Một thời gian trước đây, trào lưu làm đẹp bằng cách tiêm silicon lỏng vào các mũi, cằm, ngực, mông,…Tuy nhiên tiêm silicon lỏng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro và các biến chứng lâu dài, thậm chí dẫn đến tử vong.
- Xem thêm: Tại sao mũi bị xơ cứng sau khi nâng mũi silicon?
- Xem thêm: Mù mắt khi tiêm filler mũi và lời cảnh báo từ bác sĩ
Nếu để nói về khả năng làm đẹp của silicon là có thực. Sở dĩ, bơm silicon được tiếp nhận dễ dàng và phổ biến nhanh chóng nhờ vào các ưu điểm: dễ thực hiện, hiệu quả nhanh chóng và chi phí thấp so với các phương pháp làm đẹp khác. Tuy nhiên phương pháp làm đẹp bơm silicon cũng sẽ gây ra một số tai biến và biến chứng cho cơ thể.
Nội Dung Bài Viết
Silicon lỏng là gì?
Silicon lỏng là một polymer kết hợp oxy và tổng hợp các nguyên tố Si semmimetallic, đã được sử dụng trong lĩnh vực thẩm mỹ từ trước năm 1960. Bất chấp những nguy hiểm, thậm chí gây ra tử vong từ silicon lỏng đã từng xảy ra trong lịch sử.
Từ năm 1991, FDA (cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã cấm sử dụng silicon được tiêm trực tiếp vào cơ thể người. Tại Việt Nam, Bộ Y Tế cũng như các phương tiện truyền thông đã liên tục đưa tin cảnh báo về những biến chứng nguy hiểm của silicon được tiêm vào cơ thể với mục đích làm đẹp.
Có được tiêm silicon lỏng để làm đẹp không?
Như đã đề cập ở trên, việc tiêm silicon lỏng để làm đẹp đã bị nghiêm cấm bởi tính nguy hại của nó với chính cơ thể của người được tiêm. Và nặng hơn, có thể dẫn đến tử vong. Dù vậy, tại sao ngày hôm nay vẫn rất nhiều trường hợp khách hàng gặp phải tình trạng biến chứng chỉ vì tiêm silicon lỏng? Là không biết hay chủ quan coi nhẹ sức khỏe của bản thân mình?
- Xem thêm: Nâng mũi cấu trúc
- Xem thêm: Nâng mũi sống surgiform
Ngày nay, các hoạt động làm đẹp bằng việc sử dụng silicon lỏng vẫn đang diễn ra tại những cơ sở thẩm mỹ, spa chui, hoặc diễn ra …tại nhà dù các phương tiện truyền thông đều đưa tin cảnh báo. Một trong những lý do chính đến từ việc tin tưởng vào những lời quảng cáo “đẹp mà rẻ”, cũng như thờ ơ trong việc tìm hiểu các quy chuẩn về Y khoa về thẩm mỹ làm đẹp.
Cảnh báo biến chứng tiêm silicon lỏng vùng mặt
Ở thập niên 50, 60, việc tiêm silicon lỏng để làm đẹp đến từ hiểu lầm những tác dụng tạm thời, cũng như nền y học chưa đủ phát triển để lường trước những hệ quả nguy hiểm mà silicon gây ra.
Khi silicon lỏng được tiêm trực tiếp vào cơ thể người trong lĩnh vực như tiêm môi, tiêm mũi, nâng ngực, nâng mông…, nó sẽ tạo ra phản ứng nguyên bào sợi trong cơ thể, và tăng dần khối lượng tại vị trí đã tiêm. Vì lý do này, nhiều người đã hiểu lầm rằng đây là hiệu quả thẩm mỹ và họ tin vào những lời quảng cáo giá rẻ, thậm chí đến từ những người tiêm silicon tại nhà.
Silicon lỏng với lực liên kết của các phân tử silicone khá yếu và không ổn định, sau khi được tiêm vào mô liên kết dưới da trong khoảng thời gian dài sẽ bị chia nhỏ ra thành nhiều hạt silicone lỏng dạng các hạt mỡ và chúng xâm lấn, lan rộng ra các vùng lân cận vùng được tiêm. Do vậy, nếu không sinh ra phản ứng tại chỗ, thì biến chứng sẽ xảy ra chậm, thậm chí 8-10 năm mới phát hiện di chứng từ silicon lỏng để lại.
Điều gì sẽ xảy ra khi tiêm silicon lỏng vào vùng mặt?
Do silicon lỏng là chất liệu lạ với cơ thể nên sau khi tiêm vào cơ thể thì các phản ứng viêm miễn dịch tại chỗ sẽ diễn ra liên tục để có thể phân huỷ, hấp thu và đào thải. Tuy nhiên, các phân tử silicone lỏng được liên kết với nhau thành những chuỗi liên kết phân tử có kích thước lớn nên cơ thể khó có thể hấp thu và đào thải.
Tiếp theo cơ thể sẽ xảy ra các phản ứng sinh lý miễn dịch để hình thành bao xơ sẹo nhằm cô lập các hạt silicone lỏng này, kết quả là các u hạt silicone dưới da được hình thành. Đồng thời, phản ứng viêm miễn dịch để phân huỷ, hấp thu và đào thải silicon lỏng cũng như phản ứng hình thành bao xơ sẹo để cô lập silicone lỏng này diễn ra liên tục và kéo dài nhiều năm. Cả 2 phản ứng này khiến cho vùng mô được tiêm silicon lỏng luôn trong tình trạng viêm mãn tính, sưng nề, sung huyết, tụ dịch, thay đổi sắc tố da, tăng sinh mô sợi xơ sẹo, tăng kích thước cũng như số lượng u hạt dưới da,… dẫn đến các biến dạng hình thái bên ngoài của vùng được tiêm silicone lỏng.
Ngoài ra các hạt mỡ silicon này cũng có thể di chuyển đến quanh các tổ chức mạch máu và thần kinh sâu trong mô liên kết bên dưới da, tạo thành các tổ chức u hạt thâm nhiễm quanh hệ thống mạch máu và thần kinh gây các phản ứng viêm dây thần kinh hoặc gây chèn ép hệ mạch máu dẫn đến thiếu máu, thậm chí là hoại tử mô tại chỗ hoặc xung quanh.
Dù được cảnh báo nhưng vẫn rất nhiều người chủ quan, coi nhẹ chính sức khỏe của mình khi chọn tiêm silicon lỏng.
Những tai biến tại tức thời có thể gây tử vong, thường là do shock phản vệ khi tiêm chích những chất có nguy cơ phản ứng cao hoặc những chất không phải để bơm chích vào cơ thể. Hoặc là, bản thân các chất không gây nguy hiểm nhưng cách thực hiện không đúng, có sai sót về kỹ thuật chuyên môn. (Ví dụ, để các chất đó hoặc bọt khí lọt vào mạch máu gây thuyên tắc dẫn đến tử vong).
‘Tiền mất, tật mang’ từ việc tiêm silicon lỏng
Nếu vẫn chưa hình dung rõ về những nguy hại do tiêm silicon lỏng vào cơ thể, thì dưới đây là những biến chứng rõ nhất, đã được FDA (Mỹ) cảnh báo, cũng như phương tiện truyền thông tại Việt Nam liên tục đưa tin. Cụ thể:
Viêm phổi
Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới biến chứng tử vong do tiêm silicon lỏng vào vùng mặt, vào các bộ phận trên cơ thể.
Việc tiêm silicon lỏng gây tác hại nghiêm trọng trong phổi, gây ra chứng viêm phổi cấp tính, hội chứng suy hô hấp cấp tính và tắc mạnh phối. Những biến chứng này đến từ sự yếu kém của người tiêm: tiêm silicon lỏng trực tiếp vào tĩnh mạch, tăng áp lực mô tại vị trí tiêm hay chấn thương tại vị trí tiêm. Biến chứng sẽ xảy ra trong vòng 72 tiếng sau khi tiêm silicon lỏng, và có thể diễn ra nhanh hơn khi tiêm với liều lượng cao. Đó cũng là lý do, các ca tử vong do tiêm silicon lỏng đều xuất phát từ việc làm đẹp tại nhà, hoặc tại các cơ sở spa không được cấp giấy phép hoạt động thẩm mỹ, bởi việc tiêm được thực hiện bởi người không phải là bác sĩ.
Hình chụp CT cho thấy silicon lỏng đã tràn vào phổi.
Nhiều xét nghiệm sinh thiết phổi từ những ca bị biến chứng do tiêm silicon lỏng cho thấy, silicon lỏng đã tràn vào phổi, và được biểu hiện ra ngoài bằng các tình trạng như: khó thở, thiếu oxi, ho ra máu… là những triệu chứng thuộc về suy viêm tiểu phế quản tắc nghẽn cấp tính tổ chức viêm phổi.
Shock phản vệ
Đây là biến chứng tức thì sau khi tiêm silicon lỏng, do cơ thể phản ứng cao với chất “lạc” được đưa vào cơ thể. Hậu quả thường dẫn đến tử vong.
Thuyên tắc mạch
Tương tự như shock phản vệ, biến chứng này cũng xảy ra tức thì khi tiêm silicon lỏng vào mạch máu, gây tắc nghẽn mạch khiến máu không lưu thông và dẫn đến tử vong.
Biến dạng vùng được tiêm
Với những dịch vụ thẩm mỹ được quảng cáo tiêm bằng silicon như tại những vùng mũi, môi hay ngực, mông sẽ có hiện tượng viêm da, đau nhức mô cơ hoặc thậm chí là bị biến dạng do tiêm silicon không đúng vị trí. Biến chứng này thường xảy ra trong giai đoạn gần, khoảng 30 ngày sau tiêm.
Một khách nữ bị biến chứng do silicon lỏng khi tiêm vào vùng mặt.
Biến chứng theo thời gian
Đây là hệ quả khó thấy nhất, mà ở những năm 50, 60 người ta đã bỏ qua. Silicon lỏng sau khi được đưa vào cơ thể sẽ bắt đầu xâm lấn mô, gây viêm loét mô, hoại tử và lan rộng ra các vùng khác trên cơ thể, đồng thời gây ra tắc ngẽn và khiến các vùng được tiêm bị biến dạng.
Ngoài ra, silicon lỏng cũng ảnh hưởng cả đến các cơ quan nằm xa vị trí tiêm, và biểu hiện ra ngoài bằng hiện tượng sưng hạch, u hạt viêm gan, viêm thận kẽ, trong đó, chứng viêm phổi và di chứng thần kinh đặc biệt là những biến chứng nguy hiểm đã được đề cập trong phần trên của bài viết này.
Làm thế nào khi bị biến chứng silicon lỏng?
Phương pháp duy nhất để giải quyết những vấn đề này là nhanh chóng loại bỏ silicon thông qua phẫu thuật. Quá trình này, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt chính thành phần silicon và các mô sẹo, nốt cứng và khối u được hình thành xung quanh vật liệu nhân tạo.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng việc xử lý các ca bị biến chứng do silicon lỏng sẽ phức tạp, tốn rất nhiều thời gian, tiền của để khắc phục, đồng thời khó để khôi phục diện mạo trở lại ban đầu. Vậy nên, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước những nguy hại của silicon lỏng, đó là bạn cần xác minh tính chính thống của cơ sở thẩm mỹ và bác sĩ sẽ thực hiện cho bạn phải có giấy phép hoạt động cũng như chứng chỉ hành nghề của Sở/Bộ Y Tế. Những thông tin này, bạn hoàn toàn có thể kiểm chứng trên Cổng thông tin của Sở Y Tế.
Phân biệt silicon lỏng và các loại silicon được dùng trong thẩm mỹ hiện nay
Hiện nay, silicon vẫn được ứng dụng trong lĩnh vực thẩm mỹ nhưng cần khẳng định rằng, đó không phỉa là silicon lỏng mà là silicon dẻo.
Silicon dẻo được dùng rất phổ biến, trở thành vật liệu cấy gép như nâng mũi. Chất liệu này đều được kiểm chứng là an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, theo thời gian, sống mũi silicon sẽ có nguy cơ thay đổi. Trong một số trường hợp, nâng mũi nếu sử dụng thanh silicon cứng không đảm bảo chất lượng có thể đè nén lên phần da đầu mũi, gây hiện tượng bóng đỏ và lộ sóng.
“Nếu bạn mong muốn có chiếc mũi với độ cao vừa phải, có thể sử dụng silicon dẻo, điều kiện cần là da mũi phải dày. Nếu muốn chiếc mũi cao hơn hẳn so với trước, trong khi da mũi không rộng, mũi quá ngắn thì không nên dùng silicon dẻo. Vì bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ biến chứng cao” – bác sĩ Trang, giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic cho biết.
Vậy nên, khi xác định chọn silicon dẻo để nâng mũi, bạn nên trao đổi thật kỹ với bác sĩ về mong muốn của bản thân, để được bác sĩ thăm khám thực trạng của dáng mũi và đưa ra lời khuyên phù hợp nhất, đảm bảo kết quả thẩm mỹ đạt được ba tiêu chí: đẹp – bền – an toàn với ngân sách phù hợp.
Trên đây là những nội dung liên quan đến silicon lỏng và những tác động nguy hại của nó khi được tiêm trực tiếp vào cơ thể để làm đẹp. Hy vọng với bài viết này, bạn đã có thêm thông tin để trang bị kiến thức thẩm mỹ cho bản thân mình, cũng như giúp được những người xung quanh khi đang có ý định tiêm silicon lỏng để làm đẹp.
Nếu bạn có vấn đề gì cần hỗ trợ và giải đáp, hãy liên hệ đến TARA Beauty Clinic theo thông tin dưới đây:
TARA Beauty Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM
Xem thêm bài viết:
Nâng mũi cấu trúc : https://taraclinic.vn/nang-mui-cau-truc/
Nâng mũi sống surgiform : https://taraclinic.vn/nang-mui-song-surgiform
Nâng mũi sụn sườn : https://taraclinic.vn/nang-mui-sun-suon/
Nâng mũi sụn tự thân : https://taraclinic.vn/nang-mui-sun-tu-than
Giá sửa mũi hỏng : https://taraclinic.vn/gia-sua-mui-hong
Căng da mặt: https://taraclinic.vn/phau-thuat-cang-da-mat-dep/
Cắt da thừa mí mắt: https://taraclinic.vn/cat-da-thua-mi-mat/

Tiến sĩ Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang
Chứng chỉ hành nghề Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ số 0011441/BYTCCHN –
Do Bộ Y Tế cấp ngày 16/12/2013
Hơn 19 năm kinh nghiệm Y khoa, hơn 19 năm kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ và là giảng viên Bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ, Đại học Y dược TP.HCM
Kinh nghiệm hơn 15.000 ca phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt: thẩm mỹ mũi, cắt mắt, độn cằm và phẫu thuật trẻ hoá như căng da, cắt da thừa, tiêm trẻ hoá.
Từng tham gia công tác tại khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ BV Đại học Y Dược TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Hàm mặt BV Răng hàm mặt TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ BV Chợ Rẫy.
Giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic – PK Thẩm mỹ đạt Top 3 Kiểm định chất lượng Sở Y Tế TPHCM 2023