Tại sao nâng mũi bị đóng vảy? Điều này có gây nguy hiểm cho dáng mũi không? Trong bài viết này, TARA Clinic sẽ giải đáp chi tiết đến bạn. Cùng xem nhé.
- Xem thêm: Cách gội đầu sau khi nâng mũi để không ảnh hưởng vết mổ
- Xem thêm: Nâng mũi sau 1 tháng có được chạy xe không?
Trong quá trình phục hồi vết thương sau phẫu thuật nâng mũi, cơ thể sẽ tiết ra một lượng dịch giúp làm sạch, làm mềm các tế bào và mô cũng như phục hồi mạch máu bị tổn thương. Bên cạnh việc gây ra những hiện tượng như ê nhức, sưng tấy trong thời gian chưa cắt chỉ, thì hiện tượng nâng mũi bị đóng vảy cũng xuất hiện khiến nhiều khách hàng lo lắng vì e ngại sẽ ảnh hưởng đến dáng mũi. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nâng mũi bị đóng vảy? Có nguy hiểm tới sức khỏe không? Nội dung dưới đây sẽ giải đáp chi tiết đến bạn. Cùng xem nhé.
Nội Dung Bài Viết
5 nguyên nhân khiến nâng mũi bị đóng vảy và giải pháp
Do vệ sinh không sạch
Sau khi phẫu thuật nâng mũi, bạn sẽ thấy một số hiện tượng như vết thương bị sưng, chảy máu nhạt. Đây là những triệu chứng thường gặp nhưng nếu vệ sinh vết thương không được sạch sẽ sẽ dẫn đến hiện tượng nâng mũi bị đóng vảy, hoặc nguy hiểm hơn là gây ra tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật.
- Xem thêm: Nâng mũi cấu trúc
- Xem thêm: Nâng mũi sống surgiform
Để tránh gặp phải nguy cơ này, trong thời gian vết thương chưa lành, chưa cắt chỉ, bạn nên vệ sinh phần mũi thật cẩn trọng và giữ cho vết thương luôn sạch sẽ bằng cách sau:
- Sử dụng một miếng gạc y tế nhỏ để đặt dưới mũ nhằm mục đích thấm bớt dịch mũi. Thay đổi gạc thường xuyên (1-2 lần/ngày) và không nên chạm tay vào vết khâu nâng mũi đóng vảy.
- Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh khoang mũi, làm sạch những vết thương trong niêm mạc mũi. Trước đó, bạn cũng phải vệ sinh tay để tránh những vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Không nên sử dụng những loại thuốc xịt mũi khác tránh những kích ứng không đáng có.
Các điều dưỡng của TARA Clinic hướng dẫn khách hàng vệ sinh vết thương nâng mũi tại nhà.
Tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn vệ sinh vết thương nâng mũi tại nhà sau phẫu thuật
Do không tuân thủ chế độ sinh hoạt và ăn uống sau mổ
Trong 30 ngày đầu tiên kể từ thời điểm phẫu thuật, việc sinh hoạt và ăn uống cần được chú ý để tránh tình trạng vết thương nâng mũi bị đóng vảy. Cụ thể:
- Không ăn các thức ăn dễ gây dị ứng như thịt gà, hải sản…
- Không ăn các thực phẩm giàu chất sắt như rau muống, thịt bò… là những loại thực phẩm dễ gây ra tình trạng sẹo đen xấu.
- Không ăn các thực phẩm có lượng đường cao như đồ nếp, chè… bởi gạo nếp có tính nóng sẽ làm vết thương bị sưng, đọng mủ.
- Ngưng các thực phẩm chức năng bổ sung collagen trong 2-4 tuần, tránh trường hợp bị sẹo lồi, sẹo phì đại.
Do vết thương mũi khâu không kín
Việc nâng mũi bị đóng vảy còn đến từ hậu quả từ chính tay nghề của người thực hiện. Nếu bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm, dẫn đến việc khâu vết thương quá hở khiến dịch trong mũi chảy ra khiến vết thương bị đóng vảy.
Vì thế, trước khi quyết định chọn địa điểm để phẫu thuật thẩm mỹ, bạn nên tìm hiểu về chất lượng cơ sở thẩm mỹ đó, tham khảo nhiều ý kiến nhận xét, đánh giá của khách hàng trước để có được những thông tin khách quan, để có được dáng mũi mới đẹp và bền lâu.
Dáng mũi của khách hàng khi được phẫu thuật bởi bác sĩ Trang tại TARA Clinic
Do mũi vẫn còn chảy máu sau mổ
Thông thường, vết thương nâng mũi ngày đầu tiên có thể gây ra tình trạng chảy máu nên cần thay băng gạc. Nhưng nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn trong các ngày tiếp theo, khi đó bạn cần liên hệ ngay đến bác sĩ đã phẫu thuật để được can thiệp kịp thời. Bởi rất có thể sau khi phẫu thuật, phần khoang mũi không cầm máu được dẫn đến tình trạng bị chảy máu liên tục, sẽ dẫn đến hiện tượng nâng mũi bị đóng vảy hoặc nguy hiểm hơn là gây ra biến chứng nhiễm trùng, hoại tử.
Do viêm nhiễm sau mổ
Theo tiến trình lành thương của dáng mũi, từ 3-5 ngày, vết thương hở bắt đầu đóng lại, không xuất hiện tình trạng chảy dịch mủ và từ 7-10 ngày sẽ tiến hành cắt chỉ. Tuy nhiên, nếu bạn thấy xuất hiện chảy dịch tại vết khâu, đồng thời dẫn đến tình trạng nâng mũi bị đóng vảy thì rất có thể bị viêm nhiễm sau mổ.
Ngoài trường hợp vết khâu nâng mũi đóng vảy thì vết khâu xuất hiện mủ cũng khá phổ biến. Vết mủ tiết dịch màu vàng đục kèm mùi tanh. Nếu việc vết khâu tiết mủ thường xuyên thì đây là dấu hiệu của việc bị nhiễm trùng trầm trọng.
Do vậy sau nâng mũi xuất hiện vảy, bạn cần theo dõi để phát hiện bất thường và báo ngay bác sĩ nâng mũi của mình. Đồng thời cũng lựa chọn bác sĩ và địa chỉ uy tín để tránh những hiện tượng tạo vảy bất thường do chảy máu, viêm nhiễm sau mổ.
Xem thêm bài viết: Dấu hiệu nâng mũi bị nhiễm trùng và cách xử lý
Hy vọng rằng với những thông tin được cung cấp trong bài, bạn đã biết được nguyên nhân gây ra tình trạng nâng mũi bị đóng vảy và cách để khắc phục. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ giải đáp, bạn vui lòng liên hệ đến TARA Clinic theo thông tin dưới đây:
TARA Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM
Xem thêm bài viết:
Nâng mũi cấu trúc : https://taraclinic.vn/nang-mui-cau-truc/
Nâng mũi sống surgiform : https://taraclinic.vn/nang-mui-song-surgiform
Nâng mũi sụn sườn : https://taraclinic.vn/nang-mui-sun-suon/
Nâng mũi sụn tự thân : https://taraclinic.vn/nang-mui-sun-tu-than
Giá sửa mũi hỏng : https://taraclinic.vn/gia-sua-mui-hong
Căng da mặt: https://taraclinic.vn/phau-thuat-cang-da-mat-dep/
Cắt da thừa mí mắt: https://taraclinic.vn/cat-da-thua-mi-mat/