TaraClinic

Cảnh báo: Các bệnh không được nâng mũi bạn cần biết

Cùng TARA Clinic tìm hiểu cụ thể về các bệnh không được nâng mũi để tránh những biến chứng, cũng như hậu quả không may xảy đến khi phẫu thuật nhé.

Nâng mũi là phương pháp phẫu thuật sử dụng các loại vật liệu cấy ghép khác nhau để tạo hình lại cấu trúc mũi còn khiếm khuyết, từ đó tạo ra chiếc mũi mới có đầy đủ đặc điểm như cao, thẳng, thon dài phù hợp với gương mặt. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng thuốc gây mê, gây tê cũng như các loại kháng sinh, kháng viêm sau khi phẫu thuật. Cũng vì tính đặc thù của những loại thuốc này mà sẽ có các bệnh không được nâng mũi để tránh những biến chứng xảy đến trong quá trình phẫu thuật. Cụ thể đó là gì? Bạn cùng TARA Clinic tìm hiểu chi tiết nhé.

Khuyến cáo 7 loại bệnh không được nâng mũi 

Bệnh tim mạch 

Tim mạch là một trong các bệnh không được nâng mũi mà bạn cần phải biết. Bởi nếu người mắc bệnh này tiến hành phẫu thuật nâng mũi sẽ dễ xảy ra các nguy cơ sốc phản vệ, thậm chí dẫn đến ngưng tim. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.  

Bệnh tiểu đường 

Nguy hiểm không kém bệnh tim mạch chính là tình trạng bệnh tiểu đường. Và các bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ luôn khuyến cáo tiểu đường là một trong các loại bệnh không được nâng mũi, bởi những bệnh nhân này thường gặp phải tình trạng máu khó đông. Cho dù các cơ sở thẩm mĩ uy tín hiện nay đều áp dụng các công nghệ làm đẹp tiên tiến, hạn chế tình trạng chảy máu nhưng không ai dám đảm bảo tuyệt đối về tính an toàn trong phẫu thuật nâng mũi đối với bệnh nhân tiểu đường. 

Các bệnh không được nâng mũi

Tiểu đường là một trong các bệnh không được nâng mũi.

Bệnh huyết áp 

Người bị huyết áp không nên nâng mũi vì khả năng xảy ra rủi ro khi phẫu thuật cao hơn nhiêu so với người bình thường. Không chỉ riêng nâng mũi, người bị bệnh huyết áp cũng không được chỉ định bất kỳ dịch vụ thẩm mĩ nào vì tình trạng huyết áp cao, dễ gây trở ngại hoặc biến chứng không đáng có trong quá trình phẫu thuật. 

Trong một số ít trường hợp bị huyết áp thể nhẹ, hoặc bệnh lý đã ổn định sẽ được bác sĩ cân nhắc thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, người bệnh phải được kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng và được sự đồng ý, theo dõi của bác sĩ trong suốt quá trình nâng mũi.  

Bệnh máu khó đông

Cũng giống như các trường hợp trên, máu khó đông là một trong các bệnh không được nâng mũi mà bạn cần lưu tâm. Bởi trong quá trình phẫu thuật, người bệnh rất dễ bị mất máu và có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Đó cũng là lí do trước khi thực hiện bất kì một ca phẫu thuật nâng mũi nào, các khách hàng của TARA Clinic đều được kiểm tra sức khỏe tổng quát cũng như các thông tin về tình trạng đông máu. Chỉ khi mọi chỉ số đều nằm trong sự cho phép, khách hàng mới được tiến hành phẫu thuật làm đẹp.

Người bị mắc các bệnh về truyền nhiễm

Những người mắc bệnh truyền nhiễm như HIV, AIDS nằm trong danh sách cảnh báo về các bệnh không được nâng mũi. Với những trường hợp này, hệ miễn dịch rất yếu ớt khiến việc nâng mũi có can thiệp phẫu thuật ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đồng thời, trong quá trình thực hiện phẫu thuật, nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh là rất lớn. Vì vậy, trước khi nâng mũi, khách hàng bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm máu để đảm bảo sức khỏe ổn định, không mắc các bệnh truyền nhiễm.

Phụ nữ đang có bầu hoặc cho con bú

Phụ nữ đang cho con bú hoặc sau sinh con trên 6 tháng đều thuộc những trường hợp các bệnh không được nâng mũi. Bởi trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê hoặc thuốc gây mê để làm mất đi cảm giác đau, khó chịu. Sau khi hoàn tất phẫu thuật, khách hàng sẽ sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau kê đơn. Tuy nhiên, các loại thuốc này có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi và sữa mẹ. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, tốt, các bà mẹ sau sinh chỉ nên nâng mũi khi đã cai sữa cho con hoàn toàn. 

Các bệnh không được nâng mũi

Các loại thuốc gây mê, gây tê, thuốc kháng viêm… được sử dụng trong nâng mũi đều có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện phẫu thuật nâng mũi trong thời kì mang thai và cho con bú.

Phụ nữ đang có kinh nguyệt

Tuy không nằm trong danh sách các bệnh không được nâng mũi, nhưng các bác sĩ vẫn khuyến cáo nếu phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt nên lùi lịch phẫu thuật. Bởi trong những ngày đèn đỏ, nội tiết tố của chị em không ổn định, lượng máu tiết ra nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Tâm trạng thay đổi, dễ nổi cáu do các cơn đau co bóp tử cung để tống máu ra ngoài. Việc nâng mũi trong thời gian này khiến sức khỏe suy giảm nghiêm trọng, đồng thời vết thương sẽ lâu lành và sưng bầm kéo dài hơn so với bình thường.

Dưới 18 tuổi có được nâng mũi không?

Thực tế, không chỉ trong phẫu thuật nâng mũi mà ở tất cả các loại hình thẩm mĩ có xâm lấn và sử dụng các chất liệu độn hiện nay như: nâng ngực, nâng mông… đều được bác sĩ phẫu nhận định: khi chưa đủ 18 tuổi chống sẽ chống chỉ định nâng mũi và tất cả các ca phẫu thuật thẩm mĩ khác. Bởi vì, cơ thể lúc này vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh và cấu trúc mũi vẫn đang tiếp tục thay đổi. Sức đề kháng vẫn còn yếu nên khó thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng về mặt thể chất do tác động dao kéo.

Những ai có thể nâng mũi?

Nếu bạn có dáng mũi thấp tẹt, cánh mũi to, sống mũi gãy, mũi gồ, mũi co rút, mũi khoằm, mũi gãy, mũi thẳng… làm ảnh hưởng trực tiếp đến tổng thể của gương mặt đều có thể thực hiện nâng mũi. Tuy nhiên, bạn cần đáp ứng các tiêu chí về độ tuổi, sức khỏe như đã đề cập tại phần đầu của bài viết này.   

Các bệnh không được nâng mũi

Một trong những khách hàng thực hiện nâng mũi tại TARA Clinic

Lưu ý quan trọng khi phẫu thuật nâng mũi

Để giảm thiểu những nhược điểm gặp phải khi chọn phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi, bạn nên lưu ý tới những điều sau: 

Nghiên cứu dáng mũi

Như đã đề cập trong bài viết, một chiếc mũi đẹp phải góp phần phù hợp với tổng thể gương mặt. Chính vì vậy, bạn hãy nghe tư vấn và cùng bác sĩ nghiên cứu xem kiểu mũi nào phù hợp với gương mặt của mình nhé.  

Tìm hiểu những phương pháp nâng mũi phù hợp

Có thể bạn đã nghe rất nhiều quảng cáo về những kỹ thuật nâng mũi như: nâng mũi S-line, L-line, nâng mũi Hàn Quốc… Tất cả những tên gọi đó đều thuộc phương pháp nâng mũi đặt sống với hai chất liệu sử dụng là vật liệu nhân tạo và vật liệu tự thân. 

Bạn nên nghe tư vấn về ưu và nhược điểm của mỗi loại chất liệu để chọn lựa kỹ thuật và chất liệu nâng mũi phù hợp với nhu cầu của bản thân nhé.  

Tìm hiểu bác sĩ, cơ sở thẩm mỹ uy tín

Bác sĩ Thảo Trang – giám đốc chuyên môn tại TARA Clinic cho biết: Luôn có một tỉ lệ nhỏ về trường hợp cơ địa của khách hàng dị ứng với vật liệu nhân tạo. Tuy nhiên, không có cách nào đoán trước cho đến khi đặt vào chính cơ thể của bạn. Và một khi xảy ra tình trạng dị ứng chất liệu thì phương án hiệu quả là lấy bỏ chất liệu. 

nâng mũi cấu trúc Surgiform

Bác sĩ Thảo Trang trực tiếp thực hiện phẫu thuật nâng mũi cho khách hàng tại TARA Clinic. 

Với kinh nghiệm hơn 10.000 ca phẫu thuật nâng mũi, Bác sĩ Thảo Trang ghi nhận các nghề nghiệp liên quan đến hoá chất như thợ nail, thợ tóc, thợ nhuộm, hoá chất … sẽ có nguy cơ chậm lành thương và viêm lâu hơn các ngành nghề khác. Và chỉ khi tìm đến đúng cơ sở thẩm mĩ uy tín, gặp được bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ có tâm và có tầm, bạn sẽ tránh được những biến chứng không may trong quá trình phẫu thuật, cũng như có được dáng mũi ưng ý.

Chuẩn bị sức khỏe, tâm lí tốt

Bạn đừng nghĩ rằng ai cũng có thể làm phẫu thuật nâng mũi vì có nhiều cơ thể không thích ứng với việc này. Do vậy, bạn cần kê khai chính xác tình trạng sức khỏe của mình, và thực hiện đầy đủ hướng dẫn kiểm tra sức khỏe. Nếu tất cả điều kiện được đáp ứng, bác sĩ mới có thể thực hiện phẫu thuật.

Trên đây là thông tin về các bệnh không được nâng mũi được các bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ khuyến cáo. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn trong hành trình thay đổi diện mạo của bản thân.

Nếu bạn có bất kỳ thông tin nào cần giải đáp, bạn hãy liên hệ đến TARA Clinic qua thông tin sau: 

TARA Clinic

  • Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP.HCM 
  • Hotline: 0901 08 33 88 – 0768 632 632 
  • Fanpage: https://www.facebook.com/Tarabeautyclinic.vienthammytrehoa 
  • Giấy phép hoạt động do Sở Y tế cấp: 06820/HCM-GPHĐ

 

Bài viết liên quan
Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *