Nâng mũi sụn tự thân hay sụn nhân tạo thì đẹp nhất, khi cả hai chất liệu này đều sở hữu những ưu điểm và mặt hạn chế nhất định? Vậy làm sao để xác định bản thân nên lựa chọn loại sụn nâng mũi nào để đạt được đồng thời các tiêu chí bền-đẹp-tiết kiệm? Nội dung trong bài, TARA sẽ giải đáp chi tiết đến bạn. Cùng tìm hiểu nhé.
- Xem thêm: Nâng mũi sụn nhân tạo có tốt không?
- Xem thêm: Nâng mũi bằng sụn tự thân nên chọn loại sụn nào?
Trong rất nhiều nội dung về phẫu thuật nâng mũi được đề cập, có nhiều chia sẻ đồng thời về hai chất liệu chính được sử dụng là sụn tự thân và sụn nhân tạo. Cả hai đều có những ưu điểm riêng khiến khách hàng khó khăn trong việc nhận định nên sử dụng loại sụn nâng mũi nào thì tốt nhất, phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân. Và nội dung trong bài, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về hai loại sụn này, từ đó dễ dàng có chọn lựa phù hợp nhất với bản thân.
Cùng theo dõi nhé.
Nội Dung Bài Viết
Nâng mũi sụn tự thân là gì?
Phương pháp nâng mũi sụn tự thân là hình thức can thiệp bằng sụn có chất lượng lấy từ cơ thể vào đầu mũi và sống mũi.Một số loại sụn tự thân được sử dụng để nâng mũi:
– Sụn vành tai: Sụn ở khu vực này có tính mềm, dẻo và đàn hồi, thường hay được sử dụng để lót đầu mũi.
– Sụn vách ngăn: Nằm ở vách ngăn giữa hai lỗ mũi và thường dùng để chỉnh hình trụ mũi bị méo, lệch do tính chất mềm. Các bác sĩ có thể sử dụng để bọc phần đầu mũi và hạn chế các biến chứng xấu khi phẫu thuật nâng mũi.
– Sụn sườn: Sụn nằm ở giữa các xương sườn, thường được dùng để nâng cao sống mũi với các ca tái phẫu thuật và bệnh nhân không có đủ sụn vách ngăn để làm.
Sụn sườn được đánh giá là chất liệu tự thân hoàn hảo nhất khi đáp ứng được đồng thời cho cả sóng mũi và đầu mũi.
Mỗi loại sụn khác nhau đều có những ưu và khuyết điểm riêng, thế nên các bác sĩ sẽ tùy ca mà áp dụng để nâng cao hiệu quả, cũng như giảm thiểu nguy cơ khi thực hiện nâng mũi sụn tự thân.
Ưu điểm
Một số ưu điểm của phương pháp nâng mũi sụn tự thân mà bạn dễ dàng nhận thấy như:
– Dáng mũi mềm mại tự nhiên.
– Sụn tự thân có độ tương thích cao với cơ thể nên ít gây dị ứng hay đào thải.
– Sụn được đặt vào đầu mũi sẽ bám lấy các bộ phận bên trong và tạo thành liên kết vững chắc. Qua thời gian những sụn này không bị bào mòn và ngăn ngừa được các hiện tượng lộ sóng, bóng đỏ,…
Nhược điểm
– Quá trình thực hiện nâng mũi sụn tự thân mất khá nhiều thời gian so với phương pháp khác như nâng mũi sụn nhân tạo. Chủ yếu là do các bác sĩ cần tiến hành tách sụn trong cơ thể người ra, sau đó mới tiến hành đo và vẽ dáng mũi theo từng trường hợp, cuối cùng mới phẫu thuật.
– Phải chăm sóc vết mổ ở 2 khu vực là mũi và cả nơi lấy sụn, do bác sĩ cần thực hiện thêm đường mổ tại vị trí lấy sụn tự thân.
– Kỹ thuật áp dụng khá phức tạp nên bác sĩ thực hiện ca mổ phải có tay nghề cao và cơ sở y tế có đủ trang thiết bị.
– Sau thời gian dễ bị co rút khiến dáng mũi bị nhăn nhúm nếu không được sử dụng đúng cách.
– Không phù hợp để nâng mũi quá cao nếu chỉ sử dụng 100% là sụn tự thân.
Nâng mũi sụn nhân tạo là gì?
So với sụn tự thân, nâng mũi sụn nhân tạo đã được ứng dụng từ lâu và khởi nguồn là silicon. Người ta sử dụng 100% sụn nhân tạo để đưa vào khoang mũi, giúp định hình và nâng cao sống mũi. Các chất liệu sụn đa dạng, có độ mềm dẻo và đạt sự tương thích cao với cơ thể nên giảm thiểu tối đa tình trạng bị đào thải, hay kích ứng.
Các loại sụn nhân tạo được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
– Sụn silicon: Đây là loại sụn nhân tạo phổ biến nhất, có cấu tạo từ nhựa dẻo, hình dáng chữ L. Sụn silicon có khả năng nâng cao sống mũi và tạo hình đầu mũi hiệu quả.
– Sụn Softxil Bistool: Đây là loại sụn nhân tạo có bề mặt phía trên làm từ nhựa cứng và phía dưới làm từ nhựa mềm. Sụn Softxil Bistool có độ bám dính cao, lên form chuẩn, phù hợp với nhiều dáng mũi.
– Sụn nanoform: Đây là loại sụn nhân tạo có cấu tạo từ nhựa ePTFE lành tính, siêu mềm dẻo. Sụn nanoform có khả năng đàn hồi, chống va đập tốt, giữ sống mũi ổn định.
– Sụn surgiform: Đây là loại sụn nhân tạo có thiết kế dạng hình khối, dày 1-5mm. Chất liệu này có cấu trúc độc đáo với hàng triệu lỗ siêu nhỏ, giúp các mạch máu lưu thông thuận lợi, làm tăng khả năng tích hợp với các mô trong khoang mũi giúp dáng mũi mới có độ bền dài lâu.
Khách hàng nâng mũi bằng sụn Surgiform tại TARA.
– Sụn megaderm: Đây là loại sụn nhân tạo có chất liệu thân thiện nhất, được chiết xuất từ chính lớp biểu bì trên cơ thể con người. Sụn megaderm có khả năng tương thích cao với cơ thể, ít gây kích ứng.
– Sụn Goretex: Đây là loại sụn nhân tạo có tuổi thọ cao, chịu nhiệt tốt hơn silicon, kết cấu mềm, linh hoạt, dễ điều chỉnh.
Ưu điểm
– Tạo sống mũi cao và chuẩn: Cósự đa dạng kích thước phù hợp với hình dáng chuẩn của khuôn mặt. Vì thế mà trong quá trình nâng mũi, các bác sĩ không cần cắt gọt quá nhiều như sụn tự thân.
– Tiết kiệm chi phí: Khách hàng được nâng mũi bằng sụn nhân tạo chỉ cần thực hiện 1 lần duy nhất để chỉnh hình dáng mũi. Vì thế mà không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn có thể tránh được đau đớn vì phải can thiệp dao kéo nhiều lần và tốc độ phục hồi cũng nhanh hơn.
Nhược điểm
– Có thể bị đào thải theo thời gian với cơ địa một số người.
– Dễ gây ra tình trạng bóng đỏ, lộ sóng nếu nâng mũi quá cao.
– Không phù hợp với dáng mũi nhiều khuyết điểm nếu sử dụng 100% sụn nhân tạo.
Nâng mũi sụn tự thân hay sụn nhân tạo thì đẹp nhất?
Có thể thấy, nếu chỉ sử dụng đơn thuần là sụn nhân tạo hay sụn tự thân, nó sẽ phù hợp với những dáng mũi ít khuyết điểm. Do vậy, khó có thể nhận định rằng sử dụng loại sụn nào thì đẹp nhất, hay chắc chắn nâng mũi bằng sụn tự thân sẽ cho dáng mũi đẹp nhất như nhiều người nhận định. Và thật ra, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ thì các loại sụn nhân tạo hiện nay đã được làm rất chuyên nghiệp, đảm bảo cả tính thẩm mỹ và an toàn cho khách hàng. Bởi điều quan trọng nhất là làm sao phải đạt được tỷ lệ vàng của một dáng mũi tự nhiên, và khi cần có thể kết hợp đồng thời sụn nhân tạo và sụn tự thân để đảm bảo được tính thẩm mỹ tốt nhất, duy trì hiệu quả dài lâu và phù với ngân sách mà khách hàng mong muốn – bác sĩ Trang, giám đốc chuyên môn TARA cho biết.
Cũng cần lưu ý rằng, để có được dáng mũi bền đẹp sau phẫu thuật, bên cạnh yếu tố về sụn sử dụng, sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của bác sĩ nâng mũi. Hãy đảm bảo rằng bạn đã tìm hiểu kỹ thông tin về cơ sở thẩm mỹ cũng như bác sĩ sẽ thực hiện cho bạn, về kinh nghiệm, về giấy phép hành nghề, giấy phép hoạt động… theo các quy định của Bộ Y Tế để tránh rơi vào cảnh tiền mất, tật mang.
Khách hàng nâng mũi bằng sụn tự thân được thực hiện bởi bác sĩ Trang.
Vậy nâng mũi sụn tự thân hay sụn nhân tạo thì đẹp nhất? TARA tin rằng với những thông tin được đề cập trong bài đã giúp ích đến bạn trong việc lựa chọn chất liệu phù hợp cho riêng mình. Và phần còn lại, hãy trao đổi kỹ với bác sĩ nâng mũi về những kỳ vọng của bạn, để nhận được lời khuyên tốt nhất.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ giải đáp, hoặc cần đặt lịch tư vấn với bác sĩ nâng mũi. Bạn vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo thông tin dưới đây:
TARA Beauty Clinic – Top 5 Phòng khám thẩm mỹ (năm 2018) – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM
Xem thêm các bài viết khác:
Nâng mũi mau lành: https://taraclinic.vn/nang-mui-mau-lanh-eras-5i/
Nâng mũi cấu trúc : https://taraclinic.vn/nang-mui-cau-truc/
Nâng mũi sống surgiform : https://taraclinic.vn/nang-mui-song-surgiform
Nâng mũi sụn sườn : https://taraclinic.vn/nang-mui-sun-suon/
Nâng mũi sụn tự thân : https://taraclinic.vn/nang-mui-sun-tu-than