TaraClinic

Bác sĩ giải đáp: Nâng mũi xong có được ăn bún không? 

Trong thời gian hậu phẫu, khách hàng cần kiêng cữ những loại thức ăn ảnh hưởng tới sự lành thương của dáng mũi. Vậy nâng mũi xong có được ăn bún không? Dưới đây sẽ là giải đáp chi tiết để bạn nắm rõ. Cùng xem nhé.

Bún là loại thực phẩm được làm từ bột gạo tẻ, có hàm lượng calories và đường thấp, dễ ăn, xuất hiện phổ biến trong thực đơn hàng ngày. Những món ăn phổ biến được kết hợp cùng bún như: bún chả, bún riêu, canh bún, bún đậu mắm tôm… trở thành món ăn được nhiều người ưa thích. 

Tuy nhiên, để làm ra được những sợi bún, gạo phải trải qua công đoạn ngâm khoảng vài ngày trước khi tiến hành xay bột, tách nước chua cho đến công đoạn ép thành sợi. Do vậy, nhiều khách hàng phân vân nâng mũi xong có được ăn bún không, liệu trong công đoạn làm bún có sản sinh hợp chất ảnh hưởng đến quá trình vào form của dáng mũi hay không?

Trong bài viêt dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết theo sự tư vấn từ bác sĩ Thảo Trang – giám đốc chuyên môn TARA Clinic để hiểu rõ.

Nâng mũi xong có được ăn bún không?

Trong thời gian chưa cắt chỉ, bên cạnh việc kiêng cữ những loại thực phẩm gây sẹo, vết thâm… khách hàng cũng cần ưu tiên lựa chọn đồ ăn có tính mềm, dễ nhai nuốt để không ảnh hưởng đến dáng mũi. 

Vậy nâng mũi xong có được ăn bún hay không? Chia sẻ về điều này, bác sĩ Trang cho biết 2 lợi ích từ bún mà khách hàng có thể bổ sung bún vào khẩu phần ăn của mình. Cụ thể:

  • Bún là thực phẩm lành tính do được làm hoàn toàn từ gạo nên không chứa những thành tố dễ gây sẹo, vết thâm hay dị ứng trong thời gian mũi phục hồi. 
  • Bún có tìm mềm, dễ nhai nuốt nên cơ hàm không cần phải hoạt động nhiều, không gây ảnh hưởng đến cấu trúc mũi. 

Bác sĩ giải đáp: Nâng mũi xong có được ăn bún không? 

Nâng mũi xong, bạn hoàn toàn có thể đưa bún vào khẩu phần ăn của mình.

Lưu ý khi ăn bún sau khi nâng mũi

Dù là thực phẩm tương đối lành tính, nhưng khi ăn bún trong thời gian hậu phẫu, bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Bản thân bún không chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng nên cần dùng chung với các loại rau củ, thịt xương để được cân bằng dưỡng chất có lợi. 
  • Bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trong khoảng 2-3 ngày để bột nở ra, trong quá trình đó tinh bột sẽ bị lên men và tạo ra vị chua. Việc ăn nhiều bún có thể gây ra đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và gây hại cho dạ dày của những người đang mắc bệnh về tiêu hóa. Do vậy, dù bạn có yêu thích món bún nhưng không nên lạm dụng nó quá nhiều để đưa vào khẩu phần ăn của mình.
  • Không chấm bún bằng các loại nước chấm quá mặn hoặc quá cay: Nếu ăn bún không thì bạn cũng cần chú ý không nên chấm bún với các loại nước chấm quá mặn, quá cay,… để không làm ảnh hưởng đến mũi và khả năng hồi phục vết thương.
  • Không ăn bún chung với các loại thực phẩm gây sẹo, vết thâm như: hải sản, thịt bò, rau muốn, cua, trứng, mắm tôm… 

Bác sĩ giải đáp: Nâng mũi xong có được ăn bún không? 

Không nên ăn bún bò, bún riêu, bún hải sản, bún đậu mắm tôm vì chứa những loại thực phẩm gây sẹo, vết thâm cho viết thương hở.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng cách sau khi nâng mũi

Bên cạnh việc quan tâm nâng mũi xong có được ăn bún không, bạn cũng nên tham khảo những lưu ý dưới đây trong việc xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, giúp mũi nhanh chóng hồi phục: 

Về chế độ ăn uống

  • Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi vì chúng chứa nhiều chất xơ và vitamin, khoáng chất, rất có lợi cho sự hồi phục vết thương và sức khỏe của bạn.
  • Nên ăn những thực phẩm lợi khuẩn (sữa chua) để giúp cân bằng môi trường sinh lý của đường ruột và thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương cũng như ngăn chặn hiện tượng viêm nhiễm. 
  • Uống đủ nước mỗi ngày theo nhu cầu của cơ thể để tăng khả năng thải độc, giảm sưng viêm

 Về chế độ sinh hoạt

  • Nên nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc quá sức, đặc biệt là thời gian đầu sau phẫu thuật
  • Tránh sờ nắn, va chạm vào mũi, tránh nằm sấp
  • Hạn chế các hoạt động mạnh như lao động nặng, chạy bộ, chơi thể thao, đặc biệt trong 3 – 4 tuần đầu. 
  • Chú ý vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh để vết thương tiếp xúc với nước, bụi bẩn
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường ở vết thương.

Trên đây là những giải đáp của TARA Clinic cho câu hỏi: Nâng mũi xong có được ăn bún không? Bên cạnh đó là những lưu ý trong quá trình chăm sóc dáng mũi tại nhà trong thời gian hậu phẫu để bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất khi quyết định nâng mũi.

Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo thông tin dưới đây:

TARA Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)

  • Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
  • Số điện thoại: +84.768.632.632 
  • Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
  • Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM
  • Fanpage: https://www.facebook.com/TaraBeautyClinic632SuVanHanh/

Xem thêm bài viết:

Nâng mũi cấu trúc : https://taraclinic.vn/nang-mui-cau-truc/

Nâng mũi sống surgiform : https://taraclinic.vn/nang-mui-song-surgiform

Nâng mũi sụn sườn : https://taraclinic.vn/nang-mui-sun-suon/

Nâng mũi sụn tự thân : https://taraclinic.vn/nang-mui-sun-tu-than

Giá sửa mũi hỏng : https://taraclinic.vn/gia-sua-mui-hong

Căng da mặt: https://taraclinic.vn/phau-thuat-cang-da-mat-dep/

Cắt da thừa mí mắt: https://taraclinic.vn/cat-da-thua-mi-mat/

Bài viết liên quan
Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *