Nguyên nhân gây ra nâng mũi hỏng
Xét về mặt quy trình, việc phẫu thuật nâng mũi phải đáp ứng được 2 tiêu chí cơ bản nhất: Phẫu thuật tại cơ sở thẩm mỹ được cấp phép và bác sĩ thực hiện phải là người có chứng chỉ hành nghề về phẫu thuật thẩm mỹ.
Hai tiêu chí này sẽ bao quát được về tính vật liệu độn, về phòng ốc, vật dụng hỗ trợ phẫu thuật và tay nghề của người thực hiện. Đây là những quy định bắt buộc khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ, dù là tiểu phẫu.
Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Trang-giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic cho biết: Nguyên nhân chính gây ra tình trạng nâng mũi hỏng sẽ đến từ những yếu tố dưới đây:
Tay nghề bác sĩ phẫu thuật
Khi vùng đầu mũi được nâng quá cao nhưng không tương ứng với độ vững chắc của nền sụn sau khi ghép, dẫn đến hậu quả vẹo lệch trục vùng tiếp nối giữa đầu mũi và sống mũi. Hay khi bác sĩ kéo dài chiều dài mũi quá mức, mà không tương thích với độ đàn hồi của mô liên kết dưới da và da, sẽ khiến hiện tượng cong vẹo mũi-phần tiếp giáp giữa sụn và xương chính.
Ngoài ra, trong quá trình phẫu thuật, nếu bác sĩ làm tổn thương mô quá nhiều không cần thiết dẫn đến chảy máu, thao tác không đảm bảo vô trùng gây nhiễm trùng trong và sau phẫu thuật, dẫn đến phải tháo sụn hoặc bao xơ, co rút mũi.
Chất liệu nâng mũi
Một vài cơ sở thẩm mỹ nhập liệu vật liệu độn không rõ nguồn gốc sẽ dễ gây hiện tượng viêm, nhiễm trùng, đào thải sụn dẫn đến phẫu thuật nâng mũi hỏng.
Điều kiện phẫu thuật không đáp ứng
Như đã đề cập, nâng mũi là phẫu thuật cần được thực hiện tại cơ sở thẩm mỹ được cấp phép, đảm bảo vô trùng, nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng trong và sau mổ, cũng như các biến chứng nặng và nguy hiểm khác.
Do đó, để hạn chế những biến chứng xảy ra sau khi nâng mũi và có được một kết quả như ý, bạn nên lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín. Nơi đó có cơ sở vật chất hiện đại cùng với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Nâng mũi hỏng phải làm sao?
Với những trường hợp mũi vừa nâng đã phát hiện bị lệch, lộ sóng thì có thể sửa lại ngay. Vì lúc này chất liệu độn chưa ăn sâu vào các mô thịt, chưa tạo thành liên kết giữa các mạch máu. Do vậy, ngay khi mũi có dấu hiệu bất thường, bạn cần tìm đến cơ sở thẩm mỹ uy tín để được bác sĩ thăm khám, đưa ra phác đồ trị liệu phù hợp”.
Nhưng trong trường hợp đã nâng được một thời gian mới phát hiện các biến chứng như tụt sóng, lộ sóng, lệch sóng, đầu mũi bóng đỏ, lâu ngày không hồi phục… bạn chưa thể tái phẫu thuật ngay mà phải đợi ít nhất 3 – 6 tháng để vết thương cũ hoàn toàn hồi phục.
Khách hàng tìm đến TARA Beauty Clinic để chỉnh sửa mũi hỏng.
Lưu ý khi chỉnh sửa mũi hỏng
Với phẫu thuật sửa mũi hỏng, quá trình khắc phục sẽ khó khăn so với nâng mũi lần đầu. Bác sĩ phải khéo léo mới có thể xử lý, không xâm lấn vết thương từ lần phẫu thuật trước đó. Ngoài ra, tùy mức độ hư hỏng mà thời gian phẫu thuật kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Ngoài ra, chi phí sửa mũi hỏng sẽ cao hơn so với lần phẫu thuật đầu. Bạn nên biết trước điều này để có chuẩn bị tài chính tốt hơn. Tránh trường hợp ham giá rẻ, sửa lại ở nơi kém chất lượng khiến mũi không thể cứu vãn, để rồi chính bản thân là người gánh chịu hậu quả ‘tiền mất, tật mang’.
Với những thông tin được cung cấp trong bài, chúng tôi hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ hơn về vấn đề nâng mũi hỏng đang được cảnh báo rất nhiều hiện nay. Hy vọng bài viết đã giúp ích đến bạn, để không ai trong chúng ta phải tốn thời gian, tiền bạc và sức khỏe để chỉnh sửa mũi nhiều lần cho đến khi đạt được kết quả ưng ý.
Nếu bạn có thắc mắc nào về việc sửa mũi hỏng, hoặc phẫu thuật nâng mũi, và cần đặt lịch tư vấn, thăm khám với bác sĩ. Bạn vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo thông tin dưới đây:
TARA Beauty Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM