TaraClinic

Độn cằm silicon có tốt không? Hiệu quả bao lâu?

Là phương pháp sử dụng chất liệu silicon để tạo hình dáng cằm Vline, giúp gương mặt đạt tỉ lệ vàng. Vậy độn cằm silicon có tốt không, và hiệu quả đạt được kéo dài trong bao lâu? Trong bài viết này, TARA Beauty Clinic sẽ giải đáp chi tiết đến bạn. Cùng theo dõi nhé.

Cũng giống như phẫu thuật nâng mũi, độn cằm sử dụng các chất liệu độn như silicon, sụn sinh học hoặc phần xương tự thân để tạo hình dáng cằm Vline, giúp cho gương mặt được hài hòa và cân đối hơn. Đây được coi là giải pháp hoàn hảo để khắc phục tình trạng cằm lẹm, cằm ngắn hay tình trạng cằm mất cân đối,… 

Với phương pháp độn cằm silicon, chất liệu độn được sử dụng chính là silicon dẻo, được kiểm định về sự an toàn cho sức khỏe của người dùng, khi đưa silicon vào trong cơ thể. Dù vậy, nhiều bạn vẫn lo lắng không biết độn cằm silicon có tốt không, nhất là khi những tin tức về biến chứng do độn cằm được cảnh báo rất nhiều trên các phương tiện truyền thông. 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về loại chất liệu độn này, đi cùng đó là những lưu ý khi quyết định phẫu thuật độn cằm, từ đó bạn sẽ có được câu trả lời cho chính bản thân, rằng ‘độn cằm silicon có tốt không’?

Cùng tìm hiểu nhé. 

Hiểu đúng về silicon trong phẫu thuật độn cằm

Lý do TARA Beauty Clinic đến cụm từ “hiểu đúng” khi nhắc đến chất liệu silicon nhiều bạn có tâm lý e ngại, thậm chí kì thị chất liệu này. Trong thời kỳ đầu, silicon đã trở thành sự nỗi sợ của nhiều người khi nhìn vào những biến chứng tai hại do phẫu thuật thẩm mỹ có sử dụng silicon. Còn ở thời điểm hiện tại, silicon vẫn là chất liệu được ưa chuộng trong thẩm mỹ như nâng mũi, độn cằm vì giá thành phải chăng. Nhưng không phải silicon nào cũng được sử dụng để đưa vào cơ thể.

Độn cằm silicon có tốt không? Hiệu quả bao lâu?

Silicon dẻo được sử dụng trong độn cằm.

Hiện nay trên thị trường có 2 loại sụn silicon được bày bán, đó chính là sụn silicon dẻo và silicon lỏng. Trong đó, silicon dẻo được cấp phép trong lĩnh vực thẩm mỹ, khi đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe của người dùng, cũng như mang đến độ tương thích cao với cơ thể.

Đối với silicon lỏng, vào năm 1991, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ liệt silicon lỏng vào danh sách cấm sử dụng. Năm 1995, Bộ Y tế Việt Nam cũng chính thức đã ban hành quy định cấm tiêm silicon trực tiếp vào các bộ phận của cơ thể vì tính nguy hiểm mà hợp chất này gây ra khi được tiêm vào cơ thể. 

Vậy tại sao dù bị cấm nhưng vẫn có khách hàng gánh chịu hậu quả từ silicon lỏng? Đó là bởi chính khách hàng cũng không biết mình bị tiêm silicon lỏng, mà bị gắn với một nhãn mác khác như: mỡ nhân tạo, filler… Và chỉ người mua mới xác thực được tính chính xác của loại hàng hóa này. 

Phẫu thuật độn cằm bằng silicon là gì?

Phương pháp này sử dụng silicon dẻo là vật liệu độn để tạo hình dáng cằm Vline. Silicon được đúc sẵn, và được dùng như một phần xương nhằm kéo dài kích thước vùng cằm. Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ thiết kế lại phần silicon dẻo để phù hợp với khuôn cằm mà khách hàng mong muốn. 

Độn cằm silicon có tốt không? Hiệu quả bao lâu?

Mô phỏng kỹ thuật độn cằm.

Ưu nhược điểm độn cằm silicon

Để hiểu rõ xem bản thân có nên độn cằm bằng silicon không, chất liệu này có tốt không,… bạn có thể cân nhắc nhu cầu của bản thân dựa trên những ưu điểm và hạn chế của phương pháp này nhé.

Ưu điểm độn cằm silicon

  • Tạo hình được dáng cằm Vline, giúp gương mặt trông xinh đẹp và thanh thoát hơn.
  • Khắc phục được các khuyết điểm khó khắc phục như: cằm lẹm, cằm lệch, cằm vuông, cằm ngắn…
  • Hiệu quả duy trì dài lâu, từ 10-12 năm. 
  • Thời gian phẫu thuật nhanh chóng.
  • Chi phí tiết kiệm hơn so với độn cằm Surgiform hay chất liệu độn tự thân. 

Nhược điểm độn cằm silicon

  • So với sụn sinh học Surgiform, silicon có độ tương thích với cơ thể kém hơn. Vì vậy, sẽ xuất hiện một tỉ lệ nhỏ trong việc đào thải sụn. 
  • Độ bám dính không tốt bằng chất liệu tự thân hay sụn sinh học. Vì vậy, hiệu quả duy trì sẽ kém hơn.

Và cần lưu ý rằng, dù độn cằm bằng chất liệu nào thì toàn bộ quy trình thực hiện đều cần tuân thủ các quy định về điều kiện phẫu thuật thẩm mỹ như: yếu tố vô trùng về vật dụng cũng như phòng ốc phẫu thuật, chất lượng của vật liệu độn phải được sự cho phép của Bộ Y Tế, người thực hiện phải là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ được cấp chứng chỉ hành nghề. Những thông tin về giấy phép hoạt động, chứng chỉ bác sĩ đều được công khai trên Cổng thông tin của Sở Y Tế. Bạn hãy kiểm chứng trước khi chọn ‘trao mặt, gửi vàng’ nhé.

Quy trình phẫu thuật độn cằm silicon chuẩn Y khoa

Tại TARA Beauty Clinic, toàn bộ quy trình thực hiện đều theo chuẩn Y khoa, và tự hào là đơn vị Top 5 Phòng khám thẩm mỹ do Sở Y Tế công nhận vào năm 2018. 

Bước 1: Bác sĩ thăm khám và tư vấn

Bác sĩ phẫu thuật sẽ nhìn tổng quát gương mặt của khách hàng và tư vấn phương pháp độn cằm phù hợp mang lại kết quả cao nhất.

Bước 2: Thăm khám xác định sức khỏe 

Do phẫu thuật có sử dụng liệu pháp gây tê/gây mê tùy theo mong muốn của khách hàng. Vì vậy, việc kiểm tra lịch sử bệnh lý và tình trạng sức khỏe của khách hàng là cần thiết, để đảm bảo quá trình phẫu thuật được diễn ra an toàn nhất. 

Bước 3: Đo vẽ lại chất liệu độn cằm

Không có một dáng cằm nào phù hợp cho tất cả mọi khuôn mặt. Bác sĩ sẽ cần thiết kế dáng cằm, đo vẽ chính xác hình dáng, kích thước cằm và định hình dáng cằm thật chuẩn xác. Sau đó tiến hành cắt gọt chất liệu độn cho phù hợp. 

Bước 4: Gây tê

Phương pháp này là một thủ thuật tiểu phẫu, nên bác sĩ chỉ cần can thiệp gây tê. Tại TARA, bác sĩ Trang sẽ thực hiện gây tê đa tầng để khách hàng luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất trong quá trình thực hiện.

Bước 5: Phẫu thuật độn cằm 

Bác sĩ tiến hành mổ một đường nhỏ ở trong niêm mạc miệng hoặc dưới cằm để tạo một khoang nhỏ. Sau đó, bác sĩ khéo léo đưa chất liệu độn silicon đã được cắt gọt tỉ mỉ vào khoang chứa này kết hợp kỹ thuật cân chỉnh, tạo hình chính xác. Tùy thuộc nhu cầu của khách hàng mà bác sĩ sẽ tiến hành tạo đường rạch ở phía trong hoặc ngoài cho phù hợp.

Cuối cùng, bác sĩ tiến hành khâu vết thương bằng chỉ thẩm mỹ là hoàn tất.

Độn cằm silicon có tốt không? Hiệu quả bao lâu?

Cằm sau khi được độn tạo ra sự khác biệt cho gương mặt.

Độn cằm silicon có vĩnh viễn không?

 Sẽ khó có thể đưa ra lời cam kết về tính thời gian sau khi thực hiện độn cằm. Bởi kết quả được duy trì sẽ phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan như: tay nghề bác sĩ thực hiện, chất liệu độn, yếu tố cơ địa và quá trình chăm sóc sinh hoạt tại nhà sau hậu phẫu. 

Với phương pháp độn cằm silicon, bạn có thể yên tâm rằng, thời gian duy trì có thể kéo dài từ 10-12 năm. Đây cũng là ưu thế so với việc tiêm filler hay botox tạo hình cằm Vline, khi thời gian duy trì đối với việc tiêm chất làm đầy chỉ giao động 1-2 năm. 

Trên đây là những thông tin về phương pháp độn cằm silicon và những ưu điểm, hạn chế của loại chất liệu này trong phẫu thuật thẩm mỹ cằm. Hy vọng bài viết đã giúp ích đến bạn trong việc cân nhắc ra quyết định có nên độn cằm không, độn cằm silicon có tốt không? 

Và nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo thông tin dưới đây:

TARA Beauty Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)

  • Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam
  • Số điện thoại: +84.768.632.632 
  • Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
  • Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM

 

Bài viết liên quan
Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *