Bạn nghĩ nâng mũi sụn silicon chất lượng thế nào? Loại sụn này liệu có an toàn với khách hàng hay không? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết này. Cùng theo dõi nhé.
- Xem thêm: Nâng mũi cấu trúc
- Xem thêm: Nâng mũi sống surgiform
Là một trong những chất liệu nhân tạo phổ biến được sử dụng làm vật liệu nâng cao sóng mũi. Nâng mũi sụn silicon vẫn là chủ đề nhận được nhiều sự thảo luận của các tín đồ thẩm mỹ, khi cân nhắc về tính bền, đẹp, an toàn trong việc lựa chọn chất liệu để nâng mũi.
Trong bài viết này, TARA Beauty Clinic sẽ giải đáp từ A-Z về nâng mũi sụn silicon để bạn có cái nhìn rõ hơn về phương pháp thẩm mỹ mũi này, cũng như về chất liệu silicon được lựa chọn để sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi hiện nay. Cùng tìm hiểu nhé.
Nội Dung Bài Viết
“Giải oan” về sụn silicon để nâng mũi
Lý do TARA Beauty Clinic đến cụm từ “giải oan” khi nhắc đến chất liệu silicon nhiều bạn có tâm lý e ngại, thậm chí kì thị chất liệu này. Trong thời kỳ đầu, silicon đã trở thành sự nỗi sợ của nhiều người khi nhìn vào những biến chứng tai hại do phẫu thuật thẩm mỹ có sử dụng silicon.
Còn ở thời điểm hiện tại, silicon vẫn là chất liệu được ưa chuộng trong thẩm mỹ mũi, vẫn mang đến hiệu quả thẩm mỹ cao, độ bền và giá thành phải chăng. Đó là bởi silicon có nhiều loại khác nhau và hiệu quả mang lại cũng khác nhau – bác sĩ Trang – giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic cho biết.
Vậy trong lĩnh vực thẩm mỹ mũi, silicon có những loại nào? Và để thực hiện nâng mũi, cần sử dụng loại silicon nào?
Hiện nay trên thị trường có 2 loại sụn silicon được sử dụng phổ biến, đó chính là sụn silicon dẻo và silicon lỏng. Do vậy, silicon đã bị cấm sử dụng trong lĩnh vực thẩm mỹ hiện nay. Ngoài ra, còn xuất hiện silicon dạng gel – đây là chất liệu được sử dụng trong các túi ngực thế hệ mới. Trong một bài viết khác, TARA Beauty Clinic sẽ nói sâu hơn về chất liệu này để bạn hiểu rõ.
Sụn silicon dẻo được sử dụng trong nâng mũi.
Nâng mũi sụn silicon là gì?
Nâng mũi sụn silicon hay còn gọi là nâng mũi bằng sụn nhân tạo. Phương pháp này được thực hiện được ứng dụng từ rất lâu và là tiền đề cho những loại sụn sinh học được ứng dụng hiện nay.
Về phương pháp thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng sụn silicon dẻo để làm chất liệu độn tạo hình sóng mũi, chóp mũi tùy theo khuyết điểm cần chỉnh sửa. Đó có thể là nâng mũi bọc sụn, nâng mũi đặt sống hay nâng mũi cấu trúc.
Ưu điểm khi nâng mũi sụn silicon
Silicon dẻo mang đến nhiều ưu điểm trong việc nâng mũi, có thể kể đến như:
- Dễ gọt dũa và tạo hình sóng mũi mới như ý. Bởi dáng mũi mới được thiết kế phải có được sự hài hòa với các đường nét trên gương mặt. Do vậy, khi sử dụng sụn silicon để nâng mũi, bác sĩ sẽ phải tiến hành gọt dũa, cân chỉnh lại cho phù hợp. Điều này sẽ giúp cho khách hàng có được dáng mũi đẹp như ý, không để lộ dấu hiệu phẫu thuật thẩm mỹ.
- Tỷ lệ tương thích với cơ thể đạt 90%. Việc viêm nhiễm hay đào thải chất liệu ở mức thấp. Nếu được phẫu thuật nâng mũi đúng quy trình, đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn về Y khoa, tay nghề bác sĩ giỏi thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi chọn nâng mũi sụn silicon.
- Giá thành phải chăng. Đây chính là ưu thế rõ thấy nhất của sụn silicon so với các loại sụn khác như: sụn sinh học hoặc sụn tự thân.
- Không bị biến dạng khi va đập.
- Dễ dàng tháo bỏ sụn khi khách hàng có nhu cầu.
Dáng mũi của khách hàng khi thực hiện nâng mũi sụn silicon tại TARA Beauty Clinic.
Nhược điểm khi nâng mũi sụn silicon
So với sụn tự thân hay sụn sinh học, silicon sẽ có những điểm hạn chế mà bạn có thể cân nhắc trước khi quyết định nâng mũi sụn silicon.
- Là chất liệu nhân tạo nên vẫn dẫn đến khả năng kích ứng, không tương thích với cơ thể khi nâng mũi.
- Silicon có đặc tính cứng hơn so với sụn sinh học hay sụn tự thân. Do vậy, sau một thời gian nâng mũi, da đầu mũi có thể bị bào mỏng dẫn đến hiện tượng lộ sống, bóng đỏ.
- Silicon có độ bám dính thấp nên dễ dẫn đến tình trạng bị lệch vẹo khi va chạm.
- Nếu chỉ sử dụng sụn silicon nâng mũi, mũi có thể bị co rút, hếch ngắn.
Lưu ý quan trọng trước khi nâng mũi sụn silicon
Tìm hiểu về các phương pháp nâng mũi
Như đã đề cập, hiện nay có ba phương pháp chính được các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ thực hiện bao gồm: nâng mũi cấu trúc, nâng mũi bọc sụn, nâng mũi đặt sống. Tùy thuộc vào khuyết điểm của dáng mũi cũng như nhu cầu của khách hàng mà bác sĩ sẽ tư vấn chỉ sử dụng sụn silicon hay sẽ kết hợp với sụn sinh học hoặc sụn tự thân để đạt được kết quả nâng mũi tốt nhất.
Do đó, trước khi quyết định nâng mũi, bạn nên tìm hiểu kỹ về các phương pháp này để có thể chọn phương pháp phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình, cũng như chuẩn bị ngân sách để làm đẹp.
Tìm hiểu về bác sĩ và cơ sở thẩm mỹ
Việc chọn một bác sĩ và cơ sở thẩm mỹ uy tín và chất lượng là rất quan trọng đối với quá trình nâng mũi. Trên thực tế, có rất nhiều khách hàng rơi vào tình trạng mũi bị biến chứng hậu phẫu như: lệch vẹo, hở sụn, nhiễm trùng… chỉ vì phẫu thuật nâng mũi tại những cơ sở thẩm mỹ “chui”, chưa được cấp phép và tin vào những lời quảng cáo hoa mỹ, giá rẻ.
Bác sĩ Thảo Trang – giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic đang phẫu thuật nâng mũi sụn silicon cho khách hàng.
Thay vào đó, bạn nên tìm hiểu kỹ về kinh nghiệm, chuyên môn và đánh giá của bác sĩ, cũng như kiểm tra chứng chỉ và giấy phép hoạt động của cơ sở thẩm mỹ trước khi quyết định lựa chọn. Những thông tin này hoàn toàn có thể kiểm chứng trên cổng thông tin của Sở Y Tế.
Đánh giá tình trạng sức khỏe
Khi thực hiện nâng mũi, bác sĩ sẽ tiến hành các liệu pháp gây tê, gây mê. Chính vì vậy, các yếu tố về tiền sử bệnh hoặc khách hàng đang trong quá trình sử dụng thuốc điều trị cần được khai báo rõ ràng, tránh những tình huống không may có thể xảy đến trong quá trình phẫu thuật.
Cân nhắc thời gian phục hồi
Nâng mũi sụn silicon cũng sẽ gây ra những tổn thương mô, chính vì vậy khách hàng cần phải nghiêm túc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc vệ sinh, cắt chỉ, kiêng khem trong ăn uống và sinh hoạt trong thời gian chờ đợi dáng mũi vào form hoàn toàn. Cụ thể:
- Ngày 1 – 2: Thời điểm này chiếc mũi của bạn thường có hiện tượng sưng đỏ nhẹ và hơi nhói. Trong khoảng thời gian này, bạn nên chườm lạnh để giảm đau sưng cũng như dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Ngày 3 – 5: Vết thương sẽ giảm sưng, giảm bầm, giảm đau nhức.
- Ngày 7-10: Lúc này các vết thương phẫu thuật nâng mũi dần hồi phục, đóng vảy và lành lại. Đồng thời, đây cũng là thời điểm bác sĩ sẽ tiến hành cắt chỉ khâu vết thương và tháo nẹp. Thời điểm này, dáng mũi đã vào form được khoảng 80 – 90%.
- Ngày 10 – 14: Định hình được khoảng 90 – 95% dáng mũi. Đây cũng chính là thời điểm quan trọng để dáng mũi lên form đẹp.
- Sau 1 – 3 tháng: Dáng mũi hoàn thiện ổn định.
Đó cũng là lý do TARA Beauty Clinic luôn dặn dò khách hàng của mình hãy cân nhắc kỹ về thời gian phục hồi trước khi quyết định thực hiện nâng mũi, để tránh làm ảnh hưởng tới tính chất công việc của bản thân.
Cẩn trọng với các tác dụng phụ
Nâng mũi có thể gây ra các tác dụng phụ như sưng, đau, chảy máu và nhiễm trùng. Bạn nên cẩn trọng và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Kiên trì và chăm sóc sau khi nâng mũi sụn silicon
Sau khi nâng mũi, bạn cần kiên trì và chăm sóc mũi của mình đúng cách để đạt được kết quả tốt. Bạn nên tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về chăm sóc sau khi nâng mũi, bao gồm uống thuốc, vệ sinh và bảo vệ mũi. Trong thời gian mũi chưa vào form, bạn cần phải kiêng vận động mạnh, kiêng những loại thức ăn có thể gây mủ như đồ nếp, gây dị ứng như hải sản, trứng gà…
Với những thông tin được cung cấp và giải đáp trong bài, TARA Beauty Clinic tin rằng bạn đã hiểu rõ hơn về nâng mũi sụn silicon, cũng như ưu điểm và nhược điểm của chất liệu này để bạn dễ dàng cân nhắc trước khi quyết định thực hiện thẩm mỹ làm đẹp.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ giải đáp, hoặc cần đặt lịch tư vấn với bác sĩ nâng mũi. Bạn vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo thông tin dưới đây:
TARA Beauty Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM
Xem thêm:
Nâng mũi mau lành: https://taraclinic.vn/nang-mui-mau-lanh-eras-5i/
Nâng mũi cấu trúc : https://taraclinic.vn/nang-mui-cau-truc/
Nâng mũi sống surgiform : https://taraclinic.vn/nang-mui-song-surgiform
Nâng mũi sụn sườn : https://taraclinic.vn/nang-mui-sun-suon/
Nâng mũi sụn tự thân : https://taraclinic.vn/nang-mui-sun-tu-than
Giá sửa mũi hỏng : https://taraclinic.vn/gia-sua-mui-hong
Căng da mặt: https://taraclinic.vn/phau-thuat-cang-da-mat-dep/
Cắt da thừa mí mắt: https://taraclinic.vn/cat-da-thua-mi-mat/

Tiến sĩ Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang
Chứng chỉ hành nghề Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ số 0011441/BYTCCHN –
Do Bộ Y Tế cấp ngày 16/12/2013
Hơn 19 năm kinh nghiệm Y khoa, hơn 19 năm kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ và là giảng viên Bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ, Đại học Y dược TP.HCM
Kinh nghiệm hơn 15.000 ca phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt: thẩm mỹ mũi, cắt mắt, độn cằm và phẫu thuật trẻ hoá như căng da, cắt da thừa, tiêm trẻ hoá.
Từng tham gia công tác tại khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ BV Đại học Y Dược TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Hàm mặt BV Răng hàm mặt TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ BV Chợ Rẫy.
Giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic – PK Thẩm mỹ đạt Top 3 Kiểm định chất lượng Sở Y Tế TPHCM 2023