TaraClinic

Nâng mũi xong có để lại di chứng về sau không?

Nâng mũi là một trong những phương pháp thẩm mỹ phổ biến hiện nay để cải thiện hình dáng của mũi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lo lắng về việc liệu quá trình nâng mũi có để lại di chứng về sau hay không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này.

Là phương pháp giúp loại bỏ các khuyết điểm của dáng mũi từ mũi thấp, mũi tẹt, mũi gồ… để “biến hóa” thành dáng mũi cao, thẳng giúp tôn lên các đường nét xinh đẹp của gương mặt. Tuy vậy, vì có sự can thiệp “dao, kéo” nên nhiều khách hàng lo lắng về việc nâng mũi xong có để lại di chứng về sau không. Nội dung trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ về những tác động khi phẫu thuật nâng mũi, từ đó sẽ hiểu về những di chứng có thể xuất hiện về sau để phòng tránh đúng cách.

Phẫu thuật nâng mũi là gì?

Phẫu thuật nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ dùng để thay đổi hình dáng, kích thước và cấu trúc của mũi. Trong quá trình phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ sẽ sử dụng chất liệu sụn (nhân tạo hoặc tự thân) để điều tạo hình dáng mũi mới. Toàn bộ quá trình này đều được gây tê, gây mê để khách hàng không cảm thấy đau đớn khi thực hiện phẫu thuật. Do vậy, việc thực hiện nâng mũi cần đáp ứng các điều kiện vô trùng, cũng như đòi hỏi yếu tố tay nghề của bác sĩ phẫu thuật.

Nâng mũi xong có để lại di chứng về sau không?

Phẫu thuật nâng mũi sẽ can thiệp vào cấu trúc của dáng mũi cũ và định hình dáng mũi mới cho cân đối với gương mặt.

Các tiêu chí đạt chuẩn Y khoa cần đáp ứng khi phẫu thuật nâng mũi

  • Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ phải được cấp chứng chỉ hành nghề: Đây là yếu tố bắt buộc cho bất kỳ một ca phẫu thuật thẩm mỹ nào. Không chỉ đáp ứng về tính thẩm mỹ, bác sĩ còn là người chịu trách nhiệm về tính an toàn cho sức khỏe của khách hàng do quá trình phẫu thuật có sử dụng biện pháp gây tê/gây mê. Việc tra cứu chứng chỉ hành nghề của các bác sĩ hiện nay được hỗ trợ dễ dàng bởi cổng thông tin điện tử của các Sở Y tế. 
  • Điều kiện vô trùng trong phẫu thuật:  Nâng mũi tại các cơ sở không được cấp phép thường không đạt chuẩn y khoa làm tăng tỉ lệ nhiễm trùng mũi là tiền đề cho những biến chứng, biến dạng mũi nặng nề khó điều trị về sau. Do vậy, các trang thiết bị cũng như phòng phẫu thuật cần đảm bảo tính vô trùng, đồng thời cơ sở thẩm mỹ nâng mũi phải được Sở/Bộ Y Tế cấp phép hoạt động. 
  • Vật liệu nâng mũi “đạt chuẩn”: Tất cả các vật liệu đạt vào bên trong cơ thể nói chung và nâng mũi nói riêng cần đáp ứng khắt khe về nguồn gốc, xuất xứ, sự tương thích với cơ thể và được cơ quan Y Tế cấp phép sử dụng.

Nâng mũi xong có để lại di chứng về sau không?

Theo các chuyên gia thẩm mỹ, việc nâng mũi sẽ để lại di chứng hậu phẫu khi không đáp ứng được các điều kiện về phẫu thuật đã được đều cập ở trên. Bên cạnh đó, một tỉ lệ nhỏ do cơ địa của khách hàng không tương thích với chất liệu sụn cũng sẽ gây ra biến chứng hậu phẫu. Dưới đây là những di chứng có thể xuất hiện do phẫu thuật nâng mũi: 

  • Tụ máu ở mắt: Là hiện tượng máu bị ứ đọng ở vùng da quanh mắt do bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật. Tụ máu ở mắt có thể gây sưng, đau, bầm tím và ảnh hưởng đến thị lực. 
  • Lộ sóng mũi, lộ đầu mũi: Là hiện tượng sống mũi hoặc đầu mũi bị lộ ra bên ngoài da do sụn nhân tạo bị dịch chuyển hoặc không được che phủ kín. Lộ sóng mũi hoặc lộ đầu mũi có thể gây đau, viêm, nhiễm trùng hoặc biến dạng.
  • Đầu mũi bóng đỏ: Là hiện tượng da đầu mũi bị căng phồng và đỏ do viêm hoặc dị ứng với chất liệu phẫu thuật. Đầu mũi bóng đỏ có thể gây ngứa, khó chịu, khiến gương mặt kém xinh.
  • Mũi bị biến dạng, lệch trụ mũi: Là hiện tượng dáng mũi không được hài hoà và cân đối do sụn nhân tạo bị lệch hoặc không phù hợp với khuôn mặt. Mũi bị biến dạng hoặc lệch trụ mũi có thể gây khó thở, đau và ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ trên gương mặt của khách hàng.

