Trong những nội dung trước, TARA Clinic đã đề cập nhiều về biến chứng mũi bị lộ sóng. Vậy, khi bị lộ sóng mũi sau nâng phải làm gì? Nội dung trong bài sẽ hướng dẫn chi tiết đến bạn về cách thức cũng như hướng xử lý cho loại biến chứng này. Cùng xem nhé.
- Xem thêm: Những biến chứng thường gặp khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo
- Xem thêm: Mũi bị sưng to sau khi tháo nẹp có nguy hiểm không?
Nhận định về tình trạng bị lộ sóng mũi sau nâng, bác sĩ Thảo Trang – giám đốc chuyên môn TARA Clinic cho biết: Có nhiều khách hàng tìm đến TARA và xin tư vấn về việc nhìn thấy rõ phần sụn nhân tạo ở đầu mũi sau 2-3 năm kể từ thời điểm nâng mũi tại cơ sở thẩm mỹ trước đó. Điều này khiến khách hàng cảm thấy mất tự tin vì dáng mũi lộ ra dấu hiệu thẩm mỹ, thậm chí lo lắng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe về sau.
Từ câu chuyện của khách hàng đã tìm đến, TARA Clinic sẽ giúp bạn hiểu rõ về tình trạng bị lộ sóng mũi sau nâng cũng như các bước tiếp theo cần xử lý. Cùng xem nhé.
Nội Dung Bài Viết
Nguyên nhân bị lộ sóng mũi sau nâng
Thông thường, tình trạng bị lộ sóng mũi sau nâng đến từ việc nâng mũi quá cao khi bác sĩ thiết kế sụn nhân tạo không phù hợp với tỉ lệ của sóng mũi. Khi đó, sẽ khiến da mũi phải giãn căng quá mức để bọc lên miếng độn, mạch máu bị chèn ép và theo thời gian da mũi bị bào mỏng và gây ra tình trạng bóng đỏ, lộ sóng mũi sau nâng. Đó cũng là lý do sau một thời gian từ 2-3 năm khách hàng mới gặp phải tình trạng này dù thời gian đầu dáng mũi hoàn toàn ổn định.
Tình trạng bị lộ sóng mũi sau nâng
Còn xét về bản chất dẫn đế tình trạng bị lộ sóng sau mũi nâng, nguyên nhân sẽ đến từ 3 lý do sau:
Chất liệu sụn nhân tạo
Khi đưa bất kỳ vật liệu nào vào cơ thể, yêu cầu về tính tương thích và độ an toàn cho sức khoẻ của khách hàng là yếu tố bắt buộc. Bên cạnh việc đáp ứng nguồn gốc, xuất xứ…. Các chất liệu sụn sinh học phải được Bộ Y Tế cấp phép sử dụng, nếu không sẽ gây ra những biến chứng nguy hại cho sức khoẻ của khách hàng: nhiễm trùng mũi sau nâng, lộ sóng, lệch sóng…
Tay nghề của bác sĩ thực hiện
Khi thiết kế dáng mũi mới, bác sĩ phải cắt sửa, gọt đẽo thanh sụn nhân tạo cho phù hợp với kích thước dáng mũi mới, đồng thời tạo nên độ hài hoà của các đường nét trên gương mặt. Để làm được điều này, bác sĩ phẫu thuật đòi hỏi phải có chuyên môn giỏi và nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện các ca nâng mũi. Bởi nếu đặt chất liệu sụn không đúng quy cách, hoặc thiết kế dáng mũi quá cao sẽ khiến cho mũi bị mất tự nhiên, bị lệch vẹo và lộ sóng theo thời gian.
“Bác sĩ thực hiện phẫu thuật nâng mũi cần đánh giá các yếu tố liên quan đến cấu trúc giải phẫu và tỷ lệ mũi với tổng thể gương mặt; đồng thời, đánh giá về độ dày, đàn hồi da và xem xét những tổn thương như mụn, u bã nhờn ở dưới da. Quan trọng hơn, bác sĩ cần phải có kỹ năng giải phẫu, kinh nghiệm đánh giá sự tưới máu và lựa chọn mô ghép phù hợp để hạn chế tối đa tình trạng bị lộ sóng mũi sau nâng” – bác sĩ Thảo Trang chia sẻ thêm.
Co rút do bao xơ
Sau khi thực hiện đặt vật liệu ghép, các mô dạng sợi sẽ bắt đầu hình thành như một vỏ bao xung quanh vật liệu gọi là “pocket”. Đây là lớp vỏ bọc cố định, bảo vệ sống mũi độc lập với các mô của cơ thể sau khi đặt vào, những mô này thường ở dạng rất mềm mại. Một số người sau phẫu thuật có thể xuất hiện tình trạng tăng sinh quá mức, giảm quá trình tổ chức hóa của mô sợi quanh vật liệu ghép tạo thành bao xơ, mô sẹo cứng và tạo nên co thắt bao xơ sau nâng mũi, có thể gây đau đớn, biến dạng sống mũi và gây ra tình trạng lộ sóng sau nâng mũi.
Bị lộ sóng mũi sau nâng phải làm gì?
Tái phẫu thuật là biện pháp cần thiết để cải thiện dáng mũi khi đã có biến chứng xảy ra. Để xử lý tình trạng bị lộ sóng mũi sau nâng, bác sĩ sẽ rút sụn mũi cũ. Sau một thời gian, mũi ổn định sẽ sửa lại. Khi tái phẫu thuật mũi lộ sóng, phải làm lại mũi cấu trúc sử dụng sụn tự thân (sụn vách ngăn, sụn sườn hoặc sụn tai) mới đạt hiệu quả, không xảy ra biến chứng lộ sóng về sau. Nếu chủ quan mà bỏ qua tình trạng này, về lâu dài có thể khiến mũi bị co rút, thậm chí miếng sụn còn gây thủng đầu mũi và hoại tử da, khiến việc khắc phục sẽ khó khăn hơn.
Việc tái phẫu thuật sẽ khó khăn hơn so với lần đầu thực hiện nâng mũi, vậy nên bạn hãy tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín và được phẫu thuật bởi bác sĩ có tầm, có tâm trong nghề. Chỉ như vậy, bạn sẽ giảm thiểu tối đa những biến chứng có thể gặp khi phẫu thuật nâng mũi như tình trạng mũi bị lộ sóng được đề cập trong bài viết này, đồng thời có được dáng mũi mới đẹp như ý và tôn lên các đường nét xinh đẹp của gương mặt.
Trên đây là những giải đáp của TARA Clinic về vấn đề: Bị lộ sóng mũi sau nâng phải làm gì? Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích và hiểu rõ một cách toàn diện về loại biến chứng này cũng như hướng xử lý khi gặp phải.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, hoặc cần được tư vấn bởi bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, bạn vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua thông tin dưới đây:
TARA Clinic – Top 3 Phòng khám thẩm mỹ (Sở Y Tế TP.HCM công nhận năm 2023)
- Địa chỉ: 632 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TP.HCM, Việt Nam.
- Số điện thoại: +84.768.632.632
- Giấy phép hoạt động: 06820/HCM-GPHĐ
- Giấy phép quảng cáo: 47/2019/XNQC-SYTTPHCM
- Fanpage: https://www.facebook.com/TaraBeautyClinic632SuVanHanh/

Tiến sĩ Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang
Chứng chỉ hành nghề Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ số 0011441/BYTCCHN –
Do Bộ Y Tế cấp ngày 16/12/2013
Hơn 19 năm kinh nghiệm Y khoa, hơn 19 năm kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ và là giảng viên Bộ môn Tạo hình Thẩm mỹ, Đại học Y dược TP.HCM
Kinh nghiệm hơn 15.000 ca phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt: thẩm mỹ mũi, cắt mắt, độn cằm và phẫu thuật trẻ hoá như căng da, cắt da thừa, tiêm trẻ hoá.
Từng tham gia công tác tại khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ BV Đại học Y Dược TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Hàm mặt BV Răng hàm mặt TPHCM, khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ BV Chợ Rẫy.
Giám đốc chuyên môn TARA Beauty Clinic – PK Thẩm mỹ đạt Top 3 Kiểm định chất lượng Sở Y Tế TPHCM 2023