Không khó để tìm thấy những bài báo về hiện tượng đầu mũi bị bóng đỏ sau nâng mũi. Vậy loại biến chứng này có nguy hiểm không? Làm sao để tránh gặp phải tình trạng này? Dưới đây sẽ là những giải đáp từ TARA Clinic để bạn tham khảo. Cùng xem nhé.
- Xem thêm: Nâng mũi sau một tháng đã ổn định chưa?
- Xem thêm: Tại sao mũi bị lộ sóng sau nâng mũi? Dấu hiệu nhận biết
Phẫu thuật nâng mũi đã trở thành lựa chọn của nhiều khách hàng hiện nay khi giúp sửa đổi những khuyết điểm ban đầu của dáng mũi, đồng thời góp phần làm cho gương mặt được xinh đẹp và thanh thoát hơn.
Tuy là dạng tiểu phẫu nhưng việc nâng mũi không được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn giỏi,quy trình thực hiện không đáp ứng tiêu chuẩn về tính vô trùng trong phẫu thuật sẽ dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là nhiễm trùng, hoại tử. Lo lắng về điều này, nhiều khách hàng thắc mắc về tình trạng đầu mũi bị bóng đỏ sau nâng mũi có phải là biến chứng hậu phẫu không? Liệu có nguy hiểm cho dáng mũi không? Nội dung dưới đây, TARA Clinic sẽ giải đáp chi tiết đến bạn. Cùng xem nhé.
Nội Dung Bài Viết
Đầu mũi bị bóng đỏ sau nâng mũi là gì?
Đầu mũi bị bóng đỏ sau nâng mũi là tình trạng phần da đầu mũi sẽ có màu sắc căng bóng, đỏ, và dễ nhạy cảm hơn so với các khu vực khác. Một số trường hợp, khách hàng cảm thấy đau nhức nơi phần đầu mũi.
Việc mũi bị bóng đỏ sẽ khiến cho gương mặt trông kém xinh và lộ ra dấu hiệu phẫu thuật thẩm mỹ, thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe của chính khách hàng. Ngoài ra, đầu mũi bóng đỏ cảnh báo nguy cơ lộ sụn rất cao và buộc phải tiến hành phẫu thuật nâng mũi lại lần hai. Chính vì vậy, với tình trạng mũi bóng đỏ bạn hãy đến bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ khắc phục kịp thời.
Đầu mũi bị bóng đỏ sau nâng mũi.
Nguyên nhân đầu mũi bị bóng đỏ sau nâng mũi và cách khắc phục
Có thể thấy, mũi bị bóng đỏ sau phẫu thuật nâng mũi là biến chứng không mong muốn vì ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả thẩm mỹ của dáng mũi. Vậy, làm sao để tránh gặp phải tình trạng này? Dưới đây sẽ là những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mũi bị bóng đỏ sau nâng mũi, từ đó bạn sẽ có cách phòng tránh để bản thân không gặp phải tình trạng này.
Chất liệu sụn nhân tạo không tương thích với cơ thể
Khi đưa bất kỳ vật liệu nào vào cơ thể, yêu cầu về tính tương thích và độ an toàn cho sức khoẻ của khách hàng là yếu tố bắt buộc. Bên cạnh việc đáp ứng nguồn gốc, xuất xứ…. Các chất liệu sụn nhân tạo phải được Bộ Y Tế cấp phép sử dụng, nếu không sẽ gây ra những biến chứng nguy hại cho sức khoẻ của khách hàng: nhiễm trùng mũi sau nâng, lộ sóng, lệch sóng…
Với trường hợp đầu mũi bị bóng đỏ sau nâng mũi do chất liệu sụn, bác sĩ cần phải can thiệp tháo vật liệu nâng ra khỏi mũi, kết hợp điều trị kháng sinh. Sau một thời gian mũi ổn định, có thể tái phẫu thuật nâng mũi lại. Nếu nguyên nhân cơ địa bị dị ứng với chất liệu sụn nhân tạo, bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng sụn tự thân (sụn tai, sụn sườn) để xử lý tình trạng đầu mũi bị bóng đỏ.
Tay nghề của bác sĩ thực hiện
Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ là người quyết định đến 70% sự thành công của một ca phẫu thuật nâng mũi. Bởi những loại biến chứng như: đầu mũi bị bóng đỏ, lộ sóng đều đến từ quá trình phẫu thuật và thiết kế lại dáng mũi của bác sĩ.
Thông thường, việc thiết kế dáng mũi quá cao sẽ khiến phần da đầu mũi bị căng da và từ từ gây ra tình trạng bóng đỏ. Hoặc với trường hợp khách hàng có da mũi mỏng, nếu bác sĩ không điều chỉnh độ cao, kết hợp bọc màng sinh học Megaderm hoặc trung bì để bao bọc, bảo vệ toàn bộ mũi thì sẽ gây ra tình trạng mũi bị bóng đỏ, hoặc nặng hơn là thủng đầu mũi.
Do nhiễm trùng
Việc mũi bị nhiễm trùng do phẫu thuật cũng khiến tình trạng đầu mũi bị bóng đỏ, đi kèm các cảm giác đau nhức, khó chịu. Nguyên nhân này đến từ quá trình phẫu thuật không đáp ứng được điều kiện về tính vô trùng, hoặc do quá trình vệ sinh dáng mũi tại nhà sau phẫu thuật không đúng cách.
Đây cũng là loại biến chứng nguy hiểm. Để khắc phục, bác sĩ cần phải điều trị bằng kháng sinh, đồng thời phẫu thuật tháo thanh độn ra khỏi mũi sớm. Sau một thời gian mũi ổn định, có thể tái phẫu thuật nâng mũi lại.
Bác sĩ Thảo Trang – giám đốc chuyên môn TARA Clinic sử dụng trung bì mỡ để xử lý tình trạng mũi bị nhiễm trùng, buộc phải tháo sụn.
Dù nguyên nhân gây ra tình trạng mũi bị bóng đỏ sau nâng mũi là gì thì quá trình khắc phục đều rất tốn kém về tài chính cũng như thời gian của khách hàng. Việc tái phẫu thuật mũi hỏng, trong đó có những chiếc mũi bóng đỏ đòi hỏi bác sĩ phải đạt chuyên môn cao, xác định đúng nguyên nhân gây bóng đỏ và giải quyết tận gốc vấn đề. Vậy nên để tránh gặp phải loại biến chứng này, bạn hãy tìm đến các cơ sở thẩm mỹ nâng mũi uy tín, được cấp phép hoạt động cũng như được phẫu thuật bởi bác sĩ giỏi, có tầm và có tâm trong nghề. Điều này sẽ đảm bảo bạn có được kết quả thẩm mỹ nâng mũi ưng ý ngay từ lần phẫu thuật đầu tiên.
Trên đây là những giải đáp liên quan đến biến chứng đầu mũi bị bóng đỏ sau nâng mũi, cùng với đó là nguyên nhân và cách khắc phục.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, hoặc cần được tư vấn bởi bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, bạn vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua thông tin dưới đây:
TARA Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM
- Fanpage: https://www.facebook.com/TaraBeautyClinic632SuVanHanh/