Trong bài viết này, TARA Clinic sẽ tổng hợp những biến chứng thường gặp khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo để bạn tham khảo. Từ đó sẽ giúp ích đến bạn có cái nhìn tổng quát hơn về thẩm mỹ mũi cũng như cách để phòng tránh biến chứng không may xảy đến.
- Xem thêm: Các trường hợp không nên nâng mũi
- Xem thêm: Tại sao mũi bị lộ sóng sau nâng mũi? Dấu hiệu nhận biết
Sự ra đời của sụn nhân tạo được xem là một trong những bước tiến lớn trong lĩnh vực thẩm mỹ mũi. Hiện nay, sụn nhân tạo có hai dạng chính là silicon và sụn sinh học. Những chất liệu này đều có độ tương thích cao với cơ thể, có tính mềm dẻo, dễ vặn xoắn để tạo ra được dáng mũi bền đẹp tự nhiên.
Một số loại sụn nhân tạo được các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đánh giá cao, và được công nhận bởi FDA cũng như Bộ Y Tế cấp phép sử dụng như: Sụn Surgifom, sụn Softxil, sụn Nanoform, sụn Megaderm…. Tuy nhiên, những loại sụn này rất dễ bị làm giả để giảm giá thành, khi đưa vào cơ thể sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho chính khách hàng. Mặt khác, dù sụn nhân tạo được sản xuất có độ mềm dẻo và đàn hồi nhưng mức độ tương thích với cơ thể vẫn chưa bằng sụn tự thân, dẫn đến xuất hiện tình trạng đào thải sụn vì tình trạng dị ứng với chất liệu.
Vì những lý do chủ quan và khách quan được đề cập ở trên, dưới đây là những biến chứng thường gặp khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo để bạn hiểu rõ và phòng tránh. Nếu bạn đang có ý định nâng mũi, đừng bỏ lỡ bài viết này.
Nội Dung Bài Viết
Những biến chứng thường gặp khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo
Sóng mũi và đầu mũi bị mỏng da
Mỏng da là loại biến chứng thường gặp khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo. Tình trạng này thường xuất hiện sau khi nâng mũi trên một năm. Nguyên nhân mỏng da phần lớn đến từ chính kỹ thuật của người thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ và chất lượng của loại sụn đã chọn. Cụ thể:
- Để sụn nhân tạo quá dài so với dáng mũi dẫn đến hiện tượng đầu mũi bị kéo căng, bóng đỏ. Theo thời gian, phần sụn nhân tạo sẽ bị tụt xuống phần đầu mũi, khiến cho phần da tại khu vực này bị dãn ra và mỏng dần.
- Chất liệu sụn quá cứng khiến cho dáng mũi thô, không tự nhiên. Sau một thời gian, sụn sẽ gây bào mòn khiến cho sóng mũi và đầu mũi bị mỏng da.
Mũi bị bóng đỏ, mỏng da gây nên tình trạng lộ sóng sau phẫu thuật.
Để xử lý tình trạng này, bác sĩ sẽ chọn chất liệu sụn sinh học như Megaderm hoặc sụn tự thân để làm lại phần sóng mũi. Vật liệu sinh học sẽ có độ tương thích với cơ thể cao hơn, giúp làm đầy phần da và tránh được tình trạng bóng đỏ, lộ sóng.
Mũi bị xơ cứng, vôi hóa
Mũi bị vôi hóa hoặc xơ cứng sẽ xuất hiện ra những khối u cứng nơi sóng mũi. Loại biến chứng này thường gặp khi nâng mũi bằng vật liệu silicon nên dễ hình thành bao xơ xung quanh.
Khi gặp phải tình trạng này, khách hàng sẽ cảm thấy ngứa và khó chịu tại vùng da bị vôi hóa. Ngoài ra, phần sóng mũi sẽ bị gồ ghề so với bề mặt da, dáng mũi bị lệch vẹo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ của dáng mũi.
Nguyên nhân gặp phải tình trạng này đến từ chính hạn chế của sụn nhân tạo. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, hiện tượng vôi hóa sẽ tỉ lệ thuận với thời gian vì đặc tính vốn có của silicon. Do đó, nhiều khách hàng tìm đến sụn sinh học hoặc sụn tự thân để tránh gặp phải loại biến chứng này.
Mũi bị xơ cứng
Để khắc phục tình trạng vôi hóa, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ sụn silicon cũ cũng bao xơ xung quanh và lựa chọn chất liệu trung bì mỡ tự thân để thay thế cho miếng độn.
Nếu tình trạng vôi hóa, xơ cứng nhẹ mà lượng mô da vẫn còn phù hợp để nâng đỡ. Bác sĩ sẽ thay thế miếng độn silicon bằng miếng ghép từ sụn sườn để làm lại phần sóng mũi, đồng thời kết hợp thêm mô da sinh học Megaderm để tạo thành lớp đệm giữa sụn nâng mũi và da mũi nhằm tránh nguy cơ da bị bào mòn về sau.
Lệch vách ngăn
Đây là một trong những biến chứng thường gặp khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo mà nhiều khách hàng gặp phải. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường đến từ việc nâng sóng mũi quá cao so với sức chịu lực của vách ngăn, hoặc do vách ngăn của khách hàng bị mỏng ngay từ ban đầu.
Để xử lý tình trạng này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để mở cấu trúc mũi nhằm chỉnh sửa lại phần vách ngăn đã bị vẹo lệch, sau đó tiến hành dựng lại trụ và tạo hình lại đầu mũi nhằm xử lý triệt để những biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật.
Trên đây là 4 biến chứng thường gặp khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo mà khách hàng gặp phải. Để giảm thiểu những vấn đề này, chất lượng sụn cùng tay nghề của bác sĩ thực hiện là hai yếu tố quan trọng giúp bạn tránh khỏi những biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật. Bạn hãy tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín, được cấp phép hoạt động và bác sĩ phẫu thuật phải là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ mũi. Đừng vì những lời quảng cáo nâng mũi giá rẻ để khiến bản thân rơi vào tình trạng “tiền mất, tật mang” nhé.
TARA Clinic chúc bạn sẽ có được dáng mũi đẹp như ý.
TARA Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM
- Fanpage: https://www.facebook.com/TaraBeautyClinic632SuVanHanh/

Tiến sĩ Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang
Chứng chỉ hành nghề Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ số 0011441/BYTCCHN –
Do Bộ Y Tế cấp ngày 16/12/2013
Hơn 19 năm kinh nghiệm Y khoa, hơn 19 năm kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ và là giảng viên Bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ, Đại học Y dược TP.HCM
Kinh nghiệm hơn 15.000 ca phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt: thẩm mỹ mũi, cắt mắt, độn cằm và phẫu thuật trẻ hoá như căng da, cắt da thừa, tiêm trẻ hoá.
Từng tham gia công tác tại khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ BV Đại học Y Dược TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Hàm mặt BV Răng hàm mặt TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ BV Chợ Rẫy.
Giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic – PK Thẩm mỹ đạt Top 3 Kiểm định chất lượng Sở Y Tế TPHCM 2023