Nâng mũi Sline là gì, thực hiện như thế nào và có khác gì với các phương pháp nâng mũi đang được giới thiệu hiện nay không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này. Bạn xem nhé.
- Xem thêm: Đâu là phương pháp nâng mũi hiện đại nhất hiện nay?
- Xem thêm: Có nên nâng mũi Sline Hàn Quốc không?
Nâng mũi theo phong cách Hàn Quốc hay nâng mũi Sline đều là một tên gọi chung chỉ về dáng mũi cong hình chữ S, cao và đầu mũi thon gọn mang đến đường nét cân đối cho ngũ quan của gương mặt. Dáng mũi Sline rất được phụ nữ Á Đông ưa chuộng vì giúp cho gương mặt trông hài hòa, thanh thoát hơn.
Tuy vậy, khi tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật nâng mũi như: nâng mũi cấu trúc, nâng mũi bọc sụn, nâng mũi đặt sống, nhiều khách hàng bối rối về các thuật ngữ được sử dụng. Liệu nâng mũi Sline có khác gì so với các kỹ thuật nâng mũi đang được áp dụng hiện nay? Chất liệu sụn được sử dụng như thế nào? Làm sao có được dáng mũi Sline đẹp như ý? Tất cả sẽ được TARA Clinic giải đáp trong bài viết này. Bạn xem nhé.
Nội Dung Bài Viết
Nâng mũi Sline là gì?
Nâng mũi Sline thực chất là tên gọi được đặt theo hình dạng của dáng mũi. Vì dáng mũi được thiết kế cong nhẹ theo hình chữ S, tạo ra nét mềm mại cho gương mặt nên phong cách này được gọi là nâng mũi Sline.
Dáng mũi dọc dừa theo tên gọi của người Việt Nam là một trong những hình thái của dáng mũi Sline đang rất được ưa chuộng hiện nay.
Khách hàng chọn nâng mũi Sline tại TARA Clinic.
Về cơ bản, nâng mũi Sline cũng giống như các kiểu nâng mũi khác như: nâng mũi L-line (nâng mũi cao Tây), nâng mũi 3D, nâng mũi 4D, nâng mũi 8D…. Tất cả đều được sử dụng sụn tự thân và sụn nhân tạo để thiết kế sóng mũi, đầu mũi. Tùy theo tình trạng khuyết điểm thực tế của dáng mũi, nhu cầu của khách hàng mà bác sĩ sẽ lựa chọn sụn tự thân, sụn nhân tạo hay kết hợp đồng thời cả hai loại sụn này để phẫu thuật nâng mũi Sline.
Ai nên nâng mũi Sline?
Phương pháp nâng mũi S-line phù hợp với những trường hợp sau:
- Những người muốn có được dáng mũi cao đẹp tự nhiên giúp gương mặt đẹp hài hoà và thanh tú hơn.
- Phù hợp với người có khuôn mặt nhỏ muốn có dáng mũi đẹp phù hợp với khuôn mặt nhưng không cần quá cao và tự nhiên hơn.
- Phù hợp với người có đầu mũi thấp, tẹt và ngắn.
- Người có dáng mũi gãy, mũi gồ, mũi khoằm..
- Dáng mũi không cân đối, sống mũi bị lệch một bên, lỗ mũi to nhỏ không đều.
- Những người đã từng nâng mũi nhưng mũi bị hỏng, không đúng hình dáng mũi ưng ý.
Ưu điểm của nâng mũi Sline
Nâng mũi Sline được nhiều khách hàng lựa chọn nhờ những ưu điểm vượt trội như:
- Khắc phục hoàn toàn những khuyết điểm kém thẩm mỹ ban đầu của dáng mũi.
- Tạo ra một dáng mũi thon gọn, thanh tú, tôn lên các đường nét hài hòa của gương mặt.
- Duy trì hiệu quả thẩm mỹ dài lâu.
- Phù hợp với gương mặt đặc trưng của người Việt.
Các phương pháp nâng mũi Sline hiện nay
Như vậy, nâng mũi Sline về cơ bản là tên gọi của dáng mũi. Còn về kỹ thuật thực hiện, nâng mũi Sline được ứng dụng các phương pháp nâng mũi hiện đại nhất hiện nay như:
Nâng mũi cấu trúc Sline
Nâng mũi cấu trúc hiện là phương pháp thẩm mỹ mũi nổi trội nhất hiện nay khi giúp khắc phục được hoàn toàn các khuyết điểm khó nhằn của dáng mũi như: mũi gãy, mũi gồ, mũi tẹt, mũi ngắn…
Dáng mũi trước và sau khi nâng mũi cấu trúc Sline
Để chỉnh sửa, bác sĩ can thiệp trực tiếp đến cấu trúc xương và sụn của mũi. Liệu pháp thẩm mĩ này sẽ giúp làm mới lại toàn bộ dáng mũi, từ phần sống mũi, đầu mũi cho đến trụ mũi. Vì tính đặc thù sẽ tiến hành chỉnh sửa toàn bộ cấu trúc dáng mũi để tạo đường cong chuẩn Sline, nên nếu chỉ sử dụng 100% sụn nhân tạo hoặc 100% sụn tự thân thì không thể thực hiện tái cấu trúc, vì mỗi vị trí đều có những đặc thù riêng và cần loại sụn thích hợp. Do vậy, nâng mũi cấu trúc Sline sẽ sử dụng kết hợp đồng thời sụn tự thân và sụn nhân tạo. Cụ thể:
- Sụn nhân tạo: Silicon, Goretex, Surgiform, Pureform, Megaderm cho sống mũi; Supor, Medpor, TMR mesh, Vách ngăn nhân tạo cho trụ mũi và Megaderm, Alloderm cho đầu mũi.
- Sụn tự thân: Sụn sườn, trung bì mỡ cho sống mũi; vách ngăn tự thân, sụn sườn cho trụ mũi; sụn tai cho chóp mũi.
Nâng mũi bọc sụn Sline
Nâng mũi bọc sụn Sline là phương pháp nâng mũi sử dụng phần sụn tự thân (sụn sườn, sụn tai, sụn vách ngăn) để thực hiện bọc phần sống mũi cong hình chữ S, đồng thời tạo hình ở phần chóp mũi cho tròn đầy tự nhiên.
Phương pháp này sẽ phù hợp với những dáng mũi ít khuyết điểm, không cần phải tác động vào cấu trúc ban đầu của dáng mũi.
Nâng mũi đặt sống Sline
Để thực hiện tạo dáng mũi Sline, bác sĩ sẽ tiến hành đặt sụn lên phần sóng mũi nhằm thay đổi độ cao, độ thẳng và cong của sóng mà không làm biến dạng cấu trúc bên trong của dáng mũi. Cụ thể là phần đầu mũi, trụ mũi sẽ không có gì thay đổi, bác sĩ chỉ tiến hành mổ một đường nhỏ phía bên trong lỗ mũi, sau đó bóc tách thẳng đến khoang mũi và đặt vật liệu nâng mũi vào là hoàn tất.
Dáng mũi trước và sau khi nâng mũi đặt sống Sline.
Cũng giống như phương pháp bọc sụn, nâng mũi đặt sống sẽ phù hợp với dáng mũi đã đẹp sẵn nhưng chỉ thiếu độ cao của sóng mũi để tạo hình Sline như ý.
Như vậy, xét về bản chất, nâng mũi Sline chỉ là cách đặt tên gọi chứ không thể hiện được phương pháp phẫu thuật nâng mũi. Tùy thuộc vào khuyết điểm của dáng mũi mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp, chất liệu sụn phù hợp để tạo dáng mũi chuẩn Sline như ý muốn.
Lưu ý quan trọng trước khi nâng mũi Sline
Tìm hiểu về các phương pháp nâng mũi
Như đã đề cập, hiện nay có ba phương pháp chính được các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ thực hiện bao gồm: nâng mũi cấu trúc, nâng mũi bọc sụn, nâng mũi đặt sống. Tùy thuộc vào khuyết điểm của dáng mũi cũng như nhu cầu của khách hàng mà bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn loại sụn cũng như phương pháp nâng mũi phù hợp.
Do đó, trước khi quyết định nâng mũi, bạn nên tìm hiểu kỹ về các phương pháp này để có thể chọn phương pháp phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình, cũng như chuẩn bị ngân sách để làm đẹp.
Tìm hiểu về bác sĩ và cơ sở thẩm mỹ
Việc chọn một bác sĩ và cơ sở thẩm mỹ uy tín và chất lượng là rất quan trọng đối với quá trình nâng mũi. Trên thực tế, có rất nhiều khách hàng rơi vào tình trạng mũi bị biến chứng hậu phẫu như: lệch vẹo, hở sụn, nhiễm trùng… chỉ vì phẫu thuật nâng mũi tại những cơ sở thẩm mỹ “chui”, chưa được cấp phép và tin vào những lời quảng cáo hoa mỹ, giá rẻ.
Bác sĩ Thảo Trang – giám đốc chuyên môn TARA Clinic đang phẫu thuật nâng mũi cho khách hàng.
Thay vào đó, bạn nên tìm hiểu kỹ về kinh nghiệm, chuyên môn và đánh giá của bác sĩ, cũng như kiểm tra chứng chỉ và giấy phép hoạt động của cơ sở thẩm mỹ trước khi quyết định lựa chọn. Những thông tin này hoàn toàn có thể kiểm chứng trên cổng thông tin của Sở Y Tế.
Đánh giá tình trạng sức khỏe
Khi thực hiện nâng mũi, bác sĩ sẽ tiến hành các liệu pháp gây tê, gây mê. Chính vì vậy, các yếu tố về tiền sử bệnh hoặc khách hàng đang trong quá trình sử dụng thuốc điều trị cần được khai báo rõ ràng, tránh những tình huống không may có thể xảy đến trong quá trình phẫu thuật.
Cân nhắc thời gian phục hồi
Nâng mũi sẽ gây ra những tổn thương mô, chính vì vậy khách hàng cần phải nghiêm túc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc vệ sinh, cắt chỉ, kiêng khem trong ăn uống và sinh hoạt trong thời gian chờ đợi dáng mũi vào form hoàn toàn. Cụ thể:
- Ngày 1 – 2: Thời điểm này chiếc mũi của bạn thường có hiện tượng sưng đỏ nhẹ và hơi nhói. Trong khoảng thời gian này, bạn nên chườm lạnh để giảm đau sưng cũng như dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Ngày 3 – 5: Vết thương sẽ giảm sưng, giảm bầm, giảm đau nhức.
- Ngày 7-10: Lúc này các vết thương phẫu thuật nâng mũi dần hồi phục, đóng vảy và lành lại. Đồng thời, đây cũng là thời điểm bác sĩ sẽ tiến hành cắt chỉ khâu vết thương và tháo nẹp. Thời điểm này, dáng mũi đã vào form được khoảng 80 – 90%.
- Ngày 10 – 14: Định hình được khoảng 90 – 95% dáng mũi. Đây cũng chính là thời điểm quan trọng để dáng mũi lên form đẹp.
- Sau 1 – 3 tháng: Dáng mũi hoàn thiện ổn định.
Đó cũng là lý do TARA Clinic luôn dặn dò khách hàng của mình hãy cân nhắc kỹ về thời gian phục hồi trước khi quyết định thực hiện nâng mũi, để tránh làm ảnh hưởng tới tính chất công việc của bản thân.
Cẩn trọng với các tác dụng phụ
Nâng mũi có thể gây ra các tác dụng phụ như sưng, đau, chảy máu và nhiễm trùng. Bạn nên cẩn trọng và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Kiên trì và chăm sóc sau khi nâng mũi
Sau khi nâng mũi, bạn cần kiên trì và chăm sóc mũi của mình đúng cách để đạt được kết quả tốt. Bạn nên tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về chăm sóc sau khi nâng mũi, bao gồm uống thuốc, vệ sinh và bảo vệ mũi. Trong thời gian mũi chưa vào form, bạn cần phải kiêng vận động mạnh, kiêng những loại thức ăn có thể gây mủ như đồ nếp, gây dị ứng như hải sản, trứng gà…
Với những thông tin được cung cấp và giải đáp trong bài, TARA Clinic tin rằng bạn đã hiểu rõ hơn về nâng mũi Sline là gì, cùng với đó là phương pháp phẫu thuật cho dáng mũi này.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ giải đáp, hoặc cần đặt lịch tư vấn với bác sĩ nâng mũi. Bạn vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo thông tin dưới đây:
TARA Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM
- Fanpage: https://www.facebook.com/TaraBeautyClinic632SuVanHanh/

Tiến sĩ Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang
Chứng chỉ hành nghề Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ số 0011441/BYTCCHN –
Do Bộ Y Tế cấp ngày 16/12/2013
Hơn 19 năm kinh nghiệm Y khoa, hơn 19 năm kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ và là giảng viên Bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ, Đại học Y dược TP.HCM
Kinh nghiệm hơn 15.000 ca phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt: thẩm mỹ mũi, cắt mắt, độn cằm và phẫu thuật trẻ hoá như căng da, cắt da thừa, tiêm trẻ hoá.
Từng tham gia công tác tại khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ BV Đại học Y Dược TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Hàm mặt BV Răng hàm mặt TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ BV Chợ Rẫy.
Giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic – PK Thẩm mỹ đạt Top 3 Kiểm định chất lượng Sở Y Tế TPHCM 2023