Có rất nhiều lý do không may, khiến khách hàng buộc phải tiến hành sửa mũi hỏng. Nhưng sửa mũi hỏng nhiều lần có nguy hiểm đến cấu trúc của dáng mũi không? Khi nào có thể tiến hành sửa mũi hỏng? Trong bài viết này, TARA Beauty Clinic sẽ giải đáp chi tiết đến bạn. Cùng theo dõi nhé.
- Xem thêm: Kinh nghiệm phẫu thuật sửa mũi bị hỏng
- Xem thêm: Mũi bị lung lay sau nâng thì phải làm sao?
So với phẫu thuật nâng mũi, việc sửa mũi bị hỏng là một quy trình phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện cần có chuyên môn giỏi và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý sửa mũi bị hỏng, cũng như tạo hình dáng mũi mới. Bởi nếu không được thực hiện đúng cách, sẽ làm tổn thương mũi nặng hơn và làm ảnh hưởng nặng nề tới tính thẩm mỹ của gương mặt.
Nội Dung Bài Viết
Ai cần sửa mũi hỏng?
Có nhiều trường hợp khách hàng chạy theo xu hướng như từ kiểu mũi S-Line, muốn chuyển đổi sang kiểu mũi L-line để gương mặt trông hiện đại hơn; thì việc sửa mũi hỏng, sửa lại mũi sẽ đến từ những trường hợp dưới đây:
- Gặp khó khăn trong hô hấp do lệch vách ngăn.
- Mũi bị nhiễm trùng
- Mũi bị bóng đỏ, lộ sóng
- Mũi bị lệch vẹo
- Dáng mũi mới khiến gương mặt trông giả, lộ dấu hiệu thẩm mỹ.
TARA giải cứu chiếc mũi bị co rút thành công
Những yếu tố này phần lớn đến từ tay nghề của người thực hiện, trong quá trình phẫu thuật đã có những sự sai sót trong thao tác; hoặc chưa đủ kinh nghiệm trong việc thực hành phẫu thuật trên nhiều dáng mũi khác nhau, khiến cho việc ‘thiết kế’ dáng mũi mới không đạt được sự cân xứng, hài hòa với tổng thể đường nét trên gương mặt.
Quy trình sửa mũi bị hỏng chuẩn Y khoa
Quy trình sửa mũi bị hỏng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng biến chứng sau phẫu thuật nâng mũi. Tuy nhiên, dưới đây là một quy trình chung cho quá trình sửa mũi bị hỏng mà bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Tư vấn với bác sĩ: Tùy vào tình trạng dáng mũi bị hỏng do phẫu thuật mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp xử lý phù hợp.
- Bước 2: Kiểm tra y tế: Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn và đảm bảo bạn phù hợp để thực hiện quá trình sửa mũi hỏng.
- Bước 3: Phẫu thuật: Quá trình phẫu thuật sẽ bao gồm tạo mẫu, tháo gỡ sụn mũi và thực hiện các phương pháp sửa mũi hỏng được chọn. Nếu mũi bị nhiễm trùng, bác sĩ buộc xử lý các ổ viêm nhiễm trước, đặt trung bì mỡ để tạo hình dáng mũi tạm thời và tiến hành theo dõi trong 6 tháng trước khi đặt sụn mới.
- Bước 4: Chăm sóc hậu phẫu: Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ được giám sát trong phòng phẫu thuật và sau đó được chuyển đến khu hồi phục. Bạn sẽ cần phải tuân thủ các chỉ dẫn chăm sóc sau phẫu thuật để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu, sưng và đau.
Khách hàng được bác sĩ xử lý tình trạng mũi bị nhiễm trùng, đồng thời đặt trung bì mỡ để tạo hình dáng mũi (tạm thời) trong thời gian chờ đặt sụn mới.
Có thể thấy, quy trình này có chút khác biệt so với việc phẫu thuật nâng mũi đơn thuần. Bởi bác sĩ vừa phải xử lý tình trạng mũi bị hỏng do biến chứng để đảm bảo không ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ trên gương mặt, đồng thời lên phương án tạo hình dáng mũi mới. Đó cũng là lý do các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đều cho rằng: “Nếu nâng mũi khó 1 thì sửa mũi bị hỏng sẽ khó gấp 10”.
5 điều cần biết khi sửa mũi hỏng
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc chỉnh sửa mũi bị hỏng và tạo hình lại dáng mũi mới cho khách hàng tìm đến TARA Beauty Clinic, bác sĩ Trang – giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic cho biết khách hàng cần phải lưu tâm tới những lưu ý dưới đây để tránh rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang” khi tìm cách sửa mũi hỏng trước đó. Cụ thể:
Thời điểm thích hợp để sửa mũi hỏng
Với những trường hợp mũi vừa nâng đã phát hiện bị lệch, lộ sóng thì có thể sửa lại ngay. Vì lúc này chất liệu độn chưa ăn sâu vào các mô thịt, chưa tạo thành liên kết giữa các mạch máu.
Trong trường hợp đã nâng được một thời gian mới phát hiện các biến chứng như tụt sóng, lộ sóng, lệch sóng, đầu mũi bóng đỏ, lâu ngày không hồi phục… bạn chưa thể tái phẫu thuật ngay mà phải đợi ít nhất 3 – 6 tháng để vết thương cũ hoàn toàn hồi phục. Bởi thời gian tái phẫu thuật mũi hỏng tùy thuộc tình trạng mũi mỗi người. Ngay khi mũi có dấu hiệu bất thường, bạn cần tìm đến cơ sở thẩm mỹ uy tín để được bác sĩ thăm khám, đưa ra phác đồ trị liệu phù hợp.
Tìm hiểu cơ sở thẩm mỹ mũi uy tín
Nâng mũi hoặc sửa mũi bị hỏng sử dụng các liệu pháp gây mê/gây tê. Do vậy, các trang thiết bị y khoa, phong ốc phẫu thuật cần đảm bảo các tiêu chuẩn về yếu tố vô trùng, đáp ứng điều kiện cần thiết để phẫu thuật. Hãy tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín, được Sở/Bộ Y tế cấp phép để đảm bảo toàn bộ quá trình phẫu thuật sửa mũi bị hỏng được diễn ra thuận lợi, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính bạn.
Bạn có thể truy cập cổng thông tin của Sở Y Tế để tìm hiểu về giấy phép hoạt động của cơ sở thẩm mỹ, cũng như tìm hiểu về giấy phép hành nghề của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ thực hiện cho bạn.
Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ giỏi
Tìm một bác sĩ phẫu thuật có tay nghề và kinh nghiệm trong việc sửa mũi hỏng. Điều này đặc biệt quan trọng vì bạn đã trải qua một quá trình phẫu thuật mũi không thành công trước đó. Hãy chia sẻ những mong muốn của bạn và hỏi thật kỹ bác sĩ về tình trạng của dáng mũi, cũng như cách khắc phục và kết quả đạt được sau khi sửa mũi bị hỏng. Đồng thời, bạn nên tham khảo thêm các đánh giá từ những khách hàng trước đó để đảm bảo có được cái nhìn khách quan nhất về tay nghề bác sĩ thực hiện.
Khắc phục tình trạng mũi bị hỏng cho khách hàng đã từng làm mũi tại cơ sở thẩm mỹ “chui” trước đó.
Chi phí sửa mũi hỏng
Sửa lại mũi hư hỏng đòi hỏi thao tác phức tạp hơn nhiều so với lần đầu nâng mũi. Bác sĩ phải khéo léo mới có thể xử lý, không xâm lấn vết thương từ lần phẫu thuật trước đó. Ngoài ra, tùy mức độ hư hỏng mà thời gian phẫu thuật kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Do đó chi phí sửa mũi hỏng sẽ cao hơn so với lần phẫu thuật đầu. Bạn nên biết trước điều này để có chuẩn bị tài chính tốt hơn. Tránh xa những lời quảng cáo giá rẻ, sửa lại ở nơi kém chất lượng khiến mũi không thể cứu vãn.
Vệ sinh chăm sóc mũi tại nhà
Sau khi thực hiện quá trình sửa mũi hỏng, bạn cần phải tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ về chăm sóc sau phẫu thuật để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và đảm bảo quá trình hồi phục tốt nhất có thể.
Sửa mũi hỏng nhiều lần có nguy hiểm không?
Cần khẳng định rằng, bên cạnh tốn kém chi phí thẩm mỹ, việc phẫu thuật nhiều lần chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng tới cấu trúc dáng mũi, cũng như gây ra những tác động không nhỏ tới sức khỏe tâm lý của khách hàng làm đẹp.
Chúng tôi chưa bao giờ khuyến khích bạn hãy thực hiện nâng mũi nhiều lần, để dáng mũi đạt được độ hoàn hảo như mong muốn. Mà ngay từ lần phẫu thuật đầu tiên, bác sĩ Trang-giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic sẽ luôn thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng về kiểu dáng mũi mới tôn lên tối đa các đường nét trên gương mặt, cũng như loại sụn cần dùng để đáp ứng ba yếu tố đẹp-bền-phù hợp với ngân sách đặt ra.
Rất nhiều khách hàng cũng đã tìm đến TARA Beauty Clinic để được khắc phục tình trạng mũi hỏng, thậm chí ở lần thứ 4, thứ 5 vì những sai sót trong phẫu thuật tại cơ sở thẩm mỹ cũ.
Khắc phục tình trạng mũi đã nâng bị nhiễm trùng 2 lần ở cơ sỏ thẩm mỹ khác
Với những trường hợp này, bạn cần nhớ rằng: Thời gian giữa các lần chỉnh sửa mũi không dưới 6 tháng. Bởi nếu thời gian cách nhau quá ngắn, các mô cơ mềm của mũi sẽ chưa kịp lành và ổn định lại, việc xâm lấn nhiều sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc mũi.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp được rõ hơn về câu hỏi: sửa mũi hỏng nhiều lần có nguy hiểm không? Và thời điểm tốt nhất để sửa mũi hỏng? Hy vọng bài viết đã giúp ích đến bạn.
Khách hàng tâm sự sau 3 lần mũi hỏng
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp về nâng mũi, bạn vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo thông tin dưới đây:
TARA Beauty Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM