Nâng mũi Sline không còn là dịch vụ quá xa lạ trong thời điểm hiện nay. Dù vậy khi nói về dịch vụ này, nhiều khách hàng vẫn bị nhầm lẫn trong việc hiểu đúng về phương pháp thực hiện. Trong bài viết này, TARA Clinic sẽ tổng hợp 3 điều ít người biết về nâng mũi Sline để bạn tiện theo dõi nhé.
- Xem thêm: Phẫu thuật nâng mũi Sline giá bao nhiêu?
- Xem thêm: Tất tần tật về kinh nghiệm nâng mũi Sline
Nâng mũi Sline là dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ nhằm cải thiện hình dáng và kích thước của mũi để tạo ra một hình dáng mũi tự nhiên, có đường cong sóng mũi tựa như chữ S, mang đến sự hài hòa với khuôn mặt. Dù phổ biến và được ưa chuộng là vậy nhưng vẫn có nhiều bạn vẫn bị nhầm lẫn trong việc hiểu về phương pháp thực hiện/kỹ thuật nâng mũi được áp dụng để tạo hình dáng mũi Sline.
Nội Dung Bài Viết
3 điều ít người biết về nâng mũi Sline
Nâng mũi Sline không phải là phương pháp phẫu thuật
Như vậy, nâng mũi Sline về cơ bản là tên gọi của dáng mũi. Còn về kỹ thuật thực hiện, nâng mũi Sline được ứng dụng các phương pháp nâng mũi hiện đại nhất hiện nay như:
Nâng mũi cấu trúc Sline
Nâng mũi cấu trúc hiện là phương pháp thẩm mỹ mũi nổi trội nhất hiện nay khi giúp khắc phục được hoàn toàn các khuyết điểm khó nhằn của dáng mũi như: mũi gãy, mũi gồ, mũi tẹt, mũi ngắn…
Dáng mũi trước và sau khi nâng mũi cấu trúc Sline
Để chỉnh sửa, bác sĩ can thiệp trực tiếp đến cấu trúc xương và sụn của mũi. Liệu pháp thẩm mĩ này sẽ giúp làm mới lại toàn bộ dáng mũi, từ phần sống mũi, đầu mũi cho đến trụ mũi. Vì tính đặc thù sẽ tiến hành chỉnh sửa toàn bộ cấu trúc dáng mũi để tạo đường cong chuẩn Sline, nên nếu chỉ sử dụng 100% sụn nhân tạo hoặc 100% sụn tự thân thì không thể thực hiện tái cấu trúc, vì mỗi vị trí đều có những đặc thù riêng và cần loại sụn thích hợp. Do vậy, nâng mũi cấu trúc Sline sẽ sử dụng kết hợp đồng thời sụn tự thân và sụn nhân tạo. Cụ thể:
- Sụn nhân tạo: Silicon, Goretex, Surgiform, Pureform, Megaderm cho sống mũi; Supor, Medpor, TMR mesh, Vách ngăn nhân tạo cho trụ mũi và Megaderm, Alloderm cho đầu mũi.
- Sụn tự thân: Sụn sườn, trung bì mỡ cho sống mũi; vách ngăn tự thân, sụn sườn cho trụ mũi; sụn tai cho chóp mũi.
Nâng mũi bọc sụn Sline
Nâng mũi bọc sụn Sline là phương pháp nâng mũi sử dụng phần sụn tự thân (sụn sườn, sụn tai, sụn vách ngăn) để thực hiện bọc phần sống mũi cong hình chữ S, đồng thời tạo hình ở phần chóp mũi cho tròn đầy tự nhiên.
Phương pháp này sẽ phù hợp với những dáng mũi ít khuyết điểm, không cần phải tác động vào cấu trúc ban đầu của dáng mũi.
Nâng mũi đặt sống Sline
Để thực hiện tạo dáng mũi Sline, bác sĩ sẽ tiến hành đặt sụn lên phần sóng mũi nhằm thay đổi độ cao, độ thẳng và cong của sóng mà không làm biến dạng cấu trúc bên trong của dáng mũi. Cụ thể là phần đầu mũi, trụ mũi sẽ không có gì thay đổi, bác sĩ chỉ tiến hành mổ một đường nhỏ phía bên trong lỗ mũi, sau đó bóc tách thẳng đến khoang mũi và đặt vật liệu nâng mũi vào là hoàn tất.
Cũng giống như phương pháp bọc sụn, nâng mũi đặt sống sẽ phù hợp với dáng mũi đã đẹp sẵn nhưng chỉ thiếu độ cao của sóng mũi để tạo hình Sline như ý.
Như vậy, xét về bản chất, nâng mũi Sline chỉ là cách đặt tên gọi chứ không thể hiện được phương pháp phẫu thuật nâng mũi. Tùy thuộc vào khuyết điểm của dáng mũi mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp, chất liệu sụn phù hợp để tạo dáng mũi chuẩn Sline như ý muốn.
Không phải ai cũng phù hợp để nâng mũi Sline
Mặc dù nâng mũi Sline là dạng tiểu phẫu, nhưng không phải ai cũng phù hợp hoặc nên nâng mũi. Dưới đây là một số trường hợp khi không nên nâng mũi:
- Chưa đủ 18 tuổi: Khách hàng trong độ tuổi này vẫn chưa có sự phát triển đầy đủ về cấu trúc xương. Do vậy, dù mong muốn nhưng lời khuyên vẫn là hãy chờ cho đến khi đủ 18 tuổi sẽ là thời điểm phù hợp để tiến hành nâng mũi Sline.
- Tình trạng sức khỏe không tốt: Nếu bạn có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như bệnh tim, bệnh máu, vấn đề hô hấp, tiểu đường không kiểm soát hoặc hệ miễn dịch suy yếu, bạn có thể không phù hợp để tiến hành phẫu thuật lớn như nâng mũi Sline. Trước khi quyết định nâng mũi, luôn thảo luận với bác sĩ để đảm bảo rằng bạn có sức khỏe đủ để chịu đựng phẫu thuật.
- Phụ nữ đang mang thai, phụ nữ cho con bú: Phẫu thuật nâng mũi có thể gây ra sưng, đau và khó chịu trong quá trình phục hồi. Đồng thời, trong một số trường hợp, việc sử dụng thuốc đau giảm đau hoặc thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.
Nâng mũi Sline có thể bị biến chứng
Phẫu thuật nâng mũi S-line có thể gặp một số biến chứng như bất kỳ phẫu thuật thẩm mỹ nào khác. Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra:
- Sưng và đau: Sưng và đau là biểu hiện phổ biến sau phẫu thuật nâng mũi và thường sẽ giảm dần trong thời gian hồi phục. Trong một số trường hợp, sưng và đau có thể kéo dài trong thời gian dài và gây khó chịu cho bệnh nhân.
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng là một biến chứng tiềm năng sau phẫu thuật nâng mũi. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, hãy đảm bảo việc phẫu thuật phải được thực hiện tại cơ sở thẩm mỹ uy tín, được cấp phép, đáp ứng khắt khe về điều kiện vô trùng. Bác sĩ thực hiện phải là người có chuyên môn giỏi, có nhiều năm trong lĩnh vực thẩm mỹ mũi.
- Kích ứng về da: Một số khách hàng có thể phản ứng với các chất liệu cấy ghép hoặc các chất làm mờ sẹo được sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi. Điều này có thể gây kích ứng da, sưng, đỏ, hoặc vết sẹo không mong muốn.
- Thay đổi cấu trúc mũi không như mong muốn: Mặc dù mục tiêu của phẫu thuật nâng mũi là cải thiện hình dáng và kích thước mũi, tạo hình dáng mũi Sline nhưng kết quả có thể không như mong muốn khi không đạt đến sự hài hòa cho gương mặt. Thông thường, để tránh tình trạng này, bác sĩ sẽ điều chỉnh và phác thảo dáng mũi trên đường nét hiện tại của gương mặt để đạt được sự cân đối, thanh thoát và tự nhiên nhất
Còn những điều nào bạn cần được giải đáp về nâng mũi Sline không? Hãy để lại câu hỏi dưới phần bình luận của bài viết, hoặc liên hệ đến TARA Clinic để được bác sĩ của chúng tôi giải đáp giúp bạn nhé.
TARA Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM
- Fanpage: https://www.facebook.com/TaraBeautyClinic632SuVanHanh/

Tiến sĩ Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang
Chứng chỉ hành nghề Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ số 0011441/BYTCCHN –
Do Bộ Y Tế cấp ngày 16/12/2013
Hơn 19 năm kinh nghiệm Y khoa, hơn 19 năm kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ và là giảng viên Bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ, Đại học Y dược TP.HCM
Kinh nghiệm hơn 15.000 ca phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt: thẩm mỹ mũi, cắt mắt, độn cằm và phẫu thuật trẻ hoá như căng da, cắt da thừa, tiêm trẻ hoá.
Từng tham gia công tác tại khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ BV Đại học Y Dược TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Hàm mặt BV Răng hàm mặt TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ BV Chợ Rẫy.
Giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic – PK Thẩm mỹ đạt Top 3 Kiểm định chất lượng Sở Y Tế TPHCM 2023