TaraClinic

Tổng quan nâng mũi trung bì mỡ và giải đáp từ bác sĩ

Trong bài viết này, TARA Clinic sẽ giải đáp tổng quan nâng mũi trung bì mỡ, từ đó bạn sẽ hiểu cặn kẽ về phương pháp này, cũng như những ích lợi tuyệt vời mà trung bì mỡ mang đến trong lĩnh vực thẩm mỹ mũi. Cùng xem nhé.

Giới thiệu tổng quan nâng mũi trung bì mỡ

Phương pháp “nâng mũi trung bì mỡ” đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến hình dáng mũi, từ mũi tẹt, mũi sụp, mũi lệch, đến việc cải thiện lại hình dáng mũi sau phẫu thuật hoặc tạo cân đối hơn cho khuôn mặt. Đây là một giải pháp thực sự hữu ích dành cho những người mong muốn cải thiện hình dáng mũi của mình.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm thực hành phương pháp “nâng mũi trung bì mỡ”, Thạc sĩ-bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang, giảng viên Bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ, Trường ĐH Y Dược TP.HCM, cũng như Giám đốc chuyên môn của Viện Thẩm mỹ Trẻ hóa TARA Clinic, sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn thực tế, sâu rộng về phương pháp này. Đọc xong bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động và những lợi ích mà phương pháp này mang lại.

Trung bì mỡ là gì?

Làn da của chúng ta được cấu tạo bởi 3 phần:

  • Thượng bì (biểu bì): có cấu trúc tế bào không mạch máu, gồm 5 lớp: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp sáng, lớp sừng.
  • Trung bì: nằm giữa thượng bì và mô mỡ dưới da, chứa collagen, elastin, mạch máu, thần kinh, nang lông, tuyến bã…
  • Hạ bì: là mô mỡ dưới da.

Tổng quan về nâng mũi trung bì mỡ và giải đáp từ bác sĩ

Mô phỏng cấu trúc của da.

Như vậy, phần trung bì mỡ chính là phần tiếp nối giữa trung bì và lớp mỡ dưới da còn lại, sau khi bác sỹ đã bỏ đi lớp biểu bì. Đây là loại chất liệu được sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi và chỉnh sửa dáng mũi. 

Công dụng của nâng mũi trung bì mỡ

Cũng giống như sụn tự thân, việc nâng mũi bằng trung bì mỡ giúp làm giảm thiểu những biến chứng nhờ sự tương thích tuyệt đối với cơ thể. Đặc biệt, nâng mũi bằng trung bì mỡ sẽ phù hợp với những khách hàng có những đặc điểm dưới đây. 

  • Mong muốn sống mũi cao tự nhiên.
  • Khách hàng có mũi hỏng do phẫu thuật tại các cơ sở kém chất lượng: mũi bị nhiễm trùng, mũi bị co rút, mũi bị méo, mũi thủng.
  • Khách hàng bị co rút do bị biến chứng cần phải tháo rút sụn nâng mũi.  
  • Khách hàng không muốn sử dụng sụn sườn để nâng mũi.
  • Khách hàng không muốn sử dụng chất liệu sụn sinh học để nâng mũi. 
  • Mỡ trung bì cũng là chất liệu lí tưởng khi muốn khắc phục những khiếm khuyết ở sóng mũi, đầu mũi.

Trung bì mỡ được lấy như thế nào?

Do phần mỡ trung bì có đặc điểm dễ bị co kéo về mặt thể tích, chính vì vậy bác sĩ thực hiện sẽ đo lường kỹ càng để có thể tính toán lượng mỡ được lấy ra để có thể thực hiện nâng mũi, cũng như giữ được dáng mũi sau nâng. 

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Thảo Trang – giám đốc chuyên môn TARA Clinic cho biết: Sau khi xác định vị trí lấy mỡ, bác sĩ cần tiến hành bóc tách lớp biểu mô bên trên ra khỏi lớp trung mô bên dưới. Từ đó, bác sĩ sẽ lấy mỡ trung bì tùy theo độ dày mỏng của nó. Nếu trong quá trình thực hiện, lớp biểu bì bên trên lấy càng mỏng thì lớp trung bì sẽ thu được càng dày và ngược lại. Nhưng kỹ thuật khó nhất trong việc lấy mỡ trung bì, đó là việc bóc tách nhằm đảm bảo không còn sót lại bất kỳ lớp biểu bì nào. Nếu không, phần mỡ sẽ tiếp tục hình thành nang biểu mô và ảnh hưởng đến dáng mũi sau khi phẫu thuật. Đặc biệt, sau khi trung bì mỡ được lấy ra sẽ được ngâm kháng sinh, vùng vết thương sẽ được cầm máu kỹ, khâu thẩm mỹ và băng ép. Hầu như vết thương lấy trung bì mỡ thường ở những vùng giấu sẹo tốt, dễ chăm sóc.

Tổng quan về nâng mũi trung bì mỡ

Khách hàng được bác sĩ Thảo Trang dùng trung bì mỡ để làm cao sống mũi do nhiễm trung trong thời gian chờ được lắp sụn mới.

Đó cũng là lý do TARA Clinic luôn khuyến cáo khách hàng cần tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín, đã được cấp phép hành nghề để thực hiện nâng mũi. Vì từng khâu lấy chất liệu sẽ đòi hỏi rất nhiều về kỹ năng chuyên môn cũng như sự tỉ mỉ của bác sĩ thực hiện.  

Nâng mũi trung bì mỡ được thực hiện như thế nào?

Dù sử dụng sụn nhân tạo hay sụn tự thân như trung bì mỡ, mọi kỹ thuật nâng mũi trung bì mỡ cần đáp ứng khắt khe về điều kiện vô trùng tại các cơ sở thẩm mỹ cần được Sở Y Tế cấp phép. Qúa trình phẫu thuật nâng mũi trung bì mỡ được thực hiện theo các bước dưới đây.

Bước 1: Tư vấn và thăm khám

 Bác sĩ thăm khám hiện trạng của dáng mũi và tư vấn kỹ lưỡng về việc lấy mỡ trung bì, tiến trình phẫu thuật sẽ diễn ra như thế nào.

Bước 2: Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê để lấy trung bì mỡ. Do vậy, khách hàng cần được kiểm tra sức khỏe toàn diện để xác định điều kiện sức khỏe, thể trạng có phù hợp để tiến hành phẫu thuật hay không. Đây là một trong những điều rất quan trọng để tránh những biến chứng có thể xảy đến trong quá trình phẫu thuật.

Bước 3: Lấy trung bì mỡ ra khỏi cơ thể

Tại TARA Clinic, bác sĩ Thảo Trang thường chọn lấy mô trung bì mỡ từ mông, bẹn hoặc bụng  dưới vì mô trung bì mỡ mông dày nhất cơ thể. Trung bì mỡ được lấy có kích thước từ 2-4 mm là chiều dài hoàn toàn phù hợp để nâng sống cao tự nhiên. Do đặc điểm của loại mỡ này là dễ co kéo, giảm thể tích sau khi lấy nên bác sĩ sẽ tính toán cẩn thận thể tích cần lấy để đảm bảo dáng mũi nâng.

Tổng quan về nâng mũi trung bì mỡ

Vị trí lấy trung bì mỡ tại nếp bẹn

Tổng quan về nâng mũi trung bì mỡ

Trung bì mỡ sau khi được lấy ra

Bước 4: Thiết kế dáng mũi

Mô trung bì mỡ trước khi lấy được thiết kế hình dáng như sống mũi, sau đó bác sĩ Thảo Trang tiếp tục đẽo gọt để tạo dáng mũi phù hợp. Tuỳ mục đích là: Điều trị mũi viêm, mũi nhiễm trùng, sửa mũi hỏng hay nâng mũi mới, tạo hình sống mũi hoặc bọc sống mũi chống lộ đỏ, tụt sống mà bác sỹ sẽ đẽo gọt dày mỏng khác nhau và khâu cố định vào mũi theo các phương pháp khác nhau.

  • Trong trường hợp trung bì mỡ dùng để điều trị mũi viêm, mũi nhiễm trùng, sửa mũi hỏng hay tạo hình sống mũi mới. Bác sĩ sẽ cố định khối trung bì mỡ cấy ghép bằng một điểm cố định ra ngoài da.
  • Trong trường hợp trung bì mỡ dùng để che phủ bọc sống mũi chống lộ đỏ, tụt sống, bác sĩ sẽ khâu cố định phần trung bì mỡ lên phần sống nhân tạo trước khi đặt vào khoang mũi.

Nâng mũi trung bì mỡ sẽ tạo ra độ mềm mại của sống mũi và che phủ sống mũi chống lộ đỏ, tụt sống tốt hơn phương pháp sử dụng cân cơ thái dương trước đây.

Tổng quan về nâng mũi trung bì mỡ

Dáng mũi khi không được phủ trung bì mỡ.

Tổng quan về nâng mũi trung bì mỡ

Sống mũi đã được phủ trung bì mỡ giúp nâng cao dáng mũi.

Bước 5: Chăm sóc hậu phẫu

Sau khi phẫu thuật nâng mũi bằng trung bì mỡ hoàn tất, khách hàng sẽ được đưa vào phòng chăm sóc hậu phẫu và có thể ra về trong ngày. Chuyên viên điều dưỡng sẽ hướng dẫn kĩ càng việc chăm sóc tại nhà, lịch theo dõi và tái khám để đảm bảo việc lành thương được diễn ra nhanh chóng. 

Ưu điểm của nâng mũi trung bì mỡ

Trung bì mỡ có điểm lợi thế là hệ vi mạch máu phong phú, đủ để nuôi dưỡng tế bào mỡ nơi tầng hạ bì của da. Do vậy, với trường hợp cần phẫu thuật nâng mũi, việc ghép trung bì mỡ sẽ mang đến độ bền cao hơn, dáng mũi ổn định hơn so với việc chỉ cấy mỡ tự thân thông thường.  

  • Trung bì mỡ được lấy 100% từ cơ thể của chính khách hàng. Vì vậy, chất liệu này có độ tương thích hoàn toàn khi phẫu thuật. Không gây ra các phản ứng đào thải hay dị ứng so với sụn nhân tạo.
  • Trung bì mỡ có khả năng bám dính, liên kết với cấu trúc khác nhau ở mũi. Do đó  sẽ mang lại kết quả tự nhiên và lâu dài. 
  • Tạo ra dáng mũi sẽ rất mềm mại, tự nhiên và không để lộ dấu hiệu thẩm mỹ. 
  • Hiếm khi gây ra các biến chứng như: lệch sống mũi, đầu mũi, căng cứng mũi, đầu mũi bị bóng đỏ hay lộ sống, thủng đầu mũi so với sụn nhân tạo.
  • Giúp tăng độ dày và hình dạng của mũi.

Nhược điểm của nâng mũi trung bì mỡ

Nâng mũi trung bì mỡ cũng mang những điểm hạn chế giống như các chất liệu tự thân khác như:

Nâng mũi trung bì mỡ

  • Nâng mũi bằng trung bì mỡ có chi phí cao hơn so với sụn nhân tạo. Kỹ thuật phẫu thuật phức tạp hơn, vậy nên thời gian thực hiện cũng lâu hơn.
  • Ngoài vết thương ở mũi, khách hàng sẽ phải chịu thêm vết thương tại vị trí lấy trung bì mỡ. Vì vậy, quá trình thực hiện cũng như hồi phục sẽ mất nhiều thời gian hơn, đau hơn.
  • Vẫn tồn tại tỉ lệ nhỏ nguy cơ biến dạng, co rút và bị cong vênh theo thời gian.

So sánh trung bì mỡ và các loại sụn tự thân nâng mũi hiện nay

Ưu và nhược điểm của sụn sườn

Trong số các loại sụn tự thân thì sụn sườn được coi là vật liệu “vàng” trong phẫu thuật nâng mũi. Đây cũng là loại sụn đa năng nhất, có thể được dùng cho cả phần sống mũi, đầu mũi và trụ mũi. 

Khi chọn sụn sườn, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở nếp chân vú bên phải thuộc vị trí xương suồn số 6,7,8. Từ đó lấy một lượng sụn thích hợp để dùng làm chất liệu nâng mũi.

Ưu điểm sụn sườn 

  • So với các loại sụn tự thân khác, sụn sườn có nguồn sụn dồi dào hơn. Từ đó, có thể cung cấp để làm các mảnh ghép cần thiết khi nâng mũi: đầu mũi, sống mũi, chóp mũi. 
  • Sụn sườn vốn cứng hơn sụn tai hoặc vách ngăn. Bác sĩ có thể được chạm khắc mỏng hơn, giúp sống mũi không bị gồ. 
  • Sụn sườn hầu như ít bị teo, do đó giảm tỉ lệ tái hấp thu. 

Tổng quan về nâng mũi trung bì mỡ

Khách hàng sử dụng sụn sườn để nâng mũi.

Nhược điểm sụn sườn

  • Khó xác định độ cong vênh và gãy của miếng ghép bằng sụn sườn.
  • Thao tác xử lý miếng ghép sụn sườn phức tạp.
  • Đòi hỏi bác sĩ thực hiện có trình độ chuyên môn cao.
  • Quá trình phẫu thuật kéo dài. Đồng thời việc hồi phục cũng lâu hơn so với các phương pháp thẩm mỹ mũi thông thường.
  • Cần thực hiện gây mê tại bệnh viện. 
  • Chi phí cao.

Ưu và nhược điểm của sụn tai

Sụn tai là loại sụn được lấy ở xoăn trênvà dưới tai; hoặc bác sĩ có thể lấy qua đường rạch ở mặt trước hoặc mặt sau tai. Sụn tai có thể được sử dụng để làm các miếng ghép xếp chồng ở đầu mũi, hay các miếng ghép ở cánh mũi để gia cố, tạo hình phần đầu mũi.

Tổng quan về nâng mũi trung bì mỡ

Mô phỏng vị trí lấy sụn tai để phẫu thuật nâng mũi.

Ưu điểm sụn tai

  • Sụn tai có dạng cong vòm, rất phù hợp cho việc bọc đầu mũi và tinh chỉnh phần cánh mũi, giúp tạo đầu mũi tự nhiên cho dù có những tác động như vặn xoắn thì cũng không làm ảnh hưởng đến cấu trúc mũi.
  • Có đặc tính dẻo, mềm mại, dễ uốn nắn nên khi bọc đầu mũi sẽ không gây bào mòn da đầu mũi. 
  • Giảm thiểu nguy cơ bị bóng đỏ, lộ sụn đầu mũi. 

Nhược điểm sụn tai 

  • Sụn tai chỉ có thể được sử dụng cho phần đầu mũi. Do vậy, khi cần nâng cao sống mũi, bác sĩ cần sử dụng sụn sinh học hoặc sụn sườn. 
  • Sụn tai có thể bị co rút theo thời gian. Do đó hình dạng đầu mũi về lâu dài có thể bị thay đổi, thấp hơn so với thời điểm mới nâng. 

Ưu và nhược điểm của sụn vách ngăn

Sụn vách ngăn là loại sụn được lấy ở phần vách ngăn giữa hai bên lỗ mũi. Sụn vách ngăn chủ yếu được sử dụng để kéo chiều dài của mũi, hoặc tăng cao độ nhô của đầu mũi và dựng trụ mũi.  

Ưu điểm sụn vách ngăn

  • Có độ dày và độ cứng lý tưởng, hiếm khi bị cong vênh hay biến dạng. 
  • Khác với sụn tai, sụn vách ngăn có đặc điểm thẳng nhưng vẫn có độ mềm dẻo nhất định. Do đó, việc sử dụng sụn vách ngăn ở đầu mũi vẫn có thể đảm bảo nét mềm mại, tự nhiên.
  • Có thể được dùng để gia cố vách ngăn mũi, dựng trụ mũi và tạo hình đầu mũi.  
  • Sau khi lấy sụn vách ngăn, bác sĩ có thể thông qua đường rạch để nâng mũi. Do đó, sẽ giảm thiểu tổn thương mô và khách hàng sẽ cảm thấy ít đau hơn, quá trình hồi phục cũng nhanh hơn. 

Nhược điểm sụn vách ngăn 

  • Số lượng sụn hạn chế. Do vách ngăn của người châu Á thường nhỏ và yếu. Vì vậy, lượng sụn được lấy sẽ không nhiều. 
  • Cũng giống như sụn tai, sụn vách ngăn không thích hợp để làm cao sống mũi.
  • Đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề giỏi để không làm suy yếu vách ngăn còn lại. 

Câu hỏi thường gặp về nâng mũi trung bì mỡ

Lấy trung bì mỡ có đau không?  

Mọi phương pháp nâng mũi đều được bác sĩ tiến hành gây tê để không gây ra cảm giác đau hay khó chịu trong suốt quá trình lấy trung bì mỡ cho đến nâng mũi. Sau phẫu thuật, khách hàng sẽ cảm thấy hơi đau nhẹ trong 5 ngày đầu tiên, và cảm giác này sẽ dần biến mất sau đó.

Lấy trung bì mỡ có nguy hiểm không?

Có rất nhiều khách hàng gặp phải biến chứng sau phẫu thuật, ảnh hưởng tới dáng mũi cũng như sức khỏe của bản thân chỉ vì lựa chọn những cơ sở thẩm mỹ giá rẻ với những lời quảng cáo hấp dẫn về ưu đãi, khuyến mãi. Để tránh những nguy hiểm không may xảy đến, bạn cần lưu ý về những yếu tố sau:

  • Cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ mũi. 
  • Toàn bộ quá trình thực hiện cần đáp ứng về điều kiện vô trùng để tránh những rủi ro như: nhiễm trùng, tổn thương mô mỡ…

Như vậy, nâng mũi trung bì mỡ hoàn toàn không gây nguy hiểm cho dáng mũi, cũng như sức khỏe của khách hàng. Nhưng điều này chỉ được đảm bảo khi bạn tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín, được cấp phép và được thực hiện bởi bác sĩ nâng mũi giỏi. 

Có thể sử dụng trung bì mỡ của người khác để nâng mũi không?  

Việc sử dụng trung bì mỡ của người khác để nâng mũi không được khuyến nghị, bởi có thể gây phản ứng từ cơ thể như: tổn thương mô, vi khuẩn hoặc virus từ người khác, và nguy cơ bị truyền nhiễm. Do vậy, tốt nhất khách hàng nên sử dụng sụn tự thân của chính mình để nâng mũi. 

Có cần phải tháo sụn mũi khi cấy mỡ trung bì không?  

Quá trình tháo sụn mũi không phải luôn luôn cần thiết khi thực hiện cấy mỡ trung bì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, như khi muốn điều chỉnh hình dạng mũi hoặc cần cải thiện chức năng hô hấp, tháo sụn mũi có thể được thực hiện cùng với cấy mỡ trung bì.

Có thể nâng mũi bằng mỡ trung bì ngay sau khi tháo sụn mũi không?  

Thông thường, sau khi tháo sụn mũi, cần một khoảng thời gian để mũi hồi phục và tạo khung xương mới. Do đó, việc nâng mũi bằng mỡ trung bì thường không được thực hiện ngay sau khi tháo sụn mũi. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đánh giá và chỉ định thời điểm thích hợp để thực hiện cấy mỡ sau khi sụn mũi đã hồi phục.

Cấy mỡ trung bì có thể lấy từ phần nào của cơ thể?  

Trung bì mỡ có thể lấy từ nhiều vị trí trên cơ thể có dư thừa mỡ, bao gồm bụng, đùi, hông, hoặc vùng mỡ dưới cằm. Lựa chọn vị trí lấy mỡ phụ thuộc vào nhu cầu và yêu cầu cụ thể của từng trường hợp.

Nâng mũi bằng trung bì mỡ có thể tự phục hồi không?

Khi trung bì mỡ được cấy vào mũi, mỡ sẽ tương tác với mô xung quanh và dần được tích lũy. Quá trình này giúp tạo độ dầy và hình dạng mới cho mũi. Tuy nhiên, tỷ lệ tự phục hồi và việc mỡ giữ được kết quả cuối cùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cách thực hiện phẫu thuật, chăm sóc sau phẫu thuật và quá trình hồi phục của mỗi người.

Nâng mũi bằng trung bì mỡ được bền lâu bao lâu?

Thời gian bền của kết quả nâng mũi bằng trung bì mỡ có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như quy trình phẫu thuật, cơ địa của từng người và các yếu tố tác động từ môi trường. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, kết quả nâng mũi bằng trung bì mỡ có thể kéo dài từ vài năm đến một thập kỷ. Để đạt kết quả bền lâu, quan trọng là duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, tránh các yếu tố gây tổn thương cho mũi như va đập hoặc áp lực lên mũi.

Trên đây là những giải đáp tổng quan về nâng mũi trung bì mỡ, cùng các câu hỏi thường gặp liên quan đến chất liệu tự thân này để thuận tiện tìm hiểu và nắm rõ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được trợ giúp, hoặc cần gặp bác sĩ phẫu thuật nâng mũi để được tư vấn, giúp đỡ, bạn vui lòng liên hệ đến TARA Clinic theo thông tin dưới đây:

TARA Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)

  • Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
  • Số điện thoại: +84.768.632.632 
  • Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
  • Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM
  • Fanpage: https://www.facebook.com/TaraBeautyClinic632SuVanHanh/

Xem thêm:

Nâng mũi mau lành: https://taraclinic.vn/nang-mui-mau-lanh-eras-5i/

Nâng mũi cấu trúc : https://taraclinic.vn/nang-mui-cau-truc/

Nâng mũi sống surgiform : https://taraclinic.vn/nang-mui-song-surgiform

Nâng mũi sụn sườn : https://taraclinic.vn/nang-mui-sun-suon/

Nâng mũi sụn tự thân : https://taraclinic.vn/nang-mui-sun-tu-than

Giá sửa mũi hỏng : https://taraclinic.vn/gia-sua-mui-hong

Căng da mặt: https://taraclinic.vn/phau-thuat-cang-da-mat-dep/

Cắt da thừa mí mắt: https://taraclinic.vn/cat-da-thua-mi-mat/

Bài viết liên quan
Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *