TaraClinic

6 cách làm tan máu bầm sau nâng mũi nhanh chóng, hiệu quả

Trong 05 ngày đầu tiên kể từ thời điểm phẫu thuật nâng mũi, bạn sẽ thấy tình trạng sưng tấy và máu bầm tại vùng phẫu thuật. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục rất nhanh chóng và hiệu quả. Dưới đây sẽ là 6 cách làm tan máu bầm sau nâng mũi để bạn có thể thực hiện tại nhà. Cùng xem nhé.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ phía dưới chóp mũi để bóc tách một khoang nhỏ rồi luồn phần sụn nhân tạo vào dưới lớp da sống mũi. Tuy chỉ là dạng tiểu phẫu nhưng quá trình này đã tạo ra những tổn thương các mạch máu dưới da, dẫn đến hình thành việc tụ máu. Hiện tượng này chỉ xuất hiện từ 1- 2 tuần đầu sau đó sẽ được thuyên giảm. Hoặc bạn có thể áp dụng những cách được hướng dẫn dưới đây để đẩy nhanh quá trình làm tan máu bầm sau nâng mũi nhanh chóng, hiệu quả.

Các triệu chứng thường xuất hiện sau nâng mũi

Sau khi nâng mũi hoàn tất, bạn sẽ trải qua những triệu chứng thường gặp như sau:

  • Trong 2 ngày đầu tiên: Cảm giác sưng phù nề quanh mũi và vùng mắt
  • Xuất hiện cảm giác đau nhẹ, căng cứng ở phần đầu mũi
  • Chảy ít dịch màu hồng nhạt
  • Trong 7 ngày đầu tiên: Xuất hiện vết bầm tím và dần chuyển sang vàng nhạt tại vùng dưới 2 mắt. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm gặp đối với những khách hàng nâng mũi bác sĩ Trang tại TARA Clinic nhờ quá trình tối ưu từ quy trình: gây tê lạnh, giảm tối đa tổn thương mô trong quá trình bóc tách, dẫn lưu sớm sau mổ, băng ép điểm sớm sau mổ…

làm tan máu bầm sau nâng mũi hiệu quả

Hình ảnh dáng mũi vừa phẫu thuật hoàn tất.

6 cách làm tan máu bầm sau nâng mũi hiệu quả

Như vậy, tuỳ thuộc vào tay nghề bác sĩ thực hiện mà sẽ xuất hiện nhiều hay ít tình trạng máu bầm sau nâng mũi. Trong trường hợp xuất hiện máu bầm, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây.

Đặt ống dẫn lưu

Đặt ống dẫn lưu cũng là một trong những phương pháp làm tan máu bầm nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này phải được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Đối với khách hàng của TARA Clinic, bác sĩ Trang đều tiến hành đặt ống dẫn lưu sớm khi phẫu thuật; do vậy sẽ làm giảm tối đa tình trạng xuất hiện máu bầm trong thời gian hậu phẫu.

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Sau phẫu thuật bạn sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc giúp giảm sưng đau và làm tan máu bầm. Bạn cần tuân thủ và thực hiện đúng chỉ định, không được sử dụng các thực phẩm có hại, dễ gây kích ứng. Một lưu ý rằng, bạn không được tự ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, chỉ sử dụng thuốc được kê đơn.

Chườm lạnh

  • Bước 1: Rửa tay sạch.
  • Bước 2: Đặt 1 lớp gạc sạch lên vùng sưng bầm
  • Bước 3: Đặt túi Gel lạnh lên vùng sưng bầm chườm đến khi túi gel hết lạnh, thường 15 – 20 phút. Thể tích gel đã được TARA Clinic tính toán để đủ cung cấp lạnh theo đúng thời gian cần thiết. 

làm tan máu bầm sau nâng mũi hiệu quả

Gel chườm lạnh giúp giảm sưng, đau dành cho khách hàng nâng mũi tại TARA Clinic.

Việc chườm lạnh sẽ được lặp lại mỗi 3 giờ, 3-4 lần/ngày. Bạn không nên lạm dụng chườm lạnh có thể gây bỏng lạnh đối với các trường hợp da mỏng. Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên vết thương. 

Trong trường hợp không có Gel lạnh bạn có thể thực hiện chườm lạnh như sau:

  • Bước 1: Cho nước sạch vào 2/3 găng tay y tế, cột kĩ. 
  • Bước 2: Cho vào 1 túi ni lon sạch rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh 1-2 giờ có thể dùng được. 
  • Bước 3: Rửa sạch tay
  • Bước 4: Đặt gạc sạch lên vùng sưng bầm. 
  • Bước 5: Chườm 15-20 phút/ lần. 

Mát xa nhẹ nhàng vùng mũi

Bạn có thể sử dụng đầu ngón tay tiến hành mát xa nhẹ vùng xung quanh vết thương. Chỉ nên thực hiện mát xa trong thời gian ngắn 5-10 phút và tuyệt đối không được sờ trực tiếp vào vết mổ vì sẽ dễ gây nhiễm trùng. Hãy đảm bảo rằng ngón tay của bạn đã được rửa sạch sẽ, sát trùng cẩn thận trước khi tiến hành mát xa vùng mũi.   

Các phương pháp dân gian

Sử dụng trứng, thìa bạc, gừng tươi cũng là một trong những cách bạn có thể tham khảo để làm tan máu bầm. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc thật kỹ cũng như nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng nhé.

Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C

Dứa và đu đủ hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C là những món ăn hữu ích giúp lành thương hiệu quả.  Ngoài ra, bạn cần kiêng cữ các thực phẩm dễ gây kích ứng da và vết thương sau mổ như: Rau muống (khiến hình thành sẹo lồi), cua ghẹ, hải sản (vết thương bị ngứa), đồ nếp (vết thương bị đau nhức),…

Trên đây là 6 cách làm tan máu bầm sau nâng mũi mà bạn có thể thực hành tại nhà. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích và cần dùng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp về quá trình nâng mũi cũng như  chăm sóc hậu phẫu, bạn vui lòng liên hệ đến TARA Clinic theo thông tin dưới đây:

TARA Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)

  • Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
  • Số điện thoại: +84.768.632.632 
  • Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
  • Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM

Xem thêm bài viết:

Nâng mũi cấu trúc : https://taraclinic.vn/nang-mui-cau-truc/

Nâng mũi sống surgiform : https://taraclinic.vn/nang-mui-song-surgiform

Nâng mũi sụn sườn : https://taraclinic.vn/nang-mui-sun-suon/

Nâng mũi sụn tự thân : https://taraclinic.vn/nang-mui-sun-tu-than

Giá sửa mũi hỏng : https://taraclinic.vn/gia-sua-mui-hong

Căng da mặt: https://taraclinic.vn/phau-thuat-cang-da-mat-dep/

Cắt da thừa mí mắt: https://taraclinic.vn/cat-da-thua-mi-mat/

 

Bài viết liên quan
Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *