Trong bài viết này, TARA Clinic sẽ giải đáp cụ thể đến bạn về ưu và nhược điểm của các loại sụn tự thân trong nâng mũi. Từ đó, sẽ giúp bạn hiểu đúng và chọn lựa được phương pháp nâng mũi phù hợp với bản thân. Cùng xem nhé.
- Xem thêm: Cách theo dõi quá trình mũi vào form
- Xem thêm: Nâng mũi có thay đổi khuôn mặt?
Hiểu một cách đơn giản, nâng mũi bằng sụn tự thân là việc sử dụng các chất liệu sụn từ chính cơ thể của chúng ta để tạo hình lại dáng mũi bao gồm: sống mũi, đầu mũi cho đến trụ mũi.
Hiện nay có 3 chất liệu sụn tự thân được sử dụng chính trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi, đó là: sụn sườn, sụn vành tai và sụn vách ngăn. Tùy vào khuyết điểm của dáng mũi cũng như nhu cầu thực tế của khách hàng mà bác sĩ sẽ chọn loại sụn phù hợp để tạo hình mũi, hoặc có thể kết hợp sụn tự thân với sụn sinh học khi nâng mũi.
Trong bài viết này, TARA Clinic sẽ làm rõ đến bạn ưu và nhược điểm của các loại sụn tự thân trong nâng mũi. Bởi hiểu rõ được đặc điểm, chức năng của từng loại sụn này khi phẫu thuật nâng mũi chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của ca phẫu thuật. Từ đó sẽ giúp bạn sẽ giúp bạn hiểu đúng và chọn lựa được phương pháp nâng mũi phù hợp với bản thân.
Nội Dung Bài Viết
Ưu và nhược điểm của sụn tự thân
Ưu điểm sụn tự thân
So với các chất liệu sinh học được sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi, sụn tự thân có những ưu điểm nổi trội như:
- Sụn tự thân được lấy 100% từ cơ thể của chính khách hàng. Vì vậy, loại sụn này có độ tương thích hoàn toàn khi phẫu thuật. Không gây ra các phản ứng đào thải hay dị ứng, đồng thời giúp cho duy trì hiệu quả nâng mũi được lâu dài.
- Sụn tự thân có khả năng bám dính, liên kết với cấu trúc khác nhau ở mũi. Do đó sẽ mang lại kết quả tự nhiên và lâu dài.
- Sụn tự thân có thể sử dụng để tái tạo đầu mũi khi chóp mũi bị tổn thương.
- Sụn tự thân có độ mềm dẻo cao. Vậy nên khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi, dáng mũi sẽ rất mềm mại, tự nhiên và không để lộ dấu hiệu thẩm mỹ. Chính vì ưu điểm này mà phẫu thuật nâng mũi bằng sụn tự thân rất hiếm gây ra các biến chứng như: lệch sống mũi, đầu mũi, căng cứng mũi, đầu mũi bị bóng đỏ hay lộ sống, thủng đầu mũi so với sụn sinh học.
Dáng mũi của khách hàng sau khi được phẫu thuật nâng mũi hoàn toàn bằng sụn sườn.
Nhược điểm sụn tự thân
- Nâng mũi bằng sụn tự thân có chi phí cao hơn so với sụn sinh học. Kỹ thuật phẫu thuật phức tạp hơn, vậy nên thời gian thực hiện cũng lâu hơn.
- Ngoài vết thương ở mũi, khách hàng sẽ phải chịu thêm vết thương tại vị trí lấy sụn. Vì vậy, quá trình thực hiện cũng như hồi phục sẽ mất nhiều thời gian hơn, đau hơn.
- Vẫn tồn tại tỉ lệ nhỏ nguy cơ biến dạng, co rút và bị cong vênh theo thời gian.
- Có nguy cơ vách ngăn bị suy yếu, tai không đều hoặc vùng ngực bị ảnh hưởng nếu lấy quá nhiều sụn ở những vị trí này. Tuy nhiên, những trường hiệp này đều rất hiếm xảy ra khi được phẫu thuật bởi bác sĩ có chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
Đó là những đặc tính dễ thấy mà sụn tự thân mang lại khi phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi. Và tùy vào từng loại sụn mà bác sĩ sẽ ứng dụng trong phẫu nâng mũi khác nhau vì những ưu và nhược điểm được liệt kê dưới đây.
Ưu và nhược điểm của sụn sườn
Trong số các loại sụn tự thân thì sụn sườn được coi là vật liệu “vàng” trong phẫu thuật nâng mũi. Đây cũng là loại sụn đa năng, có thể được dùng cho cả phần sống mũi, đầu mũi và trụ mũi.
Khi chọn sụn sườn, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở nếp chân vú bên phải thuộc vị trí xương suờn số 6,7,8. Từ đó lấy một lượng sụn thích hợp để dùng làm chất liệu nâng mũi.
Ưu điểm sụn sườn
- So với các loại sụn tự thân khác, sụn sườn có nguồn sụn dồi dào hơn. Từ đó, có thể cung cấp để làm các mảnh ghép cần thiết khi nâng mũi: đầu mũi, sống mũi, chóp mũi.
- Sụn sườn vốn cứng hơn sụn tai hoặc vách ngăn. Bác sĩ có thể được chạm khắc mỏng hơn, giúp sống mũi không bị gồ.
- Sụn sườn hầu như ít bị teo, do đó giảm tỉ lệ tái hấp thu.
Bác sĩ Thảo Trang tiến hành phẫu thuật lấy sụn sườn để làm chất liệu nâng mũi cho khách hàng.
Nhược điểm sụn sườn
- Khó xác định độ cong vênh và gãy của miếng ghép bằng sụn sườn.
- Thao tác xử lý miếng ghép sụn sườn phức tạp.
- Đòi hỏi bác sĩ thực hiện có trình độ chuyên môn cao.
- Quá trình phẫu thuật kéo dài. Đồng thời việc hồi phục cũng lâu hơn so với các phương pháp thẩm mỹ mũi thông thường.
- Cần thực hiện gây mê tại bệnh viện.
- Chi phí cao.
Ưu và nhược điểm của sụn tai
Sụn tai là loại sụn được lấy ở xoăn trênvà dưới tai; hoặc bác sĩ có thể lấy qua đường rạch ở mặt trước hoặc mặt sau tai. Sụn tai có thể được sử dụng để làm các miếng ghép xếp chồng ở đầu mũi, hay các miếng ghép ở cánh mũi để gia cố, tạo hình phần đầu mũi.
Mô phỏng vị trí lấy sụn tai để phẫu thuật nâng mũi.
Ưu điểm sụn tai
- Sụn tai có dạng cong vòm, rất phù hợp cho việc bọc đầu mũi và tinh chỉnh phần cánh mũi, giúp tạo đầu mũi tự nhiên cho dù có những tác động như vặn xoắn thì cũng không làm ảnh hưởng đến cấu trúc mũi.
- Có đặc tính dẻo, mềm mại, dễ uốn nắn nên khi bọc đầu mũi sẽ không gây bào mòn da đầu mũi.
- Giảm thiểu nguy cơ bị bóng đỏ, lộ sụn đầu mũi.
Bác sĩ sử dụng sụn tai để phẫu thuật nâng mũi bọc sụn cho khách hàng.
Nhược điểm sụn tai
- Sụn tai chỉ có thể được sử dụng cho phần đầu mũi. Do vậy, khi cần nâng cao sống mũi, bác sĩ cần sử dụng sụn sinh học hoặc sụn sườn.
- Sụn tai có thể bị co rút theo thời gian. Do đó hình dạng đầu mũi về lâu dài có thể bị thay đổi, thấp hơn so với thời điểm mới nâng.
Ưu và nhược điểm của sụn vách ngăn
Sụn vách ngăn là loại sụn được lấy ở phần vách ngăn giữa hai bên lỗ mũi. Sụn vách ngăn chủ yếu được sử dụng để kéo chiều dài của mũi, hoặc tăng cao độ nhô của đầu mũi và dựng trụ mũi.
Vị trí sụn vách ngăn được lấy để dùng cho phẫu thuật thẩm mỹ mũi.
Ưu điểm sụn vách ngăn
- Có độ dày và độ cứng lý tưởng, hiếm khi bị cong vênh hay biến dạng.
- Khác với sụn tai, sụn vách ngăn có đặc điểm thẳng nhưng vẫn có độ mềm dẻo định. Do đó, việc sử dụng sụn vách ngăn ở đầu mũi vẫn có thể đảm bảo nét mềm mại, tự nhiên.
- Có thể được dùng để gia cố vách ngăn mũi, dựng trụ mũi và tạo hình đầu mũi.
- Sau khi lấy sụn vách ngăn, bác sĩ có thể thông qua đường rạch để nâng mũi. Do đó, sẽ giảm thiểu tổn thương mô và khách hàng sẽ cảm thấy ít đau hơn, quá trình hồi phục cũng nhanh hơn.
Nhược điểm sụn vách ngăn
- Số lượng sụn hạn chế. Do vách ngăn của người châu Á thường nhỏ và yếu. Vì vậy, lượng sụn được lấy sẽ không nhiều.
- Cũng giống như sụn tai, sụn vách ngăn không thích hợp để làm cao sống mũi.
- Đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề giỏi để không làm suy yếu vách ngăn còn lại.
Trên đây là những giải đáp chi tiết của TARA Clinic về ưu và nhược điểm của các loại sụn tự thân trong nâng mũi để bạn tham khảo. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về việc ứng dụng sụn tự thân trong nâng mũi, từ đó có thể cân nhắc trong việc lựa chọn phẫu thuật nâng mũi bằng loại sụn nào cho phù hợp.
Và nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần được bác sĩ giải đáp, bạn vui lòng liên hệ đến TARA Clinic theo thông tin dưới đây:
TARA Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM