TaraClinic

Hướng dẫn vệ sinh môi sau phẫu thuật đúng cách

Việc vệ sinh môi sau phẫu thuật cần được thực hiện nghiêm ngặt, bởi so với nâng mũi hay cắt mí thì phần môi có phần nhạy cảm hơn, do quá trình tiếp xúc với thức ăn hay nước liên tục. Bài viết này, TARA Beauty Clinic sẽ hướng dẫn bạn thực hiện vệ sinh môi, cũng như chăm sóc dáng môi trong thời gian hậu phẫu đúng cách. Cùng theo dõi nhé.

Bất kỳ một ca phẫu thuật thẩm mỹ nào thì chế độ hậu phẫu, đặc biệt là việc vệ sinh vết thương trong thời gian chưa cắt chỉ sẽ đặc biệt quan trọng, đóng yếu tố then chốt đến quá trình lành thương. Và phẫu thuật tạo hình môi cũng như vậy!

Nếu bạn đang có ý định phẫu thuật tạo hình môi nhưng lo lắng về cách thức vệ sinh, chăm sóc dáng môi tại nhà sẽ gặp khó khăn. Vậy đừng bỏ qua bài viết này nhé. 

Nội dung trong bài, TARA Beauty Clinic sẽ giúp bạn hiểu rõ về mức độ xâm lấn do phẫu thuật tạo hình môi gây ra, thời gian lành thương lý tưởng và hướng dẫn vệ sinh môi sau phẫu thuật đúng cách để bạn dễ dàng tham khảo. 

Phẫu thuật môi gây vết thương như thế nào?

Với những ca phẫu thuật tạo hình môi như: môi trái tim, môi cười, môi cherry, môi tây… đều sẽ tạo ra những tổn thương mô nhất định. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ lượng niêm mạc và cơ vòng ở chính giữa đẻ tạo dáng môi như mong muốn, và đạt được sự hài hòa, giúp gương mặt trông xinh đẹp, thu hút hơn. Quá trình tạo hình hoàn tất, bác sĩ đóng kín vết mổ bằng chỉ khâu thẩm mỹ.

Hướng dẫn vệ sinh môi sau phẫu thuật đúng cách

Vết thương do phẫu thuật môi gây ra.

Với độ xâm lấn này, sẽ cần mất 7-10 ngày vết khâu sẽ khô để bác sĩ tiến hành cắt chỉ. Chính vì vậy, tuần đầu tiên sẽ là thời gian đặc biệt quan trọng, và bạn cần đảm bảo sẽ vệ sinh môi sau phẫu thuật đúng cách để tránh tình trạng viêm nhiễm do nước hay thức ăn dính vào vết thương – bác sĩ Trang, giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic cho biết thêm.

Hướng dẫn vệ sinh môi sau phẫu thuật đúng cách

Trong thời gian chưa cắt chỉ

Những ngày đầu sau phẫu thuật, bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng môi bằng nước muối sinh lý mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng, tối để tránh nhiễm khuẩn. Sau mỗi bữa ăn, hoặc sau khi uống nước, bạn cần làm sạch môi theo các bước sau:

  • Bước 1: Dùng tăm bông sạch hoặc khăn mềm sạch để lau một lần trên bề mặt môi để loại bỏ dịch mô còn sót, bụi bẩn cũng như dầu thừa, thức ăn, nước uống dính trên môi.
  • Bước 2: Thấm nước muối sinh lý vào khăn mềm hoặc tăm bông và lau nhẹ trên môi đến khi sạch. Sau đó, sử dụng một cái khăn sạch khác để thấm nước ấm, sau đó vắt kiệt nước rồi lau nhẹ nhàng trên môi.
  • Bước 3: Dùng tăm bông khô hoặc khăn mềm sạch thấm hết nước đọng trên môi là hoàn tất.

Ngoài ra, trong giai đoạn 1-3 ngày đầu có thể bị sưng nhẹ, đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể nên bạn không cần quá lo lắng. Lúc này, để giảm sưng bạn nên tích cực chườm mát bằng gel chườm lạnh quanh vùng môi 2 – 3 lần/ngày. Sau khi môi bớt sưng, bạn có thể chuyển qua chườm nóng để làm tan các vùng bầm tím do phẫu thuật gây ra. Từ 5-7 ngày tiếp theo, vết thương sẽ khô lại và bạn có thể tiến hành cắt chỉ.  

Trong thời gian này, bạn nên ăn thức ăn mềm, hạn chế cười nói kẻo ảnh hưởng đến vết thương đang trong quá trình hồi phục.

Sau khi cắt chỉ

Bạn có thể ăn để môi dính nước mà không cần phải kiêng cữ. Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo việc làm sạch, cũng như hạn chế hoạt động cười nói quá nhiều, ăn các đồ ăn cứng trong tháng đầu tiên, để đảm bảo dáng môi được hoàn thiện và đẹp nhất.

Hướng dẫn vệ sinh môi sau phẫu thuật đúng cách

Cần đảm bảo việc làm sạch môi, đồng thời không để nước hoặc thức ăn dính trên bề mặt.

Lưu ý về chế độ ăn uống sau phẫu thuật tạo hình môi

Chăm sóc môi sau phẫu thuật thẩm mỹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống để sẽ đủ dưỡng chất, tăng sức đề kháng cho cơ thể giúp vết thương nhanh lành hơn.

Nên ăn 

  • Rau củ quả: Súp lơ xanh, bắp cải, cà rốt,… là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C giúp vết thương nhanh lành, giảm sưng đau.
  • Chất béo không bão hòa: Dầu dừa, dầu oliu, hướng dương… là những chất béo thực vật giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ vitamin diễn ra nhanh hơn. Đồng thời tăng miễn dịch ngăn ngừa nhiễm trùng, sưng mủ.
  • Thịt lợn nạc: Loại thực phẩm chứa nhiều protein giúp bổ sung dưỡng chất rất phù hợp để bồi bổ cơ thể sau phẫu thuật thẩm mỹ môi.
  • Ngũ cốc: Đậu đỗ, lúa mạch nguyên hạt cũng chứa 1 lượng lớn protein, carbohydrate, vitamin, chất xơ giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, tránh bị suy nhược ở một số trường hợp.
  • Uống đủ nước   

Nhóm thực phẩm cần kiêng ăn 

Để giúp môi nhanh lành, cũng như tránh bị tình trạng sẹo xấu, trong 30 ngày đầu sau phẫu thuật bạn nên kiêng cữ những loại thực phẩm sau. 

  • Thịt bò, gà: Thịt bò chứa 1 lượng protein rất lớn nên khi ăn sẽ làm sản sinh quá mức collagen tại vùng môi khiến môi bị xỉn màu, hoặc gây sẹo. Thịt gà khiến vết thương sưng lâu, ngứa ngáy khó chịu hơn.
  • Rau muống: Đây là loại thực phẩm rất dễ gây sẹo lồi nên chị em cần tránh ăn thời gian đầu sau phẫu thuật môi. 
  • Hải sản, trứng: Là những thực phẩm chứa chất tanh ảnh hưởng đến quá trình ăn da non của môi khiến vùng này bị ngứa, thậm chí kích ứng. 
  • Đồ nếp: Xôi, bánh chưng, bánh nếp… có tính nóng khiến vết thương sưng tấy lâu lành thậm chí mưng mủ.
  • Đồ uống chứa cồn: Rượu, bia, nước có ga… cũng nên hạn chế sử dụng thời gian đầu sau thẩm mỹ môi. 

Trên đây là những hướng dẫn vệ sinh môi sau phẫu thuật, đi cùng đó là các lưu ý trong việc lựa chọn thực đơn ăn uống để dáng môi được tạo hình như ý.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần trợ giúp, bạn vui lòng liên hệ đến TARA Beauty Clinic theo thông tin dưới đây:

TARA Beauty Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)

  • Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
  • Số điện thoại: +84.768.632.632 
  • Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
  • Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM
Bài viết liên quan
Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *