Nội dung trong bài, TARA Clinic sẽ giải đáp chi tiết đến bạn về vấn đề: Nâng mũi bằng sụn tai thường bị những biến chứng nào? Nguyên nhân cũng như cách khắc phục. Bạn xem nhé.
- Xem thêm: Nâng mũi bằng sụn tai có đẹp không?
- Xem thêm: 7 lưu ý quan trọng trước khi nâng mũi
Sụn tai là chất liệu sụn tự thân được lấy từ vành tai của khách hàng, thường được bác sĩ sử dụng trong nâng mũi nhờ đặc tính mềm, dễ uốn cũng như tương thích tuyệt đối với cơ thể. Chính vì vậy, khi so sánh sụn tự thân nói chung và sụn tai nói riêng với các loại sụn nhân tạo thì sử dụng sụn tai sẽ ít gặp phải tình trạng biến chứng hơn, đồng thời tạo ra được dáng mũi cong mềm tự nhiên. Nhưng điều này chỉ đúng với việc khách hàng được thực hiện bởi bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm và chuyên môn lâu năm trong nghề, cũng toàn bộ quy trình nâng mũi đáp ứng chuẩn Y khoa.
Trong bài viết này, TARA Clinic sẽ tổng hợp những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy đến nếu không được phẫu thuật đúng cách, an toàn, giúp bạn giải đáp được vấn đề: Nâng mũi bằng sụn tai thường bị những biến chứng nào? Bạn theo dõi nhé.
Nội Dung Bài Viết
Nâng mũi bằng sụn tai thường bị những biến chứng nào?
Mũi bị co rút
Đây là một trong những biến chứng thường gặp khi nâng mũi bằng sụn tự thân như: sụn tai, sụn sườn, sụn vách ngăn… Bởi sụn nhân tạo hầu như không bị co rút, nhưng sụn tự thân lại duy trì khả năng sống bằng nguyên tắc thẩm thấu. Do vậy, nếu mạch máu tại vùng mũi không đủ, không nuôi dưỡng được sụn hoặc do cơ địa của khách hàng thì sụn có thể bị teo đi, khiến mũi bị co rút.
Rất dễ để nhận biết loại biến chứng này, đó là vùng mũi có dấu hiệu co rút và thắt lấy phần sụn mũi, đầu mũi hếch lên. Đặc biệt, phần trụ mũi bị biến dạng khiến cho tổng thể gương mặt mất đi nét tự nhiên và hài hòa cần có.
Hình ảnh mũi bị co rút
Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ cần phải tính toán lượng sụn cũng như vị trí đặt để nhằm đảm bảo sụn được nuôi dưỡng đầy đủ, tránh tình trạng bị co rút.
Đầu mũi bị méo mó
Với câu hỏi nâng mũi bằng sụn tai thường bị những biến chứng nào? Bên cạnh tình trạng mũi bị co rút, thì đầu mũi bị méo mó là một trong những biến chứng khách hàng có thể gặp phải.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do bác sĩ thực hiện đắp quá nhiều lớp khiến sụn không hấp thụ đủ dinh dưỡng, khi đó làm đầu mũi bị méo mó.Đó cũng là lý do, khi chọn nâng mũi sụn tai, bạn cần tìm đến bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ được cấp phép, có chuyên môn giỏi để không gặp phải tình trạng này.
Dáng mũi khi vừa thực hiện nâng mũi.
Ngoàі ra, khі сó những va сhạm mạnh hoặс táс động mạnh ở mũі trong khі rửa mặt сũng là một trong những nguyên nhân khіến сho mũі сong vẹo. Đіều này gây mất thẩm mỹ сho khuôn mặt và dẫn đến tình trạng đau nhứс, đặс bіệt là làm ảnh hưởng đến сhứс năng сủa mũі. Vậy nên trong quá trình mũi đang vào form, khách hàng cần lưu tâm đến việc sinh hoạt, ăn uống, vận động theo như chỉ dẫn của bác sĩ để có được dáng mũi đẹp như ý.
Mũi bị hoại tử
Hoại tử mũi tình tình trạng vết thương bị nhiễm trùng, cơ thể không tái tạo lại được vết thương dẫn đến việc phải đào thải. Khi mũi bị hoại tử sẽ gây ra hiện tượng sưng đỏ, chảy dịch ở đầu vết thương, đau nhức và có mùi hôi,… Đây cũng là một trong những biến chứng thường gặp khi nâng mũi sụn tai.
Bên cạnh nguyên nhân do chăm sóc hậu phẫu thì còn có một nguyên nhân cơ bản khác khiến mũi bị hoại tử, đó chính quá trình làm phẫu thuật mũi sụn tai không được vô trùng và dụng cụ phẫu thuật kém chất lượng.
Do vậy, TARA Clinic luôn khuyến cáo bạn cần tránh xa các cơ sở thẩm mĩ chui, cơ sở chưa được cấp phép vì đây là những nơi chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về điều kiện phẫu thuật, và gây ra biến chứng trong và sau quá trình nâng mũi.
Đầu mũi bị tổn thương
Đầu mũi bị tổn thương cũng là một biến chứng thường gặp khi nâng mũi sụn tai. Dấu hiệu dễ nhận thấy là phẫn mũi sẽ bị sưng, đỏ mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Đầu mũi sẽ bị bóng và hơi nhức, nó tác động đến các dây thần kinh bên cạnh khiến bạn cảm thấy căng cứng và khó chịu. Trong trong hợp dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, bác sĩ buộc phải tiến hành tháo sụn để loại bỏ các ổ viêm nhiễm, khiến cho mũi bị biến dạng thay vì trở về hình dạng như ban đầu.
Sẹo xấu ở tai
Để thực hiện nâng mũi bằng sụn tai, bác sĩ sẽ tạo đường rạch da nhỏ khoảng 2-3 cm ở hốc tai hoặc sau tai để bóc tách 1 phần sụn nhỏ vừa đủ nhằm ghép vào đầu mũi. Sau khi lấy xong, bác sĩ sẽ khâu vết mổ lại bằng chỉ chuyên dụng đảm bảo tính thẩm mỹ và không để lại sẹo, đồng thời dáng mũi có được đường cong rất mềm mại và tự nhiên như ý.
Tuy nhiên, trong trường hợp cơ địa của khách hàng dễ hình thành sẹo, hoặc thao tác rạch mô lấy sụn không đảm bảo thì có thể để lại sẹo xấu. Hoặc kỹ thuật lấy sụn tai không đúng có thể gây biến dạng tai co rút hoặc mất khung nâng đỡ để có thể đeo kính hoặc đeo khẩu trang.
Bên cạnh đó, với khách hàng có cơ địa gây sẹo lồi thì phần tai có thể hình thành sẹo xấu về sau. Do vậy, trước thực hiện, bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ phẫu thuật để chọn được phương án nâng mũi tốt nhé.
TARA Clinic – Địa chỉ nâng mũi sụn tai uy tín
TARA Clinic là cơ sở thẩm mỹ đạt chuẩn được Sở Y Tế cấp giấy phép hoạt động theo số hiệu 06820/HCM-GPHĐ, nằm trong Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023).
Đặc biệt, bác sĩ Trang với hơn 19 năm kinh nghiệm Y khoa, hơn 19 năm kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ, giảng viên bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ tại Đại học Y dược TP.HCM, đồng thời là giám đốc chuyên môn của TARA Clinic sẽ trực tiếp tư vấn, thực hiện phẫu thuật nâng mũi bằng sụn tai cho khách hàng với 6 bước đạt chuẩn y khoa như sau:
- Bước 1: Tư vấn với Bác sĩ phẫu thuật lựa chọn vật liệu và dáng mũi phù hợp.
- Bước 2: Xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ tổng quát trước khi nâng mũi do đây là phương pháp có sử dụng gây mê/ gây tê.
- Bước 3: Tẩy trang, cắt lông mũi, sát khuẩn vùng mũi.
- Bước 4: Tiến hành phẫu thuật. Để thực hiện nâng mũi bằng sụn tai, bác sĩ sẽ tiến hành lấy từ 1,5 – 2,5 cm sụn vành tai mà không làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ hay chức năng của tai. Do đặc tính co ngót một phần nhỏ, vậy nên bác sĩ sẽ tiên lượng trước để tạo độ cao cho phù hợp để sau khi ngót đi kết quả cũng không ảnh hưởng.
- Bước 5: Xem dáng mũi ngay sau phẫu thuật.
- Bước 6: Chăm sóc hậu phẫu.
Hình ảnh Trước – Sau của khách hàng khi thực hiện nâng mũi bằng sụn tai.
Trên đây là những giải đáp của TARA Clinic về câu hỏi: Nâng mũi bằng sụn tai thường bị những biến chứng nào? Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết, cũng như giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp nâng mũi này.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ đến TARA Clinic theo thông tin dưới đây:
TARA Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM

Tiến sĩ Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang
Chứng chỉ hành nghề Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ số 0011441/BYTCCHN –
Do Bộ Y Tế cấp ngày 16/12/2013
Hơn 19 năm kinh nghiệm Y khoa, hơn 19 năm kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ và là giảng viên Bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ, Đại học Y dược TP.HCM
Kinh nghiệm hơn 15.000 ca phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt: thẩm mỹ mũi, cắt mắt, độn cằm và phẫu thuật trẻ hoá như căng da, cắt da thừa, tiêm trẻ hoá.
Từng tham gia công tác tại khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ BV Đại học Y Dược TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Hàm mặt BV Răng hàm mặt TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ BV Chợ Rẫy.
Giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic – PK Thẩm mỹ đạt Top 3 Kiểm định chất lượng Sở Y Tế TPHCM 2023