Nâng mũi xong có để lại di chứng về sau không?

Khách hàng tìm đến TARA Clinic để chỉnh sửa lại ca phẫu thuật nâng mũi bị biến chứng tại cơ sở thẩm mỹ không uy tín trước đó.

5 lưu ý trước khi phẫu thuật nâng mũi tránh để lại di chứng về sau

1 – Tìm hiểu về các phương pháp nâng mũi

Khi  tìm hiểu về các phương pháp nâng mũi hiện nay, có vô vàn thông tin được trả về như: nâng mũi sụn sườn, nâng mũi sụn surgiform, nâng mũi cấu trúc, nâng mũi bọc sụn, nâng mũi 3D, nâng mũi 4D…. Nhưng trên thực tế, tất cả các tên gọi đó được đặt dựa theo chất liệu, kiểu dáng mà bác sĩ và khách hàng cùng thảo luận. 

Đối với kỹ thuật nâng mũi hiện nay, có ba phương pháp chính được các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ thực hiện bao gồm: nâng mũi cấu trúc, nâng mũi bọc sụn, nâng mũi đặt sống. Tùy thuộc vào khuyết điểm của dáng mũi cũng như nhu cầu của khách hàng mà bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn loại sụn cũng như phương pháp nâng mũi phù hợp. 

Nâng mũi xong có để lại di chứng về sau không?

Dáng mũi của khách hàng được thực hiện bằng phương pháp nâng mũi cấu trúc.

Do đó, trước khi quyết định nâng mũi, bạn nên tìm hiểu kỹ về các phương pháp này để có thể chọn phương pháp phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình, cũng như chuẩn bị ngân sách để làm đẹp.

2- Tìm hiểu về bác sĩ và cơ sở thẩm mỹ

Việc chọn một bác sĩ và cơ sở thẩm mỹ uy tín và chất lượng là rất quan trọng đối với quá trình nâng mũi. Trên thực tế, có rất nhiều khách hàng rơi vào tình trạng mũi bị biến chứng hậu phẫu như: lệch vẹo, hở sụn, nhiễm trùng… chỉ vì phẫu thuật nâng mũi tại những cơ sở thẩm mỹ “chui”, chưa được cấp phép và tin vào những lời quảng cáo hoa mỹ, giá rẻ. 

Thay vào đó, bạn nên tìm hiểu kỹ về kinh nghiệm, chuyên môn và đánh giá của bác sĩ, cũng như kiểm tra chứng chỉ và giấy phép hoạt động của cơ sở thẩm mỹ trước khi quyết định lựa chọn. Những thông tin này hoàn toàn có thể kiểm chứng trên cổng thông tin của Sở Y Tế.

3 – Điều chỉnh độ cao và hình dáng mũi phù hợp

Dáng mũi nằm ở vị trí trung tâm của gương mặt, có vai trò làm cân bằng và hài hòa ngũ quan. Một dáng mũi quá cao hoặc quá thấp đều khiến gương mặt mất đi sự cân đối và thanh nhã. Do vậy, trước khi tiến hành nâng mũi, bạn nên thảo luận với bác sĩ về độ cao và hình dáng mũi phù hợp với khuôn mặt của bạn. Điều này sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt và tránh các sai lầm không đáng có.

Sau bao lâu thì được sờ nắn bóp mũi sau nâng?

Độ cao của dáng mũi sẽ được bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ tính toán cho phù hợp với các đường nét trên gương mặt của khách hàng.

4 – Đánh giá tình trạng sức khỏe

Khi thực hiện nâng mũi, bác sĩ sẽ tiến hành các liệu pháp gây tê, gây mê. Chính vì vậy, các yếu tố về tiền sử bệnh hoặc khách hàng đang trong quá trình sử dụng thuốc điều trị cần được khai báo rõ ràng, tránh những tình huống không may có thể xảy đến trong quá trình phẫu thuật. 

5 – Cẩn trọng với các tác dụng phụ

Nâng mũi có thể gây ra các tác dụng phụ như sưng, đau, chảy máu và nhiễm trùng. Bạn nên cẩn trọng và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

 Trên đây là những giải đáp của TARA Clinic cho câu hỏi: nâng mũi có để lại di chứng về sau không? Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài đã mang đến cái nhìn tổng quan khi chọn dịch vụ thẩm mỹ mũi để bạn cân nhắc thực hiện.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ đến TARA Clinic theo thông tin dưới đây:

TARA Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)

    • Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
    • Số điện thoại: +84.768.632.632 
    • Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
    • Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM
    • Fanpage: https://www.facebook.com/TaraBeautyClinic632SuVanHanh/
Bài viết liên quan
Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *