Thịt vịt được nhiều người yêu thích vì tính thơm ngon, bổ dưỡng nhưng lại không phù hợp cho vết thương hở. Vậy nâng mũi xong bao lâu thì được ăn thịt vịt? Nếu bạn đang có cùng thắc mắc, vậy hãy xem nội dung giải đáp chi tiết được đề cập trong bài viết dưới đây nhé.
- Xem thêm: Nâng mũi cấu trúc
- Xem thêm: Nâng mũi sống surgiform
Phẫu thuật nâng mũi sẽ gây ra những tổn thương cho phần da và mô mềm. Trong thời gian đầu, khách hàng cần có sự kiêng cữ nhất định trong ăn uống và sinh hoạt để đẩy nhanh quá trình lành thương, cũng như tránh được hình thành sẹo và vết thâm trên vùng mũi đã phẫu thuật.
Về những thực phẩm cần kiêng cữ sau nâng, thịt vịt thuộc nhóm cần tránh. Vì vậy, dù là món ăn thơm ngon bổ dưỡng, giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng nhưng thịt vịt lại nằm trong danh sách không nên ăn sau khi phẫu thuật nâng mũi.
Vậy nâng mũi xong bao lâu thì được ăn thịt vịt? Bạn hãy theo dõi cụ thể nội dung được đề cập dưới đây nhé.
Nội Dung Bài Viết
Tại sao nâng mũi không được ăn thịt vịt?
Thịt vịt là loại thực phẩm có tính nóng. Khi ăn nhiều sẽ gây ra các tình trạng như dị ứng, ngứa, mưng mủ đã được đề cập ở trên. Nghiêm trọng hơn, có thể khiến vết thương bị sưng, bầm, làm chậm quá trình lành thương của dáng mũi.
Bên cạnh đó, thịt vịt chứa một lượng lớn protein cao, dễ gây ra sẹo lồi, sẹo xấu tại vùng da vừa phẫu thuật. Vì vậy, để tránh những rủi ro không may, đồng thời đảm bảo được dáng mũi vào form chuẩn chỉnh như ý, bạn cần kiêng cữ thịt vịt trong thời gian đầu sau khi phẫu thuật nhé.
Nâng mũi xong bao lâu thì được ăn thịt vịt?
Bác sĩ Thảo Trang – giám đốc chuyên môn TARA Clinic cho biết: Thông thường, khách hàng mất từ 7-10 ngày để tiến hành cắt chỉ vết thương nâng mũi và mũi bắt đầu bước vào quá trình hồi phục và tái tạo. Với những loại thực phẩm cần kiêng cữ như thịt vịt, khách hàng cần tuyệt đối tránh xa trong khoảng thời gian này. Vì vậy, bạn nên kiêng ăn thịt vịt trong thời gian 30 ngày là lý tưởng nhất. Với trường hợp khách hàng có yếu tố cơ địa xấu, khiến thời gian phục hồi lâu hơn, việc kiêng cữ có thể kéo dài từ 1-2 tháng để đảm bảo đạt được hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất.
Dù là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhưng bạn nên kiêng ăn thịt vịt trong 30 ngày để đảm bảo dáng mũi mới sẽ vào form ổn định nhé.
Ngoài vịt ra, cần kiêng ăn gì sau khi nâng mũi?
Thực phẩm làm chậm quá trình lành thương
Đồ uống có cồn, caffeine đều là dạng thực phẩm bạn nên ngưng sau khi nâng mũi. Khi uống quá nhiều thức uống này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng như làm chậm quá trình hồi phục của vết mổ.
Thực phẩm gây sẹo xấu
- Thịt bò. Tuy được biết đến là loại thực phẩm tốt, hàm lượng đạm cao cũng như cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Nhưng thịt bò lại là kẻ thù của vết thương hở bởi thành phần có trong thịt bò dễ gây co kéo da, đồng thời màu sắc của vết mổ bị thâm đen, dễ hình thành sẹo xấu.
- Trứng: Tuy hàm lượng protein có trong trứng giúp vết thương nhanh lành nhưng lại dễ gây ra tình trạng kích ứng, ngứa ngáy, khó chịu trong quá trình hồi phục vết mổ. Cũng có ý kiến cho rằng, ăn trứng nhiều sau khi nâng mũi sẽ khiến vùng da bị loang lổ trắng gây mất thẩm mỹ.
- Hải sản, đồ tanh: Loại thực phẩm này không còn xa lạ với nhiều bạn khi hải sản dễ gây ra tình trạng dị ứng cho vết thương hở. Nếu bạn không muốn gặp phải tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Vậy hãy tạm kiêng cữ hải sản sau khi nâng mũi nhé.
Thực phẩm gây mưng mủ
- Đồ nếp (xôi, chè, bánh,…): Những món ăn được chế biến từ gạo nếp đều gây ra tình trạng mưng mủ, sưng viêm cho vết mổ.
- Thịt gà: Giống như thịt vịt, thịt gà sẽ khiến vết thương lâu lành khi gây viêm sưng, mủ tụ vùng vết khâu nâng mũi và ảnh hưởng kết quả thẩm mỹ.
Bên cạnh thịt vịt, khách hàng cần kiêng cữ những nhóm đồ ăn gây sẹo thâm, sẹo xấu như: hải sản, thịt bò, trứng…
Chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng cách sau khi nâng mũi
Bên cạnh việc quan tâm nâng mũi xong bao lâu thì được ăn thịt vịt, bạn cũng nên tham khảo những lưu ý dưới đây trong việc xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, giúp mũi nhanh chóng hồi phục:
Về chế độ ăn uống
- Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi vì chúng chứa nhiều chất xơ và vitamin, khoáng chất, rất có lợi cho sự hồi phục vết thương và sức khỏe của bạn.
- Nên ăn những thực phẩm lợi khuẩn (sữa chua) để giúp cân bằng môi trường sinh lý của đường ruột và thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương cũng như ngăn chặn hiện tượng viêm nhiễm.
- Uống đủ nước mỗi ngày theo nhu cầu của cơ thể để tăng khả năng thải độc, giảm sưng viêm
Về chế độ sinh hoạt
- Nên nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc quá sức, đặc biệt là thời gian đầu sau phẫu thuật
- Tránh sờ nắn, va chạm vào mũi, tránh nằm sấp
- Hạn chế các hoạt động mạnh như lao động nặng, chạy bộ, chơi thể thao, đặc biệt trong 3 – 4 tuần đầu.
- Chú ý vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh để vết thương tiếp xúc với nước, bụi bẩn
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường ở vết thương.
Trên đây là những giải đáp của TARA Clinic cho câu hỏi: Nâng mũi xong bao lâu thì được ăn thịt vịt? Bên cạnh đó là những lưu ý trong quá trình chăm sóc dáng mũi tại nhà trong thời gian hậu phẫu để bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất khi quyết định nâng mũi.
Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo thông tin dưới đây:
TARA Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM
- Fanpage: https://www.facebook.com/TaraBeautyClinic632SuVanHanh/
Xem thêm:
Nâng mũi mau lành: https://taraclinic.vn/nang-mui-mau-lanh-eras-5i/
Nâng mũi cấu trúc : https://taraclinic.vn/nang-mui-cau-truc/
Nâng mũi sống surgiform : https://taraclinic.vn/nang-mui-song-surgiform
Nâng mũi sụn sườn : https://taraclinic.vn/nang-mui-sun-suon/
Nâng mũi sụn tự thân : https://taraclinic.vn/nang-mui-sun-tu-than
Giá sửa mũi hỏng : https://taraclinic.vn/gia-sua-mui-hong
Căng da mặt: https://taraclinic.vn/phau-thuat-cang-da-mat-dep/
Cắt da thừa mí mắt: https://taraclinic.vn/cat-da-thua-mi-mat/