TaraClinic

Độn cằm có gây nguy hiểm không?

Là phương pháp giúp bạn hiện thực hóa có được dáng cằm Vline đẹp ngay lập tức. Nhưng độn cằm có gây nguy hiểm không, có ảnh hưởng đến sức khỏe trong tương lai không? Nội dung trong bài, TARA Beauty Clinic sẽ giải đáp chi tiết đến bạn. Cùng theo dõi nhé. 

Tương tự như nâng mũi, phẫu thuật độn cằm sử dụng các chất liệu độn nhân tạo như silicon, Surgiform hay phần xương tự thân để làm vật liệu tạo hình dáng cằm Vline. Kỹ thuật thực hiện là vậy, nhưng nhiều khách hàng vẫn e ngại không biết độn cằm cò gây nguy hiểm không? Và có thể xuất hiện những biến chứng nào khi thực hiện độn cằm, để có thể hiểu rõ và phòng tránh đúng cách? 

Nội dung trong bài, TARA Beauty Clinic sẽ giải đáp chi tiết đến bạn. Cùng theo dõi nhé. 

Lưu ý trước khi thực hiện phẫu thuật độn cằm đạt chuẩn?

Bất kỳ một phương pháp thẩm mỹ nào có tác động lên cơ thể đều cần đáp ứng các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn y khoa. Dù phẫu thuật độn cằm chỉ là một thủ thuật thẩm mỹ, có mức độ xâm lấn nhỏ, nhưng toàn bộ quy trình thực hiện đều cần phải theo những tiêu chí khắt khe về điệu kiện phẫu thuật do Bộ Y Tế quy định. Cụ thể:

Cơ sở thẩm mỹ thực hiện

Bạn có thể kiểm tra thông tin về giấy phép hoạt động của cơ sở thẩm mỹ mà bạn chọn trên Cổng tra cứu thông tin của Sở Y Tế. Những cơ sở này đều được trang bị đầy đủ các cơ sở, thiết bị y tế cần thiết, cũng như đáp ứng các điều kiện vô trùng trong quá trình thẩm mỹ làm đẹp: Các dụng cụ phẫu thuật phải được vệ sinh và khử trùng đúng cách, và các biện pháp bảo vệ cá nhân, chẳng hạn như găng tay và khẩu trang, phải được sử dụng.

Tay nghề của bác sĩ/chuyên gia thực hiện

Hãy tìm một bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ có chứng chỉ và kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, tạo hình và hiểu về giải phẫu gương mặt. Điều này sẽ giúp cho bạn có được dáng cằm đẹp hài hòa với tổng thể khuôn mặt, mà vẫn duy trì được hiệu quả bền đẹp, dài lâu.

Độn cằm có gây nguy hiểm không?

Kỹ thuật độn cằm.

Thảo luận để hiểu rõ về rủi ro và kỳ vọng

Trước khi quyết định tiến hành độn cằm, bạn hãy thảo luận cùng bác sĩ về các rủi ro và hạn chế có thể xảy ra, cũng như hiểu rõ về kỳ vọng và kết quả có thể đạt được. Điều này sẽ tốt hơn cho bạn trong quá trình theo dõi kết quả thẩm mỹ tại nhà, cũng như sắp xếp để không làm gián đoạn trong công việc khi phẫu thuật độn cằm.

Chất liệu độn cằm phải được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành và sử dụng

Hiện nay, chất liệu độn bằng sụn nhân tạo hay còn được gọi là sụn sinh học được sử dụng trong phẫu thuật độn cằm đều cần đảm bảo về nguồn gốc, xuất xứ và cần được cấp phép khi sử dụng. Với những vật liệu độn được sử dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ, điều kiện cần thiết là phải có sự tương thích với cơ thể, nhằm hạn chế được tối đa hiện tượng đào thải cũng như những biến chứng sau phẫu thuật.

Độn cằm có gây nguy hiểm không?

Dáng cằm chuẩn Vline giúp gương mặt thanh tú hơn.

Còn đối với xương tự thân mặc dù có khả năng hạn chế tuyệt đối hiện tượng đào thải và giúp có được kết quả thẩm mỹ đẹp, tự nhiên. Nhưng phương pháp này có độ phức tạp cao, tốn nhiều thời gian đòi hỏi phải được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm, nếu không sẽ gây ra những ảnh hưởng khó lường trong quá trình thực hiện.

Độn cằm có gây nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, bản chất của phẫu thuật độn cằm là an toàn nếu được đảm bảo về chất liệu cũng như điều kiện thực hiện từ cơ sở vật chất đến tay nghề của bác sĩ.

Sau phẫu thuật, bạn có thể bị tê ở cằm, bị thâm tím, sưng ở vùng điều trị trong tuần đầu tiên và sẽ dần biến mất vào những tuần tiếp theo. Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý rằng, phương pháp này sẽ không phù hợp với những bạn đang gặp phải các vấn đề sau:

  • Người có vấn đề về sức khỏe: Với người có bệnh lý như: tiểu đường, tim mạch, máu khó đông, lupas ban đỏ… được cảnh báo là nên tránh thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ cho đến khi sức khỏe ở trạng thái kiểm soát tốt nhất. 
  • Tuổi tác: Người dưới 18 tuổi không nên độn cằm vì phần xương và hàm còn tiếp tục phát trển. 
  • Người đang trong kỳ mang thai hoặc cho con bú. 

Và cũng giống như các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ khác, độn cằm cũng có những rủi ro nhất định nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát khi được phẫu thuật chuẩn Y khoa bởi đội ngũ bác sĩ giỏi, và đảm bảo về chất liệu độn. Cụ thể:

  • Nhiễm trùng
  • Cằm không cân đối hoặc miếng độn bị xê dịch 
  • Miếng độn có kích thước không phù hợp
  • Cơ cằm hoặc môi bị suy yếu. 

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi: Độn cằm có gây nguy hiểm không? Hy vọng bài viết đã giúp ích đến bạn trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn phương pháp thẩm mỹ này. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào cần được hỗ trợ giải đáp, hoặc cần đặt lịch tư vấn với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, bạn vui lòng liên hệ đến TARA Beauty Clinic theo thông tin dưới đây:

TARA Beauty Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)

  • Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
  • Số điện thoại: +84.768.632.632 
  • Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
  • Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM

Xem thêm các bài viết khác:

Cắt da thừa mí mắt : https://taraclinic.vn/cat-da-thua-mi-mat

Căng da mặt : https://taraclinic.vn/cang-da-mat

Phẫu thuật căng da mặt : https://taraclinic.vn/phau-thuat-cang-da-mat-dep/

Bài viết liên quan
Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